Ba PhảiHải ƯngBa Phải sinh ra ở một thành phố dễ thương và nhỏ be, thuộc vùng cao nguyên tên Đà Lạt. Từ thuở ấu thơ, Ba phải đă tỏ ra là thằng nhỏ có thật nhiều khúc mắc, nó thắc mắc đủ điều, thế giới quá rộng lớn đối với nó. Năm lên sáu tuổi, lết gót đến trường, Ba Phải mới t́m ra được một chuyện trong bài Địa lư, mà câu hỏi của hắn đặt ra, đă làm cô giáo điên đầu không ít. Số là bài học cho nó biết, nước Việt Nam của nó h́nh cong như chữ S, vậy mà sao nó chỉ đi được tới có nửa chữ S thôi là phải đi lui? Vỹ tuyến 17 là cái ǵ, mà không ai giải thích cho hắn cả, thật khổ thân! Cứ theo đà đó mà nó lớn lên trong một môi trường nhỏ bé, một thành phố nhỏ với vài trường Tiểu học, hai trường trung học công lập, một trường Trung học tư thục và hai trường giáo dục theo lối Tâ . Đến năm học lớp Nhất, Ba Phải không chịu nổi lối giáo dục của các trường Tiểu học, mà hắn đang ngày ngày theo học. Giờ Vệ sinh mà bảo hắn đi lượm rác ngoài sân, tay chân dơ bẩn th́ c̣n ǵ là vệ sinh nữa. Hắn bắt đầu chống đối, căi lại thầy cô, nên bị xếp vào danh sách vô kỷ luật, thật là hết sức tưởng tượng của hắn, học đường đối với Ba Phải là chỗ bị ?đ́?, hàng ngày hắn đi học mà như bị đi lao động, như tù đang bị canh gác, như chim trong lồng. Cuối niên học năm đó, cha mẹ Ba Phải chịu không nổi cái khó khăn do nó gây nên với thầy cô, nên quyết định gửi hắn tới một trường tư thục do một ḍng tu của người Pháp, trường này dạy toàn bằng tiếng Tây. Lại khổ nữa! Ba Phải tự nhủ cuộc đời sao mà khổ thế, tiếng Việt nói đă không xong, nay lại phải học bằng tiếng Pháp. Dân tộc ta tự hào là có bốn ngàn năm văn hiến, mà sao hắn thấy chẳng có ai tự hào ta là dân học trường Việt, biết tiếng Việt nhiều cả. Học trong cái trường này mà nói tiếng Việt là nó bị tát tai "pạc lê Phơ răng xe" th́ nó rất "tiết kiệm" chữ. Ba Phải trở thành ít nói, nên mấy ông thầy ḍng tu thương nó thật nhiều. Thời thế đưa đẩy nó vào cái thế tự tin, nó bắt đầu cảm thấy ḿnh cũng có một cái giá trị ǵ đó. Hắn bắt đầu nhận xét là xă hội thời hắn đang ở, chịu ảnh hưởng của người Pháp rất nặn. Tây làm cái ǵ cũng tốt và hơn người Việt. Khi bệnh hoạn, nếu có tiền, th́ phải đi bác sĩ Tây mới giỏi, không tiền th́ đi bác sĩ Việt làm trong nhà thương công, mà có người c̣n gọi là nhà thương thí v́ không phải trả tiền. Hắn thấy nhiều chuyện trái tai, gai mắt, đồng thời cũng có thật nhiều thắc mắc, nhưng v́ kinh nghiệm những năm xưa, đă dạy cho hắn trở thành khôn ngoan. Hắn biết suy nghĩ trước khi nói, thật ra t́m chữ bằng tiếng Tây, đă làm cho nó có một thói quen thật quư giá, ai hỏi ǵ, nó ấm ớ một hồi, mớ'i nói ra được vài chữ, rồi kết luận bằng một nụ cười. Nụ cười hắn học được qua một anh bạn người Việt gốc Hoa, con nhà giàu từ Sàig̣n gởi lên học. Ba Phải c̣n nhớ rơ người bạn độc đáo của hắn. Học lớp đệ thất, tiếng Tây gọi là "xít dèm", tuổi mười một, mười hai là đa số của học sinh trong lớp, mà thằn Phủn, bạn của hắn đă gần hai mươi tuổi. Số là con nhà giàu, được cưng chiều nhiều, nên đến mười hai tuổi cha mẹ của Phủn mới cho nó vào trường. Ba Phải thích thằng Phủn lắm, Phủn nói được cả ba thứ tiếng, Việt, Tàu và Tây. Điều làm cho Ba Phải sợ và khổ công t́m hiểu hết cả một tháng trời, là có một lần đi vào pḥng vệ sinh chung với nhau, liếc mắt lén nh́n qua cái của thằng Phủn, Ba Phải hoảng hồn tưởng mắt ḿnh bị loạn thị, tại sao thằng Phủn có cả một chùm "râu" ở dưới đó mà hắn th́... trụi lủi như củ khoai luộc. Cuộc đời của Ba Phải được coi là tạm yên ấm, trường học đối với hắn đă bắt đầu dễ chịu, bạn bè đă bắt đầu thân ái, hắn bắt đầu lễ phép, kính nể thầy cô. Rồi năm 1963, một biến cố lơn xảy ra, đă làm cho đời của rất nhiều người, nhiều gia đ́nh thay đổi. Gia đ́nh Ba Phải dọn về Sàig̣n. Trời nóng nực, bụi bặm, khói xe đầy đường Loại xích lô máy là Ba Phải thích đi nhất - So với cái chỗ chơi của con nít xứ Mỹ này, th́ đi xích lô máy đối với hắn chẳnng thua ǵ đi mấy cái rides ở Disneyland Quá nhiều mới lạ ở cái thành phố đông dân này, đă làm cho tính hiếu kỳ của Ba Phải nổi dậy như vũ băo. Cũng v́ lư do đó mà Ba Phải bị móc túi lần đầu tiên trong đời ở ngay cái chợ Sàig̣n vĩ đại đó. Từ đó đến giờ, đă hơn 40 năm trời, mà một thói quen Ba Phải vẫn c̣n giữ là mỗi bước đi, tay đánh đằng xa, là tay trái hắn phết qua cái túi sau bên trái, để coi cái bóp vẫn c̣n đó hay không. Đă có lần, một ông thầy tướng số cho biết là hắn có tướng đi xấu, nên sửa lại cho tốt, Ba Phải chỉ cười khẩy rồi bỏ đi, miệng lẩm bẩm chảng thà đi xấu hơn cái túi không tiền. Lớn lên trong một xă hội đang hồi hỗn loạn, vài tháng thay đổi chính phủ, hết đảo chính này đến đảo chính khác, ai cũng muốn làm Tổng Thống cả. Cộng sản ở miền Bắc lợi dụng t́nh thế bắt đầu nỗ lực xâm nhập, nhằm xâm chiếm miền Nam. Lệng tổng động viên được ban hành, tương lai của tuổi trẻ thời Ba Phải là chỉ có một đường duy nhất: Gia đ́nh Quân đội Việt Nam Cộng Hoà. Ba Phải sinh ra ở một thế kỷ đáng nhớ nhất của dân tộc Việt Nam. Lớn lên trong một quốc gia nổi tiếng ở miền Đông Nam Á, mà trường Đại học kỹ thuật chỉ nhận đủ 30 sinh viên một năm, các trường Y, Nha, Dược cũng cùng một con số. Ba Phải đâu có ngờ rằng dân Việt ḿnh cần luật sư nhiều đến như vậy, v́ trường Luật th́ mở cửa thật rộng, nhận cả ngàn sinh viên hàng năm, trường Văn Khoa cũng vậy Ba Phải t́m được chân lư ngay từ đầu niên học ở những trường Đại học này - đây là nơi để thanh niên tới tuổi quân dịch, được tạm thời hoăn dịch v́ lư do học vấn. Đi học lại là một cực h́nh cho Ba Phải, nên hắn quyết định xé cái giấy hoăn dịch của Ông Chuẩn Tướng Bùi Đ́nh Đạm kư, mà lúc nào cũng giữ kỹ trong túi, để tŕnh diện nhập ngũ. Cuộc đời Ba Phải đến một ngă rẽ lớn, hắn đang thật sự rời mái ấm gia đ́nh, tham gia vào một đời sống hoàn toàn mới lạ, một tập thể thật quy củ và thật nhiều kỷ luật với đủ mọi hạng người trong xă hội. Trong những tuần đầu tiên tại trại nhập ngũ Nguyễn Tri Phương, hắn đă chứng kiến tận mắt một cảnh tượng oái oăm của t́nh người. Số là mỗi tiểu đội khóa sinh phải thay nhau gác pḥng, bốc thăm rồi chia nhau ra mỗi người gác một giờ trong đêm. Phiên gác của Ba Phải xong hồi 1 giờ sáng, hắn đánh thức người kế tiếp, bàn giao phiên gác rồi trở về giường ngủ - Chưa đầy năm phút sau, hắn thấy thằng gác pḥng đi kêu người kế tiếp dậy gác, v́ không có đồng hồ, nên thằng kia cũng bằng ḷng đứng gác cho tới sáng, thật tội nghiệp. Ba Phải vắt tay lên trán thao thức suốt đêm trường, t́nh đồng đội, t́nh bằng hữu, t́nh người mà hắn sẽ phải sống chung những năm sắp tới là vậy hay sao! Cũng tại Trung tâm nhập ngũ này mà Ba Phải có dịp gặp lại thật nhiều bạn hữu \. Mừng nhất là gặp lại thằng Phủn - Vẫn như ngày nào, Phủn mặt mày hồnng hào, mập mạp, tay cầm cái lon Guigoz đựng nước chanh mát lạnh, húp từng ngụm nhỏ, trong lúc mọi người chung quanh đang uống nước lạnh ở bi đông bằng nhựa. Có những bạn thi rớt Tú tài trên đường tŕnh diện đi học Hạ sĩ quan. Có nguời bạn nữa đang là sinh viên khoa học mà muốn đăng lính Không quân mang lon Binh nh́, lại có một thằng bạn đă đậu Tú tài mà nhất quyết đ̣i đi lính Nhảy Dù. Cũng trong thời điểm đó, Ba Phải đă t́m thấy một chân lư mới cho cuộc đời - Dưới mắt hắn là mọi người thật b́nh đẳng, chẳng có ai hơn ai, quân đội là một tổ chức thật quy củ - Hệ thống quân giai là chuyện phải có, tập thể th́ phải có lănh đạo, thi hành th́ cần phải có chỉ huy - Ba Phải say mê theo đuổi đời sống mới, hăng say tham chiến với hàng ngàn, vạn thanh niên cùng lứa tuổi . Những trận chiến khốc liệt xảy ra từ mùa hè đỏ lửa năm 1972. Bạn bè của Ba Phải ở đủ mọi binh chủng - Ở cùng một lứa tuổi mà từ khi rời ghế nhà trường, chỉ biết được một đời sống duy nhất là chiến trang và quân đội. Lứa tuổi của Ba Phải bị thiệt tḥi nhiều nhất, chiến tranh trổi mạnh nhất là lúc hắn vừa ra trường. Số đàn anh của Ba Phải vào quân đội từ 5 năm về trước, nay bắt đầu lên hàng chỉ huy, ngành Không quân th́ các vị đó đang là Trưởng Pḥng, Trưởng Ban, nên ít khi có mặt ngoài mặt trận, ngành Bộ binh th́ các ngài lại ngồi ở Bộ chỉ huy hành quân, ngậm ống vố, kêu xung phong - Những người hùng của cuộc chiến thật sự là những nguời như Ba Phải, những chiến sĩ vô danh đă hy sinh cho Tố quốc, những chiến sĩ trực diện với quân thù, cầm súng nhả đạn bảo vệ non sông với màu cờ vàng ba sọc đỏ. Thế hệ của Ba Phải vào thời buổi đó đa số ở lứa tuổi đôi mươi, lứa tuổi đẹp nhất của cuộc đời niên thiếu, lứa tuổi mà con trai sanh ra và lớn lên ở đất Hoa Kỳ, chiủ biết bận rộn với xe cộ, mua sắm ăn diện và đa số c̣n ở nhà với cha mẹ. Thanh niên vào lứa tuổi Ba Phải thời đó là rường cột của quân đội, họ là những người cầm súng xung phong ngoài mặt trận, họ là những phi công lao xuống thả bom trên đầu địch, họ là những người lái xe tăng, lái tàu, xông vào cuộc chiến, không có họ th́ không có quân đội VNCH. Thế rồi một biến chuyển lớn đă làm cho đời sống của Ba Phải phải đổi hướng thêm một lần nữa Tháng tư đen của năm 1975 đă đưa đẩy Ba Phải đến định cư tại đất Huê Kỳ. Cuộc đời lại bắt đầu từ con số zéro, phong tục, xă hội hoàn toàn khác hẳn, ngay cả tên tuổi mà cũng phải đọc ngược, nghề nghiệp ngày xưa nay phải bỏ đi. Hồ sơ đăng bạ được thiết lập lại hoàn toàn. Vốn liếng Anh văn của Ba Phải cũng có thớ, nên được nhiều người Việt tỵ nạn nhờ thông dịch giấy tờ. Vui nhất là hồ sơ của một ông cựu Trung sĩ Y tá quân lực VNCH cũ ông ta đổi ngược tên họ và cũng tự đổi nghề cũ lại là Trung tá Y sĩ, với hy vọng Mỹ sẽ trọng vọng hơn....... Người Việt tỵ nạn rất đoàn kết trong những năm đầu sống tại Hoa Kỳ, họ giúp đỡ nhau t́m việc tốt hơn. Câu đầu tiên sau khi chào hỏi nhau là: Anh đang làm ở đâu? mấy đồng một giờ? và họ c̣n mướn người không? Ba Phải v́ c̣n độc thân nên câu đầu tiên lại hơi khác người "Gia đ́nh anh có em gái không? cần ǵ để tôi giúp cho một tay?" Ba Phải tự nghĩ thực tế là hay nhất, nghĩ sao nói vậy để đỡ mất th́ giờ. Ba mươi năm trôi qua thật nhanh, thời gian như gió thoảng, mây trôi, cuộc đời con người nghĩ thật là đơn giản. Càng lớn tuổi, tư tưởng con người thay đổi theo ngày tháng, đời sống hàng ngày cũng luẩn quẩn bấy nhiêu chuyện - Người Việt ở xứ lạ quê người cũng đổi thay, đàn ông đàn bà trên xứ Huê Kỳ thật b́nh đẳng, những danh xưng trong gia đ́nh cũng thế, con cái sinh ra, lớn lên trong xă hội tự do này, nó cũng trở thành văn minh - Cha con coi nhau như bạn hữu, cái chữ bẩm cha, thưa mẹ nay đă biến mất, thay thế bằng mấy tiếng "hai đét", "hai mom" - Vợ chồng cũng gọi nhau bằng tên cho dễ chịu và khỏi lộn với người khác, đôi lúc Ba Phải cũng chẳng dám kêu vợ bằng em - Số là một buổi chiều cuối tuần đi chợ cùng vợ, trong ngôi chợ đông ngựi hắn bỗng lạc vợ, t́m không ra, theo phản ứng tự nhiên, hắn buột miệng kêu lớn: "Em ơi" cùng một lúc, ba bốn bà xồn xồn quay lại nh́n, làm hắn hoảng hồn bỏ chạy..... Có lúc hắn đâm ra sợ đàn bà - Ở cái xứ Cờ Hoa này đàn bà quan trọng lắm, nhất là đàn bà Việt Nam, gọi một cách văn hoa ra là các bà người Mỹ gốc Việt - Ở xứ mà họ coi đàn bà trên hết, nên hắn phải tuân theo luật lệ xứ người, để đem hoà b́nh về với gia đ́nh, dân tộ . Các bà qua đây nhiều người tiến bộ đến phát sợ - Có người bước đi vẫn phải hàng hai, chân chữ bát để giữ thăng bằng v́ hồi xưa hay gánh nước, nay vào pḥng trà lại ra sàn nhảy đi điệu cha cha cha, thật lả lướt hết chỗ chê. Bạn bè hắn cũng vậy, tụ tập năm, bảy đứa ngồi với nhau tâm sự, có thằng bảo rằng, vợ hắn nay cũng tân tiến lắm, ngay cả chuyện vợ chồng trong pḥng the mà bả cũng đ̣i thay ngôi, đổi chỗ....... Thôi thế là chịu, Ba Phải chấp nhận tất cả để đem đến sự b́nh yên cho tâm hồn. Xă hội đảo lộn trong một quê hương mới của hắn, hai chữ tự do mà ai cũng phải trả một giá thật cao để được hưởng. Nói đến chữ "sợ" th́ hắn cũng dành th́ giờ nhiều để phân tích - Thật ra sợ cũng chẳng có ǵ phải xấu hổ cả, ví dụ như sợ vợ buồn, sợ vợ giận - Sợ vợ là lo lắng cho vợ, thành ra riết rồi mỗi lần nghe ai nói hắn sợ vợ, hắn không lấy ǵ làm xấu hổ nũa - Hồi xưa,thời c̣n trong quân đội, hắn có sợ một thứ mà không dám nói cùng ai - Hắn sợ ma - mỗi tối, đến ca phải đi gác, hắn nh́n vào bóng tối ban đêm mà nổi da gà. Ma th́ hắn sợ, chứ người th́ lại không, nên mấy thằng VC không bao giờ dọa hắn được. Đi làm th́ v́ sợ bị đuổi, nên Ba Phải lúc nào cũng cố gắng để bảo vệ nồi cơm, lo vợ, đón con, nên hắn đâm ra làm việc giỏi - Chữ sợ thành ra có lợi cho hắn rất nhiều - Bạn bè của hắn cũng tụ được một nhóm, đa số là cùng tuổi, cùng trường trong thời quân ngũ, nhóm bạn nhỏ hắn gọi là ?cùng tần số? - V́ bạn quư khó t́m, nên hắn sợ mất ḷng người, rồi không ai chơi với hắn, nên lúc nào hắn cũng cố gắng, để không ai phiền giận, cũng v́ chữ sợ đó mà hắn lại thêm nhiều người thương mến. Nhóm bạn của hắn cũng đă đến với nhau bằng một tinh thần thật đáng quư - Họ nh́n nhau như ba mươi lăm năm về trước, mọi người như nhau, cùng mang một cấp bậc, cùng ở chung lều, lănh lương và ăn uống như nhau - Họ cùng trải qua những giai đoạn khổ nhọc của cuộc sống, kẻ qua năm 75, đứa th́ H.O, đứa th́ vượt biển, băng rừng t́m đường sống. Họ đến với nhau bằng một tinh thần tương trợ đầy thân ái - Hắn gật gù th́ thầm với ư nghĩ đáng yêu.... "Ḿnh nên cám ơn xứ Huê Kỳ này, đă cho ta có cơ hội, lo được một mái ấm gia đ́nh, với những ngày an vui, nắng ấm, ngồi phè nhớ đến quê hương Việt Nam ngày xưa".
|