Thày ChạyPhilato- Anh ơi vào đây "hép" em một tí nữa đi. H́nh như mỗi lần thấy tôi ôm tờ tập san BĐQ th́ bả có vẻ không hài ḷng. Cọp và Sư Tử là .. tương cận, nhưng không ưa nhau, chỉ v́ khi có tập san Cọp là tôi liền quên Sư Tử. Giờ nghe Sư Tử hống phải vội lên tiếng để bảo toàn mạng sống: - Ǵ nữa đây? Khổ ghê, chưa tới năm Hợi mà "hép với heo" suốt ngày. Phải chi bả dùng tiếng Việt "nhờ anh tí" thay v́ "hép" th́ đỡ bị lẫn lộn việc nọ sọ việc kia. Việc trong bếp thường có con giúp. Nay chiều 30 tết, tụi nhỏ đi chơi xa, chỉ c̣n "một thầy, một cô và một con pet" ở nhà, nên cô sai "thầy chạy" có cờ. Bả nói: - Em đau lưng quá, nhờ anh mang những trái cây mua hồi sáng ra lau sạch rồi tŕnh bầy thành mâm ngũ quả để em cúng giao thừa, phải có trái măng cầu, dừa, đu đủ, xoài. Tóm lại sao cho hợp với nguyện ước đầu năm: "Cầu dừa đủ xài". Loay hoay măi mà tôi không sắp xếp được mâm ngũ quả "Cầu dừa đủ xài". Lư do là v́ tôi đi chợ mua trái cây nhưng không t́m đâu ra trái măng cầu nên tôi mua đại một chùm chôm chôm bằng nylon thay thế. Về h́nh thức th́ hoa lá cành xanh đỏ coi cũng được lắm nhưng xét đến nội dung, đọc câu thần chú, tôi mới tá hỏa, toát mồ hôi trong đêm lạnh! Trái măng cầu không có, chỉ có một chùm chôm-chôm th́ tính sao đây: Không lẽ "Chôm chĩa vừa đủ xài?"
Bả ngáy rồi, tạm an tâm nhưng tránh voi chẳng xấu mặt nào, ôm tập san Xuân Đinh Hợi BĐQ lặng lẽ ra ngoài pḥng khách, vừa đi vừa ngâm:
"Tối Ba Mươi, co chân đạp thằng .. bệnh ra cửa
Đạp thằng bệnh đi chỗ khác chơi để thầy khỏi phải bóp cái .. chân, giang cái tay đón ông Cọp vào nhà để được mạnh như Cọp, dẫu cho là sư tử Hà Đông cũng không dễ ǵ bắt (nạt) cọp được. Nhân thể chúc gia đ́nh nhà Cọp no đủ trong năm Hợi, chúc TS/BĐQ đẻ thêm .. số và con nào cũng đẹp và hay như số Xuân con heo này. Chờ đón giao thừa, không ǵ vui bằng mở Xuân Đinh Hợi BĐQ ra ngắm Đào, liếc Mai rồi rung đùi một ḿnh ngâm thơ tết của Đoàn Phương Hải th́ sướng kể ǵ! Đọc hồi kư của Hồng Châu với Xuân Mậu Thân bi thương ở Huế th́ quả thật là Lư Tưởng. Bao phiền muộn quanh đây xuân này chẳng đáng kể ǵ so với xuân xưa, c̣n sống là c̣n hạnh phúc. Chỉ với 2 tác giả này thôi cũng đáng đồng tiền bát gạo, hèn chi cái .. của BĐQ, cái danh sách ủng hộ ngày càng dài thêm ra. Nói theo nhà văn Fu-Fét là "Quá đă". Nhưng tôi kết nhất là bài "Những Chuyện Chưa Ai Nói" của Liên Thành. Bốn chữ "Biến Động Miền Trung" th́ ai cũng đă nghe, nhưng biết th́ không nhiều lắm. Những nhân vật "trung tâm" th́ vẫn ngậm tăm. Mở miệng mắc quai, hai ba cái hàm thiếc, cắn răng nuốt cục hận chờ đi vào nơi chín suối. Nay c̣n sinh tiền sao quư vị không cho chúng tôi, những kẻ hậu sinh, một lời nói thật.? Cám ơn tác giả Liên Thành đă cho độc giả nh́n rơ hơn về những cái "giả". Những cái tuy là giả nhưng thiếu chút nữa th́ đă làm tan nát một chính quyền thật. Là người có mặt trong cơn lốc bụi đỏ này, tôi xin góp thêm một vài câu chuyện vui buồn bên lề về "Biến động miền Trung". *** Vào thời điểm gay gắt nhất của "Biến Động Miền Trung", tháng 4/1966 Chiến Đoàn B/TQLC gồm TĐ1 và TĐ2 do Th/ tá Tôn Thất Soạn chỉ huy được không vận ra Đà Nẵng. Ngoài ra c̣n có TĐ5/TQLC đang có mặt tại Quảng Ngăi cũng sẵn sàng .. Đó là lư do tại sao Tr/ Tá Nguyễn Thành Yên TLP/ LĐ/ TQLC cũng có mặt tại ĐN. T́nh h́nh tại thành phố Đ.N quá ngột ngạt. Bàn thờ Phật bị đem ra giữa đường làm chướng ngại vật. Những biểu ngữ có mùi .. CS giăng khắp nơi với nội dung như "Đả đảo lính Thiệu Kỳ", "Lính T- K cút về SG" v.v.. Quân trấn trưởng ĐN là Đại Tá Đàm quang Yêu và Thị trưởng Nguyễn văn Mẫn cũng bỏ nhiệm sở để theo thầy, thành lập ra "Quân Đoàn Trần Hưng Đạo" để tiêu diệt lính "Thiệu- Kỳ"! Những vị tướng được trung ương đưa ra thay thế tướng Nguyễn Chánh Thi để ổn định t́nh h́nh th́ có ngưới lại theo thầy. Có vị thiếu thái độ dứt khoát, càng khiến như đổ dầu vào lửa. Trật tự thành phố ĐN ngày càng thêm hỗn loạn và cuối cùng th́ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia Đại tá Nguyễn Ngọc Loan có mặt để ổn định t́nh h́nh. Tr/Tá Nguyễn thành Yên TLP/ LĐ/ TQLC (lúc này TQLC mới là cấp Lữ Đoàn) được đề cử làm Quân Trấn Trưởng thành phố ĐN. Lịnh giới nghiêm 24/24 được ban hành và TQLC bắt tay vào việc dẹp biểu t́nh, dọn bàn thờ và sờ gáy được Đàm quang Yêu, Nguyễn văn Mẫn và một số tên cầm đầu tại chùa Phổ Đà. T́nh h́nh ngày một khá hơn, khoảng 3 tuần sau th́ sinh khí trở lại với ĐN, các tên đầu- têu phong trào làm loạn đă "tẩu vi thượng sách", rút "về Bắc", cố thủ tại cố đô Huế. *** HUẾ và "THẦY CHẠY" Một cách tổng quát th́ t́nh h́nh tại Đà Nẵng như kể ở phần trên, tôi chỉ xin góp thêm một vài câu chuyện vui buồn. Cứ mỗi lần các xếp bày ra chuyện đảo chính, chỉnh lư là các ngài lại đem lính ta ra đánh quân ḿnh. Nay xẩy ra chuyện "biến động miền Trung", anh em lính cũng bị chia làm hai phe nghinh nhau, đă đôi lần không tránh khỏi đổ máu, khiến VC đứng ngoài vỗ tay hoan hô mà không cần MC phải năn nỉ xin với xỏ cho một tràng "pháo tay"! Đó là chuyện buồn chung cho chế độ và tôi cũng có nỗi khổ riêng. Tôi bị đuổi khỏi Tiểu đoàn 5/ TQLC khi đang hành quân tại Mộ Đức Quảng Ngăi v́ tội vô kỷ luật, về tŕnh diện TĐ2/ TQLC đang hoạt động trong thành phố Đà Nẵng. Tiểu đoàn trưởng TĐ2 là thiếu tá Lê Hằng Minh, vừa tḥ mặt vào tŕnh diện đơn vị mới th́ ngài đại đội trưởng là Tr/ úy Ng x Ph .. đă liếc mắt nh́n tôi rồi mỉa mai: - Ông đánh lộn bên TĐ5 rồi về đây kiếm tôi phải không? Biết là gặp "điều chẳng lành", tôi đành cắn răng ngậm miệng cười ruồi khiến ông nổi giận, bảo đ.đ phó là Trần văn Hợp giao cho tôi một GMC với một tiểu đội để đi tuần tiễu ngày đêm khắp thành phố Đà Nẵng, nhất là khu vực chợ Cồn. Nhiệm vụ này thực ra là của một tiểu đội trưởng nhưng chắc xếp mới, cũng là một niên trưởng muốn thử lửa tên đàn em "thầy chạy" này xem sao. Chán đơn vị mới này quá! Đang buồn đến tă người th́ lại nhận được hung tin TĐ5/ TQLC đụng trận tại Mộ Đức, Tiểu đoàn trưởng là Th/tá Dương Hạnh Phước, bác sĩ Lê Hữu Sanh và cố vấn Mỹ đều hy sinh, riêng đại đội 4 mà tôi vừa đi khỏi th́ bị thiệt hại nặng. Sĩ quan đại đội bị đi gần hết, 2 tử thương, 2 bị bắt và một bị trọng thương! Có lẽ nhờ 15 ngày trọng cấm, bị đuổi đi đơn vị khác mà tôi thoát nạn. Thoát nạn nhưng vừa về đơn vị mới lại có vẻ bị trù! Mang tâm trạng chán nản, nên trong khi đi tuần tiễu, thấy những đám đông tụ tập thay v́ giải tán họ th́ lại ngó lơ, mỗi khi gặp được bạn bè ở "phía bên kia" th́ miệng mỉm cười, mồm chửi thề, vẫy tay, vẫy tay chào nhau rồi "sugar you, you go, sugar me, me go", thây kệ lệnh của mấy anh ở trên. Đó là niềm vui riêng. Vui chẳng được bao lâu th́ những đám biểu t́nh "được đằng chân lân đằng đầu". Những đợt biểu t́nh ngày càng tăng cả phẩm lẫn lượng, lệnh trên ra là phải dẹp. Những nơi khác không biết thế nào chứ đơn vị tôi th́ được trang bị phương tiện chống biểu t́nh rất nghèo nàn. Súng th́ tuyệt đối không được nạp đạn mà phải cầm ngang như cầm cây gậy làm vật cản, dàn hàng ngang tiến tới. Khởi đầu quân ta tiến th́ toán biểu t́nh thối lui. Dần dần họ không lui, đứng lại sỉ vả văng tục, quân ta phải mang mặt lạ chống "nước bọt", và lúng túng thấy rơ v́ thiếu kinh nghiệm chống biểu t́nh. Biết được yếu điểm quân ta không dám mạnh tay, nên đoàn biểu t́nh ngày càng lấn tới. Tiền phong của họ lại là thành phần chân yếu tay mềm nhưng miệng to đả đảo lính "Thiệu-Kỳ", nhiều khi c̣n đưa tay vẫy vẫy "về đây đi anh" khiến quân ta xa nhà (tôi) đă lâu cũng thấy mủi ḷng. Khu vực tôi phụ trách bị đoàn biểu t́nh dồn vào chân tường, sát hàng rào kẽm gai bao quanh quân trấn nên đành phải bắn chỉ thiên để hù. Súng nổ nhưng không có máu đổ th́ họ không sợ, không lui mà họ bắn lại bằng ..mồm và vỗ vỗ .. ghê quá. Nghe súng nổ th́ cấp trên lại cho uống café đen, biết làm sao bi chừ? Trước t́nh cảnh tiến không được, lui không xong, lệnh trên cấm xử dụng vũ khí và cũng không ai đành tâm hướng mũi súng về đồng bào, nhất là có các O dễ thương, dẫu biết rằng xa xa phía sau đoàn biểu t́nh có bóng dáng các "thầy", thầy dùi.
- Cố gắng chặn đứng đoàn biểu t́nh, tránh xô sát và không được đổ máu v.v.. Nhưng riêng tr/ úy NgxPh th́ lại có vẻ nói kháy và khích tướng tôi, anh nói: - Ông là dân "thày chạy" bên TĐ5 mà không biết cách làm cho "thầy chạy" à? Tức muốn điên lên v́ 2 tiếng "thầy chạy" của ông chỉ huy này. Giận cá chém thớt, tôi văng tục và gơ đầu cái ống liên hợp, bất chợt, ngộ ra điều ǵ, miệng lẩm bẩm: - "Thầy chạy, thầy chạy". Tôi cho trung sĩ 1 Nguyễn văn Cương tuyển chọn một tiểu đội gồm những anh em gốc sông Hương, thật nhanh nhẹn và khỏe mạnh, mặc đồ thường dân, cầm bảng viết khẩu hiệu: "Đả đảo lính Thiệu-Kỳ" và cùng tham gia vào đám biểu t́nh, càng hô to càng ăn tiền, rồi dặn kỹ anh em cứ thế, cứ thế mà làm. Biết trong đám đông có những ông thầy giả, chính những tên này mới là mục tiêu của tôi, chúng khích động và thúc đẩy đồng bào xông tới, bắt chúng th́ dễ nhưng đồng bào lại gào thét đ̣i thả thầy ra! Cùng tắc biến, biến tắc thông, cho áp dụng phương pháp "thầy chạy". Đi với Bụt mặc áo cà-sa, đi với ma mặc áo giấy nhưng đi với thầy tu giả này th́ không cần mặc ǵ cả, cho chuổng-cời. Tiểu đội của trung sĩ Cương giả dạng thường dân nhập đoàn, hô to đả đảo "Thiệu-Kỳ", áp sát "thầy VC" rồi ôm cứng, lột mũ ni, cởi áo cà sa, tháo giầy, "yêu nhau cởi hết cho nhau" rồi thả thầy ra. Thầy lấy tay bịt, hai tay bịt ..b. rồi bỏ chạy, đám đông trông thấy .. mà phát khiếp. Thấy "thầy chạy" th́ tṛ chạy theo, biểu t́nh tan hàng. Hai chữ "Thầy Chạy" là vậy, đúng cả bóng lẫn đen. Làm chơi ăn thật, thiếu thầy dùi th́ đám biểu t́nh chỉ c̣n tụ tập xa xa rồi tan hàng cố gắng. Tiếng đồn trong dân gian là "phong trào tranh đấu" không sợ súng đạn, không sợ pháo binh, cà-nông cũng không sợ, nhưng có một thứ cà phải sợ, thấy cà .. mà ghê, là phải bỏ của chạy lấy người, cà đó là .. "cà của mấy ông giặc". "BẮC TIẾN." Rời Đà Nẵng, chiến đoàn B/ TQLC tiếp tục hành quân ra Huế. Đoàn GMC phải di chuyển thật chậm chạp và khó khăn lắm mới vượt qua được xóm làng chài ở Lăng Cô. Bọn VC trà trộn và áp lực dân chúng bằng mọi cách để ngăn cản đoàn quân. Vô số bàn thờ và tượng Phật bị bày ra làm chướng ngại vật đặt dọc theo QL1. Đàn bà trẻ con, những người dân vô tội bị xúi dục quỳ dưới đường, thắp nến cầu an cho "thượng tọa" Thích Trí Quang, con người gây rối .. Cuối cùng đoàn xe cũng tới Huế vào lúc nhá nhem tối, thành phố tiêu điều xơ xác, không một bóng người. Đó đây trên bờ tường, góc phố đầy những khẩu hiệu "Đả đảo lính Thiệu-Kỳ" (trích MX Tôn thất Soạn, TT2). Đổ quân phía Nam cầu Trường Tiền để tiến vào thành, từng toán súng đạn sẵn sàng yểm trợ nhau qua cầu, cầu Trường Tiền chỉ có 6 vài 12 nhịp nhưng tối nay sao nó dài quá giữa cảnh âm u tịch mịch. Vào được phố chính Trần Hưng Đạo, Gia Hội, Phú Văn Lâu, đâu đâu cũng bàn thờ Phật với nhang nến lập ḷe trên đường phố không đèn, không người, nhưng thấp thoáng sau các cánh cửa là những con mắt cú vọ đang theo sát bước chân chúng tôi đi. Lệnh trên ban ra: - Khiêng tất cả bàn thờ vào hai bên hè phố. Trước khi khiêng phải chắp tay vái vái 3 lần, tuyệt đối không được làm hư hao. Biết đây là nhiệm vụ thật tế nhị, nếu sơ xuất có thể bị làm vật tế thần, bị đi tù như chơi, nên phân chia từng toán, toán canh chừng yểm trợ, toán khiêng bàn thờ vào lề đường. Lạ một điều là dưới mỗi bàn thờ đều có một thùng nước đầy không biết họ dùng những thùng nước đó để làm ǵ. Để chữa cháy chăng? Cũng cần nói rơ về những bàn thờ Phật ở giữa đường. Đa số là những cái bàn một người có thể vác, hay bất cứ thứ ǵ có thể để trên đó một vài b́nh bông, nén nhang, cái đèn, ngọn nến, một khung h́nh v.v.. trông rất là nhếch nhác, mục đích chính là cản trở lưu thông. Nhà tu nào có sáng kiến độc đáo này quả xứng đáng là "cốt-tu"! Những khu phố buồn hiu khác không biết ất giáp ra sao, nhưng khu phố đơn vị tôi chịu trách nhiệm th́ dẹp xong phía trước th́ phiá sau lại bày hàng ra! Họ núp đâu đó vội vàng chạy ra khiêng bàn thờ đặt lại chỗ cũ rồi biến mất. Dẹp tới cuối đường th́ quay đầu lại tiếp tục dẹp chỗ mới bày ra! Tôi báo cáo t́nh trạng "kéo cưa lừa xẻ" này và lệnh trên cho phép "tùy nghi"! Tùy nghi là thế nào? Rơ ràng là có một sự lấn cấn chần chừ thiếu dứt khoát chỉ v́ sợ mang tiếng "đàn áp tôn giáo", bản thân tôi là một "con chiên" tuy không ngoan đạo nhưng cũng rất ngại đụng chạm tới h́nh ảnh nhà Phật, . Nhưng giải quyết cách nào đây? Căn cứ vào hai chữ "tùy nghi", tôi ra lệnh: - "Tập trung những h́nh ảnh, nhang đèn, lư hương, hoa lá vào một nơi, lấy kẽm gai bao quanh, c̣n tất cả bàn ghế hay vật dụng dùng để kê th́ .. làm củi." Chỉ đơn giản có thế thôi, mọi con đường khu tôi được khai thông. Đốt hay không đốt th́ cũng bị vu cáo là đàn áp Phật Giáo rồi. Nhưng phải thật cẩn thận v́ có những ống kính của đám mũi lơ phản chiến luôn ŕnh rập, một tấm h́nh "rằn ri" đang đập bàn thờ bị đưa lên báo chí ngoại quốc th́ ốm đ̣n. Bà già Vũ Đoàn Dz.. là một Phật tử, đọc báo thấy nói TĐ2/ TQLC dẹp bàn thờ ngoài Huế thế là bà cụ đ̣i "từ" con! Thù Trong Địch Ngoài. Phải nói thật ḷng là không ǵ chán cho bằng "quân ta oánh lính ḿnh, dân ḿnh la ó quân ta", súng cầm tay mà không được bóp .. c̣! Thù trong với một số quân nhân bỏ đơn vị theo thầy, khiến địch ngoài rỡn mặt, ṃ về ăn cơm Âm-Phủ, ngủ đ̣ sông Hương! Sẵn sàng đứng ra tiếp thu ..! Nhưng tinh thần của Quân Đội không có ǵ thay đổi, nên ổn định không khó khăn, không máu đổ. Sau khi ổn định xong bên trong thành phố Huế là quân ta đi lùng và thịt "anh em" bên ngoài. Các đơn vị bạn vùng I không biết có vất vả lắm không nhưng riêng TQLC th́ hơi hao tài. Hai vị Tiểu đoàn trưởng tài ba của Binh Chủng đă phải hy sinh v́ hậu quả của cái gọi là: "Biến cố Phật giáo miền Trung". Tiểu đoàn 5/ TQLC sau 3 tháng hành quân ở Quảng Ngăi, đă sẵn sàng tại phi trường QN để "ngày mai" về SG nghỉ dưỡng quân, nhưng v́ t́nh h́nh sôi động và xôi đậu ở ĐN và Huế nên Tiểu Khu QN xin lệnh TTM cho hoăn lại một ngày. Và "ngày mai" thay v́ lên phi cơ về Thủ Đức, th́ lên trực thăng đổ xuống Mộ Đức và Tiểu đoàn đă đụng nặng nơi đây! Tiểu đoàn trưởng, bác sĩ, cố vấn Mỹ và một số đồng đội không bao giờ về nghỉ dưỡng quân nữa, mà nghỉ đời đời nơi chín suối, chỉ buồn cho người hậu phương đang chờ chồng mong cha! Tạm chia tay Huế, hai Tiểu đoàn 1 & 2/ TQLC tham dự cuộc hành quân Lam Sơn 283 ở Phù Lưu, Gia Đẳng "Dăy phố buồn thiu" dọc theo hương lộ ba số (555), dí Tiểu đoàn 808 VC và bè lũ tay sai vào ngă ba sông Định (Bích La thôn). "Anh em" ta lặn xuống đáy sông trốn hơn một ngày sau mới nổi lên khiến dân trong vùng phải vớt! Dẹp tan giặc ngoài xong, các đơn vị về mừng chiến thắng tại Phú Văn Lâu, dưới chân kỳ đài. Trong buổi lễ được tổ chức long trong này, Th/ tá Lê hằng Minh TĐTr/ TĐ2/ TQLC được vinh thăng Trung tá. TĐ2/ TQLC tạm trú tại An Ḥa, phía Bắc Huế, để tăng phái cho SĐ1 BB ra hành quân ngoài Quảng Trị c̣n TĐ1/ TQLC xuôi Nam, tăng phái cho SĐ2 BB tại Quảng Ngăi. Trâu Điên Sứt Móng. TĐ2/TQLC di chuyển bằng quân xa trên QL1 từ cầu An Ḥa ra Quảng Trị theo thứ tự ĐĐ1 Trần Kim Hoàng (K.17), ĐĐ2 Trần Văn Thuật (K.19), ĐĐ3 Đinh Xuân Lăm (K.17), ĐĐCH Trần kim Đệ (K.9/TĐ), ĐĐ4 Nguyễn Xuân Phúc (K16).
Địch núp sẵn dưới suối cạn phía trái QL1 đang xung phong lên, Hợp bị bắn vào bắp vế, tôi bị bắn vào khuỷu tay nhưng vẫn bám vào đường rầy xe lửa phía phải QL1. Lúc đó mới biết anh Phúc ở phía sau cũng bị bắn xuyên từ ngực ra sau lưng. Đại đội chỉ huy và BCH/TĐ ở đoạn giữa bị địch phục kích cả hai bên đường nên thiệt hại nặng và Trung tá TĐTr Lê Hằng Minh tử thương! Bài này thuộc đề tài "Thầy Chạy" nên xin không nói lại toàn bộ trận phục kích mà chỉ nhắc đến những ǵ có liên quan do hậu quả của "cái biến động MT". Dẫu cho TĐT và hơn 40 quân nhân bị tử thương nhưng Trâu Điên không bị "xóa sổ" như cái đài của "bác" loan báo. Nhưng chúng lại quên đi hơn 200 đồng chí sinh Bắc tử Nam nằm lại tại chỗ, Trâu Điên không bị xóa sổ như "thầy chạy" và các đệ tử mong đợi. Một người gốc sông Hương núi Ngự, người có vai vế ở Huế mà thân phụ bị VC sát hại trong tết Mậu Thân hỏi tôi: - Mày có biết khi Trâu Điên bị phục kích, dân ở Huế nói ǵ không? - Không. - Họ vỗ tay hoan hô! Tôi biết ông này nói vậy để chọc quê tôi. Nhưng thực ra cả hai chúng tôi đều hiểu "dân Huế" ở đây chỉ gồm "thầy chạy" và đệ tử trong phong trào mà thôi. Câu trả lời của ông làm tôi nhớ đến câu nói của sinh viên Hà Nội Nguyễn tiến Trung nay đang du học tại Pháp, gửi thư về trong nước tâm sự với thầy bộ trưởng giáo dục: - "Ngày 11/9 khi nghe tin 2 ṭa nhà ở New York bị khủng bố đánh sập, học sinh trường tôi đă đứng dậy vỗ tay hoan hô v́ nước Mỹ bị trừng trị, nhưng chúng tôi không biết đó là cái ác trong tâm chúng tôi đă nổi dậy! V́ chúng tôi được giáo dục như thế!" Được "giáo dục hay thầy dạy" th́ có ǵ khác nhau phải không thưa ông thích.. Trí Quang và các đệ tử của ông. "Thành quả" Mậu Thân ở Huế đủ chứng minh quyền lực của ông, người viết xin đặt thêm vài cái dấu hỏi: Những dấu hỏi: TĐ5/TQLC bị đánh ở Mộ Đức QN mà tôi đă kể sơ qua phần trên, Đại đội trưởng ĐĐ4/TĐ5 Dương Bửu Long lúc đó bị thương nặng và sau này là TĐP một Tiểu đoàn BĐQ, (ông mới mất ở bên Úc) đă ghi lại câu hỏi: _ "Vin vào lư do biến động miền Trung, Tiểu khu QN cố t́nh xin TTM lưu giữ TĐ5/ TQLC thêm một ngày và đă đưa ra một kế hoạch hành quân vô kế khả thi, đẩy TĐ5 vào một thế trận đă được VC phục sẵn! Phải chẳng có nội tuyến cao cấp của VC trong TKQN" (Dương Bửu Long, Chiến Sử TQLC) Trường hợp TĐ2/TQLC bị phục kích th́ được Mx Tôn Thất Soạn, chiến đoàn trưởng Chiến đoàn.B/ TQLC đă viết lại: _ "Chưa đầy một tháng sau, sự kiện này được lập lại với TĐ2, với kế hoạch di chuyển bị hoăn lại một ngày khiên trận phục kích tại Pḥ Trạch thật thê thảm"!. Người viết xin nói thêm: TĐ2 bị độn thổ phục kích từ những hầm hố và địa thế trũng phủ cỏ bên phải QL1, gần với đơn vị bảo vệ cầu Pḥ Trạch vào buổi sáng lúc 9 giờ có nắng chan ḥa, có L.19 bao vùng, có một trung đội Nghĩa Quân quận Phong Điền mở đường. Trước khi TĐ2 di chuyển ra QT th́ lúc 6.30 sáng đă có một đoàn quân xa của Mỹ di chuyện từ QT về Huế vẫn an toàn. VC sợ Mỹ và chờ Trâu Điên theo lệnh thầy? Kế hoạch di chuyển của đơn vị tăng phái là TĐ2 đă không được "ông chủ" bảo mật nên VC đă phục kích 2 bên đường, ở đoạn giữa để tiêu điệt BCH/TĐ. Ai đă cung cấp kế hoạch di chuyển của TĐ2 cho thầy để thày trao cho đồng chí? Dù có L.19 bao vùng, có trung đội Nghĩa quân mở đường, đơn vị bảo vệ cầu, Pḥng 2 /SĐ1.. đă "không biết"(?) một tí ǵ về địch, dù cho chúng đă nằm sẵn từ một ngày trước trên một đoạn đường dài gần 1 Km để đón tiếp Trâu Điên? Trong tài liệu của CSBV nói về "chiến thắng cầu Nhi" chúng đă viết: _ "Sau một đêm thức trắng, các chiến sĩ quân Giải Phóng vẫn tỉnh táo trong công sự chiến đấu, dán mắt về hướng địch, theo dơi từng bước đi của chúng"(TĐ2). Biến cố Phật Giáo miền Trung đă đem lại những quyền lợi ǵ cho "thầy" và nhóm ngợm theo thầy? Nhưng cuối cùng th́ "thầy chạy" và đệ tử vào bưng để Mậu Thân, đă mậu thân sao c̣n khỉ, lũ khỉ đỏ đít quay về tặng "Vành Khăn Sô" cho Huế ! Đó chính là đ̣n thù của đám thầy tṛ "thích chôn sống". Sau 30/4/1975 thầy bị ngậm hột thị thay v́ được ngậm củ ..sâm, v́ VC không cần đến nữa! VC Quăng cái vỏ chanh Quang đi! Thơm như múi mít nhưng vỏ mít th́ quăng đi, tiếng Tây gọi là: "Quitsement-ra-mon-cher" Tiếng nôm lộn ngược gọi là: "Quăng sơ mít ra mé sông". Cái sơ mít "thích chôn sống" không c̣n dùng được nữa!... * Các h́nh ảnh được trích từ website của Tổng Hội Thuỷ Quân Lục Chiến |