Trang Văn Nghệ
|
||||||||
Tất
cả những bài vở tŕnh bày trên trang này được viết bởi hội viên và thân
hữu của Hội Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Hoà Victoria. __________________________________________________________________ |
||||||||
|
Truyện phiếm Chủ bút: Tú Cơm |
|||||||
Tiếng Anh... gốc Việt Ngày c̣n đi học, Tú tui có đọc cuốn Trước Vành Móng Ngựa của Hoàng Đạo mà trong đó tác giả có kể lại một phiên toà xử một ông kia cỡi xe đạp ban đêm mà không có đèn nên bị bắt và đem ra toà xử tội vi cảnh. Thầy đội là người bắt ông này cũng phải ra toà mà làm chứng. Ông Toà là người Pháp hỏi thầy đội qua trung gian người thông ngôn rằng chuyện ra sao xin kể lại. Thầy đội này muốn chứng tỏ ḿnh cũng nói được chút tiếng Tây bèn trả lời theo kiểu xăng pha nhớt "Hôm ấy, tôi đi xe-vít trên phố, thấy oong anh-đi-giền. Lũy đi xe đạp đằng la-nuy mà hổng có lúy-me" (1). Ông Toà Tây nghe xong, há miệng ngơ ngác mà thầy thông ngôn cũng nổi nóng bèn nói với thầy đội "Ông nói được chữ Tây th́ cứ nói hẳn chữ Tây, đừng có nửa ta nửa Tây như vậy chẳng ai hiểu ǵ cả". Câu chuyện trên đối với Tú tui quả là lạ bởi dưới miệt vườn, người ta không mấy khi nói pha trộn tiếng Tây nhiều cỡ đó, chỉ khi nào gặp những chữ mà tiếng Việt không có đành chịu như cà-phê (café), bơ (beurre), ba-tê (paté), búp-bê (poupée)... Hồi ở đảo, có người được phái đoàn phỏng vấn đặng cho đi định cư. Khi người thông ngôn dịch câu hỏi sang tiếng Việt là "Anh có thân nhân ở nước nào hay không" th́ anh này trả lời rằng "Ai hé bá dzờ ở nó-quầy" (I have brother ở Norway). Người thông ngôn không hiểu mới biểu anh ta nói tiếng Việt toàn câu thời anh nói "tui có anh ruột ở Na Uy". Sang tới xứ Úc này, trong mấy năm đầu Tú tui mỗi khi nghe đồng hương nói pha trộn tiếng Anh lẫn tiếng Việt, thú thiệt là thường không hiểu ǵ ráo, không biết đối với những người khác thời sao. Một bữa kia hai vợ chồng Tú tui nhờ một anh đồng hương chỉ đường tới nhà bưu điện gần nhứt th́ anh này nói "Anh chị đi tới cuối đường này đụng cái tráp phích lai th́ rái tờn rồi đứng đó đón xe trem đi hái ḅi. Tới đó xuống xe băng qua cái cá pạc vô trong sốp ṕnh xén tờ hỏi mấy người bán sốp trong đó người ta chỉ cho". Hai vợ chồng Tú tui nghe qua mà không hiểu ǵ, muốn hỏi lại lần nữa lại sợ người ta nổi nóng chê là quê mùa ngu dốt thời quê xệ bèn hỏi người Úc. Vậy mà nghe qua lại hiểu liền mới lạ. Có lần Tú tui đang đứng đợi xe điện, có một chị đồng hương trẻ tuổi nọ thắng chiếc xe Mazda 929 lại ngay trước mặt và chừng như chị này thấy bộ mặt quê đặc của Tú tui nên biết ngay là người Việt mới bóp kèn kêu lại rồi vừa bơm bẽm nhai kẹo cao su vừa hỏi "Chị ở vùng này có biết rắng-guỵch rột nằm chỗ nào không?" Tú tui vểnh tai nghễnh cổ ra nghe mà không hiểu người đồng hương sang trọng này muốn nói ǵ khiến chị x́ một tiếng rồi hỏi bằng giọng khinh bỉ "Qua đây bao lâu rồi mà tui nói vậy không hiểu". Nói xong, chị đạp ga lái xe đi mất. Tú tui bị nói nặng làm vậy tự nhiên thấy tổn thương bèn đi hỏi cho ra ư nghĩa ba chữ lạ tai nói trên đặng mai mốt có bị ai hỏi lần nữa thời biết mà trả lời, khỏi bị khinh chê. Vậy mà mấy chị em trong hăng chụm đầu vô bàn riết mà cũng không ai biết rắng-guỵch rột là ai hoặc là cái ǵ. Cả tuần sau, một chị mừng rỡ cho biết có người đoán rằng chị đồng hương kia muốn nói Brunswick Road. Một bữa khác Tú tui dắt mấy đứa cháu ra chợ, đang lúc đứng đợi tới phiên ḿnh ở quầy bán thức ăn thời thấy có một chị đồng hương sang trọng lắm đang mua thức ăn cho con. Chị này vừa chỉ vào các món ăn trong quầy kiến vừa hỏi mấy đứa con "đít oằn, ồ rái, đít oằn, ồ rái". Nhờ chị này vừa nói vừa chỉ trỏ nên Tú tui suy nghĩ một lúc rồi cũng hiểu rằng chị ấy nói "this one, all right?" Tới lúc tính tiền, chị hỏi đi hỏi lại hào mất mấy lần mà người bán hàng vẫn tṛn mắt không hiểu nên chị bèn nói tiếng Việt với mấy đứa con nhờ hỏi dùm. Lại một lần kia Tú tui mang xe ra anh thợ gần nhà nhờ tu bổ thời thấy một chị rất phương phi vừa hiên ngang bước vô vừa hỏi anh thợ "cái ḥn của em nó hỏng, anh có chữa được không vậy?" Nghe chị này hỏi, ai nấy giật ḿnh ngẩn ngơ mà anh thợ cũng không hiểu ǵ nên mới hỏi lại "chị nói cái ǵ hư làm sao?" thời chị này nói "mấy hôm nay em bóp cái ḥn mấy bận thật mạnh mà nó chẳng kêu ǵ cả". Hoá ra chị này muốn nói cái c̣i xe hơi (horn) của chị. Lại một dịp khác cũng tại tiệm này, Tú tui nghe lóm được một chị đồng hương vừa xinh đẹp vừa quí phái nói với anh thợ "mi là cợt tố mờ bẹc ma năng mà sao du hổng có tính giá bế sồ ǵ hết vậy? Du hổng có lục áp tờ mi ǵ hết, như vậy hổng có phe đâu" Bữa đó về Tú tui nằm trằn trọc suy nghĩ nát óc tới gần 2 giờ sáng mới biết rằng chị này nói "me là customer permanent mà sao you hổng có giá special ǵ hết vậy? You hổng có look after me ǵ hết, như vậy hổng có fair đâu". Thế là Tú tui mừng quưnh và an tâm nhắm mắt ngủ, ḷng tràn đầy niềm kiêu hănh bởi ḿnh giờ đây đă hiểu được một câu nói vừa có tiếng Anh, vừa có tiếng Pháp mà lại vừa có cả tiếng Việt. Cách nay gần một năm Tú tui có dịp gặp gỡ một người cùng quê đang dạy tại một trường đại học và có mang những chuyện trên ra kể lại. Anh này mấy bữa sau trở lại trao cho Tú tui một xấp bài vở cũng như tài liệu giáo khoa bằng tiếng Việt mà Tú tui xin tóm lược lại hầu bạn đọc. Trong khoảng thời gian từ 1988 tới 1992 có năm nhà nghiên cứu của Úc đi thực hiện những cuộc khảo cứu tại một số quốc gia có nhiều di dân đến từ các nước không nói tiếng Anh như Úc, Hoa Kỳ và Gia Nă Đại. Kết quả các cuộc khảo cứu này cho thấy trong gia đ́nh nào mà cha mẹ dùng tiếng mẹ đẻ để đối thoại với con cái th́ con cái sẽ nói tiếng Anh giỏi hơn những gia đ́nh chỉ dùng tiếng Anh. Lư do là cha mẹ v́ sợ con cái chê rằng ḿnh không biết tiếng Anh nên cố gắng nói tiếng Anh với con cái mà lại thường phát âm không chính xác và con cái cũng phát âm theo như cha mẹ. Đến khi các em được nhà trường sửa giọng cho đúng th́ hơi trễ và do đó mất nhiều thời gian hơn. Điều đáng nói khác là các em -một số nào đó mà thôi- tới lúc đó sẽ coi thường cha mẹ v́ đă "không nói tiếng Anh đúng giọng khiến các em cũng nói không đúng giọng lây". Một số cha mẹ lại lo sợ rằng bắt các em phải nói tới hai ngôn ngữ thời mệt cho các em quá nên cố gắng nói tiếng Anh với các em cho các em đỡ mệt. Quan niệm như vậy là sai lầm bởi một học sinh dù chỉ số thông minh (IQ) có kém tới đâu chăng nữa cũng vẫn có thể nói trên 2 ngôn ngữ mà không gặp bất cứ khó khăn nào. Các cuộc nghiên cứu đă cho thấy chỉ số thông minh chỉ có ảnh hưởng nếu người ta muốn trở thành những nhà ngôn ngữ học mà thôi. Sợ con mệt mà phải nói tiếng Anh với con theo kiểu bà chị "đít oằn ồ rái" trên kia thời chỉ khiến cho các em hoang mang, có khi chê cười hoặc thậm chí thiếu kính trọng ḿnh mà thôi. Một bằng chứng nữa là tại các quốc gia dùng hơn một ngôn ngữ chính như Gia Nă Đại, Thuỵ Sĩ hoặc Bỉ chẳng hạn, các học sinh chẳng gặp khó khăn nào về sinh ngữ. Tại Úc, có một số người Việt chúng ta kết hôn với người Úc và con cái họ vừa giỏi tiếng Anh hơn trẻ em Úc vừa giỏi tiếng Việt hơn những trẻ em gốc Việt Nam khác là chuyện thường, với điều kiện là cha hoặc mẹ người Việt của các em phải dùng tiếng Việt với các em và cho các em học tiếng Việt đúng phương pháp ngay từ khi các em đủ tuổi tới trường. Nếu chúng ta thử vào các trường đại học tại Úc mà làm một cuộc nghiên cứu thời sẽ thấy những vị chuyên dạy kèm môn Anh văn cho những sinh viên chuẩn bị làm luận án thạc sĩ hay tiến sĩ thường có nguồn gốc di dân. Nếu ai học ngành sư phạm tại đại học Monash chắc cũng thấy rằng tiến sĩ gốc Hy Lạp Maria Gindidis nói trôi chảy tiếng mẹ đẻ mà tiếng Anh của bà này vẫn hay hơn các bà tiến sĩ Úc. Tại đại học Victoria University thời nếu ai đă hoàn tất hoặc đang làm luận án bên ngành sư phạm chắc cũng biết bà tiến sĩ gốc Ư Teresa DeFazio dạy tiếng Anh hay hơn một bà tiến sĩ Úc rất nhiều. Một bà tiến sĩ khác nói tiếng Anh giọng không hay cho lắm (v́ bà này tới Úc khi đă trưởng thành) nhưng về văn phạm th́ khó ai sánh bằng là Jenny Cheung người gốc Hoa, vốn đă giúp đỡ rất nhiều sinh viên Úc gốc... Úc hoàn tất luận án thạc sĩ cũng như tiến sĩ. Tóm lại, tại đại học Victoria University, các sinh viên trước khi làm luận án thường học qua một khoá Anh văn gọi là "Academic Writing Skills" dạy tại City Flinders Campus và những giảng viên khoá này không có ai là người Úc gốc Úc và họ đều thông thạo ít nhất hai ngôn ngữ. Bà xướng ngôn viên phần tin tức của đài truyền h́nh SBS Maria Kostakidis nói trôi chảy tới 4 ngôn ngữ trong đó có tiếng mẹ đẻ là Hy Lạp mà chỉ số thông minh của bà này chắc ǵ đă bằng người Việt chúng ta vốn nổi tiếng thông minh và hiếu học. Bây giờ thời Tú tui xin nói tới một việc khác là có một số cha mẹ khi đặt tên cho con, đă t́m những cái tên mà ḿnh ưng ư nhứt, thường là tên các tài tử, ca sĩ nổi danh, tài sắc vẹn toàn nhưng đặt tên cho con cái rồi chính ḿnh lại... phát âm không được. Điều này chính Tú tui mắt thấy tai nghe nhiều lần. Có lần Tú tui ra cổng đón đứa cháu nội đi học về thời có một chị gần nhà dừng xe lại hỏi "bác có thấy hai cháu dzố-bợt và quí nàm nhà tôi về học ngang đây chưa". Tú tui lúc đó không hiểu dzố-bợt và quí nàm là ǵ cho tới lúc đứa cháu cho biết "bà đó là mẹ thằng Robert học cùng lớp với con. Thằng Robert là anh thằng William đó”. Cuối năm ngoái, Tú tui có ghé qua một trường Việt ngữ nọ đặng ghi danh cho mấy đứa cháu và trong khi ngồi đợi tới phiên ḿnh, đă chứng kiến rất nhiều trường hợp tương tự như trên. Một chị kia muốn ghi danh cho đứa con ḿnh mà chị nói tên là "ní ni niền". Người thư kư nghe chị này nói tên lại tới mấy lần mà vẫn không đoán được tên này viết như thế nào bèn đưa luôn cây viết và tờ giấy cho chị ta thời chị ấy viết: Lư Lilian. Chưa tới 10 phút sau, lại tới một ông khôi ngô tuấn tú, đeo kiến đen rất oai nghiêm lẫn bí hiểm, vàng đeo khắp người, ghi danh cho 2 đứa con mà ông nói tên là "nê ế ń dzá bợt" và "nê cờ dzít tô phờ". Lần này thời chị thư kư đă có kinh nghiệm bèn đưa viết giấy cho anh này và Tú tui thấy anh ta viết: Lê Elizabeth và Lê Christopher. Một anh khác nói tên con là "tren đá nhèo" mà không ai hiểu nên ông cầm viết mà ghi xuống mấy chữ Tran Danielle. Sau đó, gần tới giờ tan trường, Tú tui ra băi đậu xe đợi mấy đứa cháu mới nghe được mấy người gần đó nói chuyện với nhau mà Tú tui nghe câu được câu không: - Tui đang định mua chiếc bí em đập bờ dziu (BMW?) chạy cho nó khoái nhưng thằng goá rờn (Warren?) con tui nó cứ đ̣i tui mua một chiếc lén rui dzờ (Land Cruiser?) đặng đi chơi xa cho thoải mái, cho nó có gút phí ĺnh (good feeling?). - Bí em đập d́u chạy sao êm bằng chiếc rẹt xí đà (Cressida?) của tui. Vỏ xe bị x́ mà tui c̣n hổng hay, bởi loại xe này êm hết ư. - Rít mợt hó li đề (Christmas holiday?) năm nay tui chưa biết đi đâu chơi. Hổng lẽ về Việt Nam hoài sao, riết cũng chán. Chắc là tui xuống tạt má nhà (Tasmania?) chơi thử cho biết. Nghe nói dưới đó mùa hè mát lắm chớ không có nóng như ở đây. - Sao không lên gấu cột (Gold Coast?) chơi cho biết với người ta, tạt má nhà đâu có chỗ nào nổi tiếng. Mấy vị này đang đối thoại thời tới giờ tan trường. Một ông thấy con ḿnh ra tới, bèn hỏi: - Hé lồ, con gái. Sao, hôm nay con làm bài được mấy điểm? - Con được tám điểm. - Goài? Lần sau con phải được mười điểm nghen. Con được tám điểm ba hổng có vé ri hẹp b́ (very happy?) đâu con. Một chị kia thấy con ḿnh than đi học mệt quá liền an ủi: - Con giai mẹ ngoan, về nhà tắm rửa, nghỉ một lúc cho khoẻ rồi tối mẹ chở đi ăn đín nờ ở dzẹt tố dzằng (dinner, restaurant?). Lại có một chị khác lớn tiếng giáo dục chị bạn: - Đằng ấy nạc hậu quá, giờ này mà c̣n nghe nhạc rố ninh x́ tồn (2). Sao không nghe nhạc của bơ rít ni xịt ṕa với đéo ta gụt dzầm? (2) Ngoài cửa hiệu bán đầy, rẻ nắm. Tú tui là người Việt chính gốc, tiếng Anh dốt ơi là dốt mà sao nhiều khi nghe đồng hương ḿnh nói chuyện, lại thấy khó hiểu hơn khi nghe người Úc x́ xồ x́ xào với nhau. (1) Hôm ấy, tôi đi service (công vụ) trên phố, thấy un indigène (một người đờn ông bổn xứ). Lui (ông ấy) đi xe đạp dans la nuit (trong đêm) mà không có lumière (đèn). (2) Tú tui đoán là chị này muốn nói tới the Rolling Stones, Britney Spears và Delta Goodrem.
Tiếng Việt... gốc Anh Trong bài diễn văn đầu tiên đọc tại Hạ Viện Liên bang vào cuối tháng 10 năm 1996, nữ dân biểu Pauline Hanson của đơn vị Oxley, Queensland đă tấn công dữ dội vào các cộng đồng di dân và đặc biệt là người Á Châu. Với miệng lưỡi của một người bán cá chiên có nhiều năm kinh nghiệm, bà này nói bừa rằng người di dân tới nước Úc sinh sống nhưng không chịu hội nhập vào xă hội Úc mà chỉ sinh sống trong những khu tập trung -bà này dùng chữ ghetto- của riêng cộng đồng họ. Hơn một tháng sau, có một nghị sĩ đưa ra một bản điều trần vạch ra những điều xuyên tạc của Pauline Hanson mà trong đó, vị nghị sĩ này đă dựa vào con số thống kê của chính phủ cho thấy có tới hơn 73 phần trăm người Úc gốc di dân kết hôn với người của các sắc tộc khác. Ít tháng sau đó, một cuộc nghiên cứu khác cho thấy chỉ có khoảng 7 phần trăm người Úc gốc Việt kết hôn với người không phải gốc Việt. Có một điểm mà cuộc nghiên cứu này không đề cập tới là những nguyên do của sự khác biệt trên. Việc kết hôn với người ngoại quốc đă có từ lâu mà trong sử sách có chép lại rằng cách đây hơn 2 ngàn năm Đế quốc La Mă trải rộng sang tận vùng Cận Đông và trong thời kỳ này, có một số người La Mă đă kết hôn với người Hy Lạp. Nền văn minh Hy Lạp ảnh hưởng tới người La Mă cũng dưới dạng này. Tuy vậy, đối với người Việt Nam chúng ta, việc kết hôn với người ngoại quốc, nhứt là người Tây phương lại xảy ra trong những hoàn cảnh mà từ đó đưa tới những thành kiến kéo dài hàng trăm năm. Dưới thời Pháp thuộc, người Pháp đô hộ xứ ta nhưng cũng có những quan lại hoặc thương gia, thường dân Pháp thấy người nước ta có những đức tính tốt mới kết duyên vợ chồng nhưng h́nh ảnh ghi sâu trong tâm trí chúng ta nhiều hơn và đậm nét hơn vẫn là những bà những cô me Tây khiến một cô một chị nào đó lỡ đem ḷng thương mến một chàng Tây nào đó cũng ngần ngại tính chuyện trăm năm bởi sợ bà con nói "hết người rồi sao mà lấy Tây". Bên cạnh đó, trong một số người Việt chúng ta vẫn c̣n cái chánh sách "bế môn toả cảng" và bản tánh tự tôn, lấy người khác miền đă là sự lạ, nói chi lấy người khác giống ṇi. Ngày xưa dưới quê Tú tui có mấy anh chàng gốc Huê hết sức đường hoàng vậy mà ngỏ chuyện với cô nào cô nấy cũng ré lên bỏ chạy bởi chê người ta là Ba Tàu mà không biết rằng Ba Tàu thời thua ḿnh cái chỗ mô? Người ta cũng ăn cơm đũa, cũng ăn Tết giống như ḿnh mà thậm chí cái ṿng lễ giáo người ta dám hơn ḿnh lắm đó. Tới thời người Mỹ sang nước ta, có một số phụ nữ nước ta sinh nhai bằng cách phục vụ họ rồi cùng họ nên duyên. Từ đó không ít người ḿnh cho rằng những chị em kết hôn với người Mỹ thường là các cô gái trước đó không bán bar thời cũng làm sở Mỹ hoặc Marie Sến trong những khách sạn mà Mỹ là khách trọ chính yếu. Chính v́ những thành kiến đó mà sang đây phụ nữ gốc Việt chúng ta vẫn sợ dư luận đàm tiếu mà ngần ngại không dám kết hôn với các chàng tóc vàng mắt xanh. Ngoài ra, cũng bởi cái tánh tự tôn và bế môn toả cảng nên các cô các chị cũng không mấy ai chịu kết hôn với người Á Châu và rồi cuối cùng ai cũng kiếm cho bằng được một người phối ngẫu con Rồng cháu Tiên bởi "dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn". Ngược lại, các ông khi lấy được vợ da trắng thời lại chẳng sợ ai đàm tiếu mà ngược lại là đàng khác. Tuy vậy, con số mấy chàng kết hôn với người Tây phương coi bộ ít hơn phái nữ mà nguyên nhơn chính có lẽ v́ các cô nàng da trắng mắt xanh kia nghe nói không chung t́nh bằng con cháu Bà Trưng, Bà Triệu mà lại không mấy khi chịu phục tùng chồng theo kiểu chồng chúa vợ tôi. Tới đây, Tú tui xin đi vô phần chính của bài này là những trở ngại gây ra do bất đồng ngôn ngữ trong đời sống hôn nhơn của những cặp chồng vợ Việt chồng Tây hoặc ngược lại cũng như những lợi điểm khi lấy được người bạn đường không hiểu tiếng nước ta. Một người cùng quê với Tú tui có cô con gái chẳng may Trời chẳng cho đẹp. Cô này tánh nết khá, học hành tới nơi tới chốn nhưng t́nh duyên coi bộ chậm. May sao trong sở cô làm có một anh chàng Úc rặt đem ḷng thương mến tới mức chết mê chết mệt trước bước chân chữ bát của cô mà chàng thường nói "very nice", nước da đậm màu của cô chàng lại nói "beautiful, very smooth" mà thậm chí hàm răng hô của cô anh chàng c̣n khen là "unique" mới lạ đời. Thấy vậy, cô bèn cùng chàng nên duyên bởi thời buổi này đốt đuốc cũng khó kiếm đâu ra một chàng trai rộng lượng tới mức đó. Theo lời tâm sự của cô này thời lấy chồng Úc có nhiều cái lợi lắm mà trước mắt là họ không rành thức ăn Việt Nam nên có nấu một nồi phở cực kỳ kém phẩm chất chàng vẫn chơi được một lúc hai tô xe lửa vừa húp vừa khen chớ không có đập bàn chê lên chê xuống như mấy anh chồng người Việt. Thứ hai là mọi người trong gia đ́nh chồng đều tỏ vẻ quí mến nàng dâu da vàng chớ không có tọc mạch đặt điều nói xấu, vạch lá t́m sâu như vẫn thường thấy nơi người ḿnh. Thứ ba là h́nh như người Úc... dốt hơn người Việt mà bằng chứng là nàng tiêu tiền rất hoang phí mà chàng chẳng hay và thứ tư là nhờ chàng chưa rành tiếng Việt nên nàng tha hồ mà nói xấu chàng ngay trước mặt chàng cũng không biết. Bên cạnh đó, cũng có những trở ngại do ngôn ngữ bất đồng như có lần nàng đọc báo thấy có mấy truyện vặt hay quá muốn chia xẻ với chàng nhưng không được mà dịch ra tiếng Anh thời c̣n ǵ là độc đáo hay ho. Kế đến là h́nh như người Úc không phát âm được dấu huyền và dấu ngă nên mỗi khi chàng muốn nàng mặc áo dài đi chơi chàng lại nói "áo dai sắc" khiến bạn bè nàng cười vang mà nàng thời ngượng chín người. Mỗi lần gặp nhạc mẫu, chàng đều cúi rạp người xuống mà thưa "Con cháo ma" khiến bà cụ vốn khó tính lại càng thấy thằng rể da trắng này khó ưa mà không chừng nó cố t́nh chào kiểu móc họng ḿnh cũng dám lắm. Để cho nam nữ b́nh quyền, Tú tui lại mời quí bạn đọc ghé thăm một chàng trai người Việt lấy vợ Úc. Theo chàng thời lấy vợ Úc có cái lợi trước mắt là không phải tốn tiền cho "nó" đi sửa sắc đẹp. Cái lợi thứ hai là những ngày giỗ cha giỗ mẹ "nó" cũng chẳng nhớ nên càng đỡ mệt và cái lợi thứ ba là "nó" không lảm nhảm luôn miệng giống như đa số các bà vợ Việt Nam, mặc dầu "nó" có chửi tục hơi nhiều. Ngoài ra, cũng phải khen "nó" hay một chỗ là mọi sinh hoạt đều có "lên kế hoạch" trước như tới ngày nào phải đem xe đi service, ngày nào đi đâu, làm ǵ nhứt nhứt đều có ghi trong diary nên tới lúc đó không có phải lật đật hoặc bị bất ngờ.Cái bất lợi là "nó" uống bia như phu bến tàu uống trà đá và hút thuốc ngày hơn một bao. Thứ hai là mỗi tối trước khi ngủ phải hôn "nó" liên tục và th́ thào "Honey, I love you" cả chục lần rồi mới được yên thân nằm ngủ. Thứ ba là mấy ngày Tết, con cháu tới khoanh tay chào mỏi miệng cũng không thấy "nó" ĺ x́ và sau hết, đương nhiên là việc ngôn ngữ bất đồng: một lần "nó" đi làm về có xách một con vịt quay. Chàng đang đói bụng, mừng quá mới hỏi "mua ở tiệm nào đó” thời "nó" nói "mai goai". Chàng nghe qua, tưởng rằng "mine, why?" nghĩa là "nó" mua cho "nó" ăn một ḿnh. Sau đó, chàng lại rất ngạc nhiên khi thấy "nó" bỏ ra dĩa mang ra cho ḿnh. Lúc đó hỏi lại mới rơ là "nó" mua con vịt quay này ở tiệm Mỹ Ư. Để kết thúc bài này, Tú tui xin kể lại một ít chuyện vui về ngôn ngữ bất đồng đặng những ai đă kết hôn với người ngoại quốc rút thêm kinh nghiệm mà những ai chưa kết hôn thời cũng có chút ít kiến thức dằn người.Hồi c̣n sanh tiền, cụ Vương Hồng Sển có kể lại chuyện một ông kia làm việc cho Pháp. Tới đêm giao thừa Tết năm Mùi ông này mới mang biếu ông sếp Tây một con dê đă làm sẵn chỉ việc đút ḷ. Ông này khi tới nơi lại mới sực nhớ ra không biết con dê tiếng Pháp gọi là ǵ bèn hỏi người xà ích. Anh này cũng không biết mới bày rằng "Thầy Hai cứ nói đại rằng nó giống con chó mà lại có râu có sừng là xong". Ông quan Việt đem con dê vô, ông sếp Tây hỏi "ông cho tôi con ǵ đó” thời ông mới trả lời "Mềm sối siên. Ư dà bắp, ư dà cót" (1). Nhờ ông vừa nói vừa dùng hai tay ra dấu nên ông sếp Tây cũng hiểu mà cũng đẹp ḷng lắm, sau đó có đề nghị thăng thưởng. Lại cũng có một ông quan Tây kia một ngày đẹp trời nọ muốn sửa sang cái vườn sau nhà bèn nhờ người quản gia ra phố mướn dùm 2 thợ chặt cây và 4 thợ cuốc đất. Người quản gia mới y lời nhưng khi 6 anh thợ tới nơi thời người này lại đi vắng nên anh gác cổng mới dẫn vô gặp quan Tây và quan hỏi "Mấy người này là ai?". Anh gác cổng không thạo tiếng Tây nhưng vốn tính lanh lẹ bèn nghĩ trong đầu rằng "hai là đơ, thợ là... cu-li mà chặt cây chắc là... chan chát. Bốn là cát mà cuốc đất chắc là... bầm bập". Nghĩ vậy nên anh ta liền trả lời rằng "Đơ cu-li chan chát, cát cu-li bầm bập". Ông Tây nghe xong, khoái chí mà nói "Bồng". Khoảng đâu năm 1970 hoặc 1971, có một anh cố vấn Mỹ rất giỏi tiếng Việt làm việc tại căn cứ Củ Chi và trong văn pḥng của anh ta có một cô thư kư tên là P. nhan sắc ma chê quỉ hờn lại dữ như gấu nhưng anh Mỹ này nh́n người Việt thấy ai cũng như ai nên mới đem ḷng mà thương mến. Một ngày kia anh ta hỏi người phụ tá bằng tiếng Việt rằng "tôi có thương cô P. nhiều mà để cho cô P. cũng có thương tôi nhiều, tôi phải làm sao?" Anh lính Việt Nam thấy anh Mỹ muốn "dê" đồng hương của ḿnh bèn nổi tự ái dân tộc mà trả lời bừa "Anh mời cô P. ăn búa tạ, cô P. sẽ thương anh liền". Anh cố vấn Mỹ hớn hở bèn đi gặp ngay cô P. mà khúm núm "Cô P. ơi, tôi có thương cô nhiều, tôi mời cô P. ăn búa tạ để cô P. cũng có thương tôi nhiều. Cô P. ăn bây giờ được không?" Cũng trong thời gian này, có một anh cố vấn Úc Đại Lợi làm việc tại Bà Rịa và nói tiếng Việt rất khá. Có lần anh này hỏi người phụ tá Việt Nam rằng có một số quân nhân người Việt thường dùng chữ "chôm" không biết có ư nghĩa ǵ mà anh ta t́m trong từ điển hoài không thấy. Anh phụ tá này cho biết "chôm" là tiếng lóng dùng để chỉ việc "lấy cái ǵ không phải của ḿnh làm của ḿnh". Vài ngày sau, anh Úc ra chợ gặp chôm chôm người ta để bán, thấy lạ bèn hỏi "trái ǵ đó” thời người bán hàng trả lời là chôm chôm. Anh Úc tưởng "chôm chôm" có nghĩa là "take it, take it" bèn bưng một chùm bự mà đi thẳng khiến bà con hoảng hồn chạy theo níu áo đ̣i tiền. Ngày nay khi kể lại chuyện này, anh cố vấn Úc nay đă lục tuần không khỏi ph́ cười v́ sự phong phú của tiếng Việt mà ông có đi học cả đời vẫn chưa biết cho tường tận bởi mỗi ngày người ta lại nặn ra một số từ mới. Đó chuyện ngày xưa. Gần nhà Tú tui có một cặp vợ Việt chồng Úc khá đường hoàng. Thông thường khi nói chuyện với nhau chàng nói tiếng Anh và vợ nói tiếng Việt, người nào không hiểu thời ráng mà... đi học thêm. Một sáng Chúa Nhựt kia Tú tui qua mượn cái máy tỉa cành cây xảy ra lúc hai vợ chồng căi lộn v́ chuyện làm vườn ǵ đó. Anh chồng Úc hiền lành căi không lại chị vợ Việt Nam bèn nói "Cục kít". Chữ này không biết anh ta học ở đâu -không phải Tú tui dạy đâu nghen- và không biết anh ta có hiểu ư nghĩa rơ ràng hay không mà lại dám mang ra tặng vợ hiền. Chị vợ nghe xong mới nổi xung mà tế lại rằng "Đem về cho thằng tía mày ăn đi". Anh chồng nghe vợ chửi lại, ngẩn người ra suy nghĩ vài giây rồi lại nói bằng tiếng Việt "Tao nói cục kít mà, darling nói ǵ đó?" Chị vợ vẫn nổi xung "Th́ tao biểu mày đem về cho thằng tía mày ăn đi". Anh chồng coi bộ không hiểu chị vợ nói ǵ bèn lập lại "cục kít" một lần nữa khiến Tú tui phải liều mạng nhào vô giảng ḥa. Hoá ra, ai nói "language is not barrier" cũng nên ngồi nghĩ lại. (1) Même chose chiens. Il a barbe, il a corne.
|