Lời người viết:
Nhân vật "Tôi" trong bài là bạn tôi, một Viêt kiều, cư ngụ tại Paris từ năm 1961. Bạn tôi viết thư cho bạn bè trong đó có tôi, tường thuật lại cuộc viếng thăm t́nh nghĩa tại Huế. Tôi thấy một tấm ḷng nhân ái như thế này cũng nên đem ra "khoe" với một số lượng độc giả lớn hơn cái "forum" khiêm nhường của chúng tôi, gồm các bạn đồng môn của 2 ngôi trường xứ Huế T.H và J. d'A thân ái gắn liền nhau.
Nên tôi đă xin phép bạn tôi ghi lại nơi đây, cùng với đôi chút màu mè hoa lá cành, sửa lại lời văn của bạn tôi có phần nào hơi phóng túng trong khuôn khổ lá thư viết cho bạn bè. Không phải bạn tôi không "biết" viết văn, nhưng bạn tôi không biết tự "khoe" ḿnh, nên tôi phải viết thay. Dĩ nhiên, tôi sẽ giữ lại nhiều đoạn theo nguyên văn lá thư mà không để trong ngoặc kép, v́ sợ rườm rà, và chắc chắn bạn tôi sẽ không kết tội tôi "đạo văn" của anh ta.
Hoàng Đức
Tôi về Việt Nam thăm quê hương lần này là lần thứ bao nhiêu nhỉ, tôi hoàn toàn không nhớ, chỉ biết là đă nhiều lần lắm rồi, v́ tôi c̣n Mẹ già đang tại thế, đang sống những ngày "hồng ân" mà Thượng Đế, Trời, Phật ban cho những người có phước đang đi trên con đường số 9, gần hết cơi trăm năm của đời người.
Từ Ba Lê về Việt Nam lần này, tôi đi Huế và Đà Nẵng 3 đêm, 4 ngày. Về Huế lần này, ngoài chuyện muốn thăm lại nơi chôn nhau cắt rốn của tôi và t́m gặp lại những ông bạn già đă từng một thời cùng nhau mài đũng quần trên ghế nhà trường, tôi c̣n muốn t́m đến những "mảnh đời tan vỡ" hiện đang sống lây lất trên quê hương, sau khi đă hy sinh biết bao xương máu trên chiến trường khốc liệt, suốt một đoạn đường dài lịch sử nội chiến Bắc Nam,
một cuộc chiến tranh ư thức hệ mà kẻ "chiến thắng" đang dần dần bị văn hóa của miền Nam "chiến bại" đồng hóa.
Về đến Saig̣n, tôi tự "cấm cung" trong nhà mấy ngày liền để vấn an sức khỏe Mẹ già cho tṛn chữ hiếu, để cho Mẹ tôi hỏi han đủ một ngàn lẻ một thứ liên quan đến cuộc sống của thằng con trai bà Cụ trên xứ lạ quê người, thằng con mà năm 1961 bà đă đứt ruột "đành đoạn" để cho nó ra đi không phải "t́m đường cứu nước", mà để theo đ̣i học vấn, hầu có được một tương lai sáng lạn làm nở mặt, nở mày cha mẹ. Sau đó, khi thấy Bà Cụ dường như đă có phần tạm nguôi nỗi nhớ nhung, không c̣n muốn làm t́nh, làm tội thằng con trai hiếu thảo nữa, tôi bèn lẻn đi lo việc riêng của tôi. Bắt ngay một chiếc Honda thồ, tôi đến Bưu điện Saigon hỏi lấy mấy bưu phiếu gửi tiền. Nắn nót mấy gịng chữ cho thật rơ ràng, ngay ngắn, một công việc khá khó khăn đối với tôi sau bao năm bị nô lệ kỹ thuật, chỉ gơ tay trên máy vi tính. Tôi rụt rè chuồi 4 phiếu cho cô bé nhân viên Bưu Điện, rụt rè v́ tự nhiên mang mặc cảm già nua và xa lạ với những thủ tục hành chánh có phần khác biệt với thuở xa xưa. Cô bé nhân viên Bưu Điện chỉ chừng 25-27 tuổi, non nớt, ngon lành như một trái cấm, khiến tôi liên tưởng đến những ông già dịch về Việt Nam đem dollars nuôi cháu ngoại, tức là đào nhí bằng tuổi cháu ngoại của các ông. Cô bé hỏi tôi:
- Bác quen nhiều người què cụt quá hả bác?
Ui chao ơi, mới năm trước tôi được gọi bằng Chú mà nay đă lên chức Bác. Chú th́ c̣n có thể thỏ thẻ: "Đừng gọi anh bằng Chú" chứ đă Bác rồi th́ không thể bảo: "Đừng gọi anh bằng Bác!" được nữa, v́ nghe ra trơ trẽn và vô duyên lắm. Tôi đành ngậm ngùi trả lời cô bé:
- Ừ họ tàn tật, hậu quả của chiến tranh cháu ạ!
- Bộ đội hả bác?
- Không, thương phế binh
"ngụy". Bác nói "ngụy" quen miệng chứ bây giờ báo chí gọi là "Chính quyền Saigon cũ".
- Dzậy hả bác?
- Ừ, chiến tranh bao giờ cũng có 2 phe, phe được và phe thua.
- Có lần, một ông khách đến gửi cả trăm phiếu. Cháu và mấy nhỏ bạn phải ghi phiếu giùm.
- Cả trăm?
- Hổng nhiều tiền như phiếu của bác. Chỉ một trăm mấy chục ngh́n một phiếu.
- Gửi về đâu?
- Tỉnh nào ngoài Bắc cháu không nhớ.
- Ừ, ngoài Bắc chắc là bộ đội.
- Bác làm dziệc từ thiện ǵ mà góp nhiều tiền dzậy?
- Hổng hội hè ǵ hết! Bạn bè tư nhân thôi! Hổng nhiều tiền lắm đâu!
Cô bé giải thích cho tui nghe về giá biểu khác nhau, nào là gửi cấp tốc, gửi có hồi âm vv... Tôi suy nghĩ rồi hỏi:
- Gửi về quê, không cần cấp tốc hả cháu? Chắc chắn đến tay người nhận hả cháu?
- Tới mà bác! Gửi dzề quê, hổng cần cấp tốc, uổng tiền bác.
Ra về, nắng nóng, "cái nóng nung người, nóng nóng ghê!" chứ không phải "Nắng Sài G̣n anh đi mà chợt mát", đường phố bụi bặm mù trời, ô nhiễm, xe cộ như nước. Tôi lội xuống gịng nước như người bộ hành dứt khoát lội xuống bùn sau khi đă rón rén sợ quần lấm bùn, câu chuyện trong cuốn "Luân lư giáo khoa thư" thời tiểu học. Ḷng tôi lâng lâng nhẹ nhơm, túi tiền cũng nhẹ tênh. Chợt bâng khuâng nghĩ đến cô bé khả ái, nhân viên Bưu Điện Saigon, khơi chuyện thương binh què cụt với tôi. Cô bé sinh ra sau 1975, hồn nhiên, trong trắng, chưa thấm nhuần văn hóa lịch sử Việt Nam con rồng cháu tiên. Thương cô bé, ngại rằng- mà cũng muốn rằng- rất muốn- một ngày nào đó, cô bé già tuổi đời có thể sẽ biết nhiều hơn và thấm hơn nỗi đau của lịch sử Việt Nam vừa bi thương vừa oai hùng.
Ngày hôm sau, tôi xin phép Mẹ già lên đường ra Huế. T́m đến hai "Mệ" bạn già gốc Hoàng Tộc nhà Nguyễn. Hai bạn tôi trước đây đều là công chức "Chính quyền Saigon cũ", nay đă về hưu, một ông giáo có tiền hưu "chết đói", một ông, sau mấy năm
"học tập cải tạo" về mở pḥng mạch tại gia, khám bệnh cho dân trong phường khóm, mỗi ngày kiếm vài chục ngh́n tiền ông già râu, vừa đủ tiền chợ hàng ngày.
Ông bạn Đại úy bác sĩ quân y ngày xưa, bỏ bê pḥng mạch vắng như chùa Bà Đanh, lái xe Honda hai bánh đưa tui đi khắp phố phường xứ Huế, t́m đến nhà hai thương phế binh VNCH, mà tôi đă chọn trong danh sách được gửi sang tận bên trời Tây. Buổi sáng chúng tôi t́m đến địa chỉ ở thôn Vỹ Dạ. Có dịp "Nh́n nắng hàng cau, nắng mới lên", tôi thấy ḷng dào dạt t́nh quê hương và bỗng dưng như thấy thấp thoáng đâu đây h́nh bóng Hàn Mặc Tử, với những lời thơ chất ngất thương đau và những mối t́nh đơn phương vô vọng. Thương tiếc thi sĩ tài hoa mệnh bạc! Thương phế binh thôn Vỹ không có mặt ở nhà, anh bậân xuôi ngược trên các nẻo đường, bán hy vọng cho dân xứ Huế, anh bán vé số! Tôi hẹn người nhà, chiều tôi sẽ trở lại.
"On the road again!" Tôi cùng ông bạn bác sĩ lại rong ruổi trên con ngựa sắt t́m đến thăm một mảnh đời bất hạnh khác. Trời mưa lất phất! Mưa Ngâu chăng? Làm ǵ có mưa Ngâu giữa mùa Xuân xứ Huế! Nhớ năm nào, thuở mới biết yêu, xem phim Ngưu Lang Chức Nữ, nghe Ngưu Lang La Thoại Tân thổi sáo và nh́n Chức Nữ Thẩm Thúy Hằng lệ tuôn dầm dề, mà tâm hồn đa cảm, đa sầu đă nức nở trong rạp chiếu bóng Châu Tinh, ḷng tôi bỗng thoáng nao nao. Mưa phùn từ mấy ngày trước khi tôi ra Huế. Không gian se lạnh, đă thấy lác đác đây đó những chiếc áo ngự hàn, "những vuông khăn lụa em quàng bờ vai."
Mưa từng giọt nhớ đầy vơi
Mưa gieo mật ngọt những lời yêu đương
Huế xưa mưa măi vấn vương
Tóc em mưa gội nhớ thương ngh́n trùng
Mai này mưa lạnh ngoài song
Ta về cùng lắng tiếng ḷng nghe mưa. Chúng tôi đèo nhau từ Vỹ Dạ qua Thành Nội, lần ṃ t́m đến nhà một thương phế binh khác ở cạnh đồn Mang Cá, nơi ngày xưa là Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Một Bộ Binh VNCH. Căn nhà nhỏ bé tí teo! Đằng trước nhà, dưới mái hiên, người đàn bà nghèo xứ Huế đang cặm cụi với những đường kim mũi chỉ trên tấm vải đỏ màu máu căng trên khung thêu. Để hoàn thành một tác phẩm thủ công nghệ như thế này, người thợ thêu phải mất ngày này qua ngày khác, công việc kéo dài lê thê, chẳng khác ǵ bức lụa thêu của nhân vật thần thoại Pénélope. Tiền công cho một bức tranh thêu? Tôi không dám hỏi v́ sợ phải nghe một cái giá thấp đến năo ḷng.
- Bà cho tôi hỏi thăm ôn Ba Cụt.
- Dạ, ôn ở đàng sau nhà.
Bạn tôi đứng ngoài cửa, áo mưa trùm kín chỉ nh́n thấy đôi kính trắng. Tôi lột áo mưa, hùng dũng bước vào nhà. Đứng đợi bên chiếc bàn thờ mà nước sơn trên gỗ đă hoen ố theo thời gian. Bỗng tôi nghe:
- Dạ Ba Cụt đây! Ôn đây!
Tôi nh́n xuống sàn nhà. Sau bàn thờ tổ tiên, lết lết ra một "con ếch" khổng lồ. Chỉ thoáng trong vài giây ngỡ ngàng, tôi đă biết tôi đang đối diện một anh hùng vô danh đă từng xông pha trong bom đạn ngày nào, khi quê hương đang c̣n trong khói lửa chiến tranh. Người hùng năm xưa nay đă trở thành Ba Cụt v́ anh bị cụt đôi chân đến tận bẹn. Đôi mắt tinh nhanh từng nh́n xuyên đêm đen khi thiếu vắng ánh hỏa châu trên vùng trời bom đạn vần vũ, nay chỉ c̣n lại một con, đang lơ láo nh́n đời. Pḥng khách gồm chiếc bàn ọp ẹp kê bên cửa sổ, không có lấy một chiếc ghế. Không ai mời, tôi ngồi bệt xuống sàn nhà. Tôi hỏi ôn mấy câu để biết ôn vốn là một trung sĩ thuộc Sư Đoàn 23 Bộ Binh VNCH, bị thương trong một trận đánh khốc liệt khi đối phương dùng chiến thuật biển người tràn ngập đơn vị của anh. Ôn đang kể chuyện "ngày xưa" th́ mệ bỗng ở đâu chạy về ngồi nép bên ôn. Mệ c̣n rơ nét đẹp gái, dù năm tháng đă phôi pha theo gịng đời biến suy. Bạn tôi, cựu đại úy Bác sĩ Quân y như không đừng được, đứng ngoài hiên, buột mồm khen:
- Mệ c̣n khéo (tiếng Huế nghĩa là đẹp) ghê hí!
- Dạ...
- Chư từ hồi ôn bị như ri mà mệ vẫn ở với ôn à?
- Dạ...
- Tui biết nhiều người, họ bỏ chồng.
- Dạ, sau «giải phóng», có người rủ đi Mỹ mà dạ... tui khôn đi.
- Rứa à!
Ôn Ba Cụt năm nay đă 70 mà thân thể "người ếch" vẫn c̣n nét cường tráng của người chiến binh. Mệ, vợ của ôn, tuổi chừng 60, nụ cười chất phác, hiền ḥa vẫn c̣n nét sắc sảo của một thời vàng son mà ôn đă bắt gặp trong một cuộc hành quân dừng lại nơi quán vắng bên đường, trên ngọn đèo heo hút, miền cao nguyên đất Việt. Ôn mệ Ba Cụt hỏi tên tuổi của tôi, ấp úng nói lời cảm ơn tôi đă đến thăm cùng tặng quà. Tôi thưa cùng ôn mệ rằng, không có chi phải cảm ơn. Cứ xem như đây là một món quà bất ngờ của một ngựi thân quen, của một chiến hữu từ miền xa gửi về giúp bạn bè trong hoạn nạn. Bạn tôi, thật nhanh nhẩu và hồn nhiên, bảo:
- Anh chị khỏi cần biết món quà từ đâu đến. Lúc nào tôi nhận được quà, tôi sẽ đem đến cho anh chị .
Trên đường về, bạn tôi cho biết anh ta đă từng gặp nhiều người tàn tật tự nhận ḿnh là thương phế binh "ngụy", để mong được chút cảm t́nh thể hiện bằng một món tiền nho nhỏ của khách qua đường. Tôi không tỉnh táo, không có "kinh nghiệm sống" của bạn tôi, một bác sĩ Quân y không may mắn "học tập cải tạo" đủ năm, tháng, để được ra đi theo diện HO. Đây là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với một gia đ́nh thương phế binh thứ thiệt, đang kéo lê một cuộc sống nghèo khổ sau khi đă hy sinh một phần thân xác cho quê hương, cho lư tưởng. Tả sao cho xiết nỗi xúc động trong tôi!
Chiều hôm đó, tôi một ḿnh trở lại thôn Vỹ t́m thăm người phế binh tôi đă không gặp được sáng nay, v́ anh đang trên đường kiếm sống. Bài học "Mưu sinh thoát hiểm" trong quân trường chắc chẳng giúp ǵ được anh, khi quê hương thanh b́nh! Người thương binh bất hạnh này là một địa phương quân, nay đang đi trên con đường số 5. Anh bị cưa một cánh tay lúc anh chưa tṛn tuổi đôi mươi, chỉ hơn một tháng trước ngày uất hận 30 tháng Tư năm 1975.
Lúc tôi ghé thăm, anh cùng cô em gái đang mong ngóng tôi, người khách phương xa. Hai anh em vừa mất mẹ trong mùa Tết vừa qua. Trên bàn thờ, tôi thấy vài tấm trướng, liễn, c̣n mới tinh. Hai anh em c̣n độc thân, sống đùm bọc lấy nhau trong căn nhà c̣n rách nát hơn căn nhà của ôn Ba Cụt bên đồn Mang Cá. Tôi hỏi cô gái Vỹ Dạ:
- Anh ni đi bán vé số, c̣n chị mần chi?
- Dạ bán xôi.
- Ở chợ Vỹ Dạ?
- Dạ khôn, bán xôi buổi sáng đầu hẻm ni.
Buồi chiều, cô ta nách rổ bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc, tay xách cái giỏ đựng chén dĩa và một keo nước mắm, đi từ đầu đường này đến cuối ngơ kia, để mong kiếm thêm được chút tiền độ nhật. Sáng nay, tôi đến đầu con hẻm nhỏ hỏi nhà người thương phế binh, rất nhiều người biết và sốt sắng chỉ đường cho tôi, chứng tỏ t́nh lân bang thắm thiết của người dân quê nghèo khổ đối với chiến binh tàn tật, đă từng ôm súng giữ ǵn quê hương cho họ an ổn sống xa vùng lửa đạn. Và tôi bỗng t́m ra được câu đối đáp khi anh thương phế binh ngỏ lời cảm ơn tôi khi nhận món quà t́nh nghĩa từ tay tôi. Tôi bảo:
- Anh và tui, không biết ai phải cảm ơn ai.
Rời Huế, tôi về lại Saigon để nghe mẹ tôi cật vấn tôi đă làm ǵ khi sống những ngày xa gối Mẹ. Bà cụ, ngày nào cũng thúc mấy cô em của tôi phone ra Huế t́m tông tích của tôi như t́m trẻ lạc. Mẹ tôi ngại tôi nhẹ dạ "đem tiền cho gái ăn". Tôi tuy cũng là ṇi hảo ngọt, nhưng mà bây giờ tôi đă khôn "chảy vỏ" (lại là tiếng Huế có nghĩa là khôn hung lắm, khôn nhiều lắm). khó ai có thể lừa bịp được tôi, trừ ra tôi cố ư để bị lừa như quân sư Khổng Minh để thành trống, lừa quân địch xông vào và dang tay "ôm trọn gói" vào ḷng. Ngoài hai cuộc viếng thăm kể trên, tôi c̣n một danh sách những Nhịn Cụt, Tân Què, Lại Mù vv... mà thời gian eo hẹp tôi không thể đích thân viếng thăm, đành ủy thác cho bạn bè đem những món quà t́nh nghĩa đến an ủi những ân nhân của chúng ta, những người lính bất hạnh đă hy sinh một phần thân thể trên chiến trường để ta có được ngày nay an b́nh nghĩ đến những ân t́nh khó ḷng đền đáp. Những món quà t́nh nghĩa này ngọt ngào t́nh thương mến, như những chùm nho và tôi đặt tựa cho bài viết là "Chùm Nho Nhân Ái" phỏng theo tác phẩm "The Grapes of Wrath" của John Steinbeck.