BIỆT ĐÔNG QUÂN NIÊN TRƯỞNG NGUYỄN VĂN HUÂN

người lính già không bao giờ chết.



       Buổi chiều cuối năm tại nhà hàng B́nh minh Garland, những người lính Biệt động quân của Quân lực Việt nam năm xưa ngồi lại với nhau, truyền hơi ấm t́nh đồng đội và giữ ǵn lư tuởng để cùng mơ một ngày về quê hương, th́ tin chẳng lành bay đến.  Một người đàn anh mà mọi người đang trông chờ không bao giờ đến nữa.

       Tôi lặng người một phút khi tin dữ đi qua, chỉ một phút thôi tôi lấy lại ngay b́nh tĩnh.   Biệt động quân mà, dù trong tim c̣n đang thổn thức để nhớ về ông, một ngựi đàn anh kính mến trong gia đ́nh Biệt động.

       Ai đă từng một thời mặc áo lính, đă thường sinh hoạt với bạn bè trong quân ngũ trong vùng Dallas Fort Worth hôm nay, dù ở bất cứ binh chủng nào không thể không biết cố trung tá Nguyễn văn Huân.  H́nh ảnh một ông già,khề khà giọng bắc, chậm răi mà xâu sắc, dí dỏm trong từng câu nói làm người nghe vừa vui vẻ vừa kính phục, mà rất thân t́nh.  Với hơn hai mươi năm lính, lăn lóc trên khắp chiến trường miền Trung, miền Nam, chưa bao giờ tôi nghe niên trưởng Huân tự nói về ḿnh.  Ai có hỏi th́ ông trả lời và bao giờ cũng bắt đầu bằng một câu khiêm nhường " nói để ông thương".  Rồi ông kể cho chúng tôi nghe về một phần trong cuộc đời quân ngũ mà ông đă đi qua.

Người Lính Già Không Bao giờ Chết        Cho đến bây giờ muốn viết về ông, chúng tôi có rất ít tư liệu.  Chỉ biết được qua các niên trưởng khác cùng đơn vị với ông như BĐQ Phan long Duy.  Thuở chúng tôi c̣n đang đi học, ông đă làm tiểu đoàn phó, tiểu đoàn truởng những tiểu đoàn Biệt động lừng danh sát cộng.  Ông đấn thân vào binh nghiệp, lăn lóc khắp các nẻo đường bắc, trung, nam.  Nhưng cái đó đối với niên trưởng Huân chắc là không quan trọng.  Cái quan trọng là ông giữ măi được cái tư cách và tác phong của một người lính cho đến phút cuối cùng của cuộc đời.  Cho nên tôi chỉ nói về niên trưởng Huân về những ǵ tôi biết, rất mới về ông.

       Buổi đầu tiên tôi được biết niên trưởng Huân và niên trưởng Lê Chu trên một chuyến xe chạy suốt ngày đêm từ Dallas về Washington để kịp giờ biểu t́nh trưóc sứ quán Việt cộng trong ngày nhân quyền quốc tế cách đây bảy tám năm.  Ngày ấy tôi c̣n trẻ nên lái xe chở mấy cụ đi biểu t́nh chống cộng.  Biết chút đường xá, bập bẹ vài câu tiếng Anh tôi đă tưởng rằng ḿnh là người giỏi giang nhất nên áp đặt một kỷ luật khắt khe trong chuyến đi cho kịp giờ.  Tôi quên rằng các cụ trong xe đa phần là cấp chỉ huy của tôi ngày trước.  Và các cụ, dân nhà binh đă quen với kỷ luật nên không thấy khó chịu khi nghe tôi nói về đều lệ phải tuân theo.  Và trong một đêm dài thức trắng để lái xe, tôi t́nh cờ được biết thêm, cố Trung tá Nguyễn văn Huân là một niên trưởng trong binh chủng Biệt đông quân mà tôi phục vụ.  Hơn thế nữa, ông là một người đồng cảnh, cùng trại tù với nhau ở trại Vĩnh quang Vĩnh phú, miền Bắc.

       Thế là, không cần phải nói nhiều.  Tôi thích ngay người niên trưởng BĐQ Nguyễn văn Huân.  Và sau một thời gian giao tiếp tôi hănh diện v́ có niên trưởng Nguyễn văn Huân trong cùng màu áo quân đội năm xưa.

       Đi lính đánh giặc hào hùng như thế nhưng đừng nghĩ rằng ông là một nguời vơ biền mà lầm to.  Chính tôi lúc đầu cũng bị hố như thế.  Cách đây bốn năm, viết báo xuân đầu tiên cho hội BĐQ Dalas Fort Worth.  Tôi nghe một anh ngoài binh chủng đọc bốn câu thơ nói về dân Biệt động, khoái quá tôi đưa luôn vào bài viết "Xuân tạ ơn người", để ca tụng mấy mợ Biệt động nuôi chồng trong tù.  Bài thơ dài nhưng anh bạn chỉ nhớ có bốn câu thôi, nói về cái hào hùng, gian khổ của người trai Biệt động

Đoàn chiến sĩ mũ nâu,
Lùng giăc giữa rừng sâu
Quên đi mùa xuân đến.
Hoa mai nở trên đầu.
       Bài viết xong , được vài lời khen tôi hư hửng vác mặt lên.  Niên trưởng Huân đến gặp, ông cũng khen bài viết nhưng khẽ nhắc tôi "Bài thơ đó cậu viết sai rồi, tôi không nhớ tên tác giả nữa nhưng câu đầu nó thế này:

Đoàn chiến sĩ mũ nâu.
Lùng giặc giữa rừng sâu.
Quên đi muà xuân đến.
V́ mơ chiến công đầu."

       Ông đọc luôn cho nghe bài thơ.  Tôi ngạc nhiên khám phá ra ông niên trưởng của ḿnh thật là uyên bác, lăng mạn và có duyên kỳ lạ.  Ngày xưa chắc nhiều cô chết mê chết mệt với kiểu bay bướm này đây.  Ông dẫn tôi lạc vào vườn văn chương thi phú như một ông giáo Việt văn tài hoa.  Tôi chỉ c̣n nhớ bốn câu cuối của bài thơ bất hủ:

Khi đ̣an quân xuống núi.
Quay lại chào khu rừng.
Thấy ngàn Mai đua nở.
Mới hay trời vào Xuân.

       Không những rành về thơ, thưởng thức thơ với lối ăn nói vui vẻ và duyên dáng, niên trưởng Huân c̣n hát hay và hay hát nữa.  Ngày cưới thằng con đầu ḷng của tôi, ông xung phong lên hát gíup vui.  Không như những ông già ham vui hát dở khác, giọng của Niên trưởng Huân êm ái ngọt ngào.  Bài ruột của ông "tôi xa Hà nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu".  Tính theo tuổi có lẽ năm ông xa Hà nôi di cư vào nam vừa độ tuổi ấy.  Có lẽ ông bỏ lại một người con gái nào đó bên kia bờ sông Bến hải chia cắt đôi bờ.  V́ khi ông hát, tô thấy ông rung cảm trọn vẹn với từng lới ca, ư nhạc.

NT Nguyễn văn Huân        Niên trưởng Huân c̣n là một ngựi chung thuỷ và chí t́nh với bạn bè và thuộc cấp.  Đi chơi , hội họp với bạn bè ông luôn nhớ đến bà ở nhà đang chờ ông giúp.  Ngày tôi ra mắt cuốn Qua đồi Trinh nữ, ông lặn lội từ Arlington cùng Lê hữu Thà xuống Garland sớm để kê bàn, kéo ghế.  Ông giục Thà đi ngay để giúp thằng Thảo Khấu - Ông vẫn thường gọi đùa tôi như thế -  kẻo tôi nghiệp nó.  Biếu ông cuốn sách ông vẫn trả tiền ủng hộ đàn em.  Nói cách nào ông cũng không chịu bảo rằng "tớ biết thằng nào ở đây viết sách cũng lỗ chỏng gọng ra, có tí ti ủng hộ mà".

       Cũng v́ cái chí t́nh đó, mà ngày cuối năm mồng 6 tháng 2 vừa qua ông nhất quyết phải từ Arlington xuống Garland để ủng hộ đàn em.  Ban chấp hành mới, phải xuống sớm để giúp đỡ cho lên tinh thần làm việc, dù rằng có người mời ông dự dạ tiệc hôm đó tại Arlington.  Ông lên xe với hai chiến hữu BĐQ trong một buổi sáng trời mưa tầm tă.  Mưa làm giới hạn tầm nh́n người chiến hữu lái chiếc xe Van.  Tai nạn xẩy ra trên một khúc đường đầy mưa.  Niên trưởng Nguyễn văn Huân đă ra đi không về nữa.

       Giấc mơ hồi hương trong một ngày thanh b́nh chưa đến với ông, như ông mơ ước, khi c̣n quá nhiều kẻ phản phúc bợ đỡ kẻ thù, miệt thị anh em, miệt thị ngay chính ḿnh, đang lớn tiếng giữa chúng ta.  Tôi nghĩ rằng niên trưởng Nguyễn văn Huân sẽ gặp lại những danh tướng tuẫn tiết của chúng ta ở bên kia thế giới và cùng các vị ấy nhập vào hồn thiêng sông núi.

       Tôi nhớ lại lời nói của danh tướng Hoa kỳ Mc Arthur.  Người lính già không bao giờ chết, họ chỉ mờ dần theo bóng đêm.  Vâng với chúng tôi, niên trưởng Nguyễn văn Huân không bao giờ chết. Ông sống măi trong ḷng chúng tôi, trong ḷng những người lính miền Nam, một thuở rũ áo thư sinh ra đi v́ tiếng gọi của non sông và lư tưởng quốc gia , tự do dân chủ.

       Xin gởi lời chia buồn cùng bà Nguyễn văn Huân và gia đ́nh.  Ông ra đi, không những là một sự mất mát lớn cho gia đ́nh mà cho cả chúng tôi, những người lính cũ của miền nam nước Việt.

Thảo Nguyên.