Phần 1Những Năm Tư trong Lịch SửGS Nguyễn lư Tưởng sưu tầmSách Kinh Dịch, một tác phẩm do Khổng Tử biên soạn cách nay vào khoảng 2500 năm, trong đó thu nhặt những tư tưởng của người Trung Hoa về vũ trụ quan và nhân sinh quan được phổ biến lâu đời trước Khổng Tử, có viết rằng: "Thiên sinh ư Tư, Địa tịch ư Sửu, Nhân sinh ư Dần". Thiên (Trời), Địa (Đất) và Nhân (Người) là ba yếu tố chính của vũ trụ, gọi là Tam Tài. Trời sinh ra từ Tư (Tư là giờ khởi đầu của một ngày, cũng là năm khởi đầu của một Giáp (12 năm: Tư, Sửu, Dần, Măo...) Trời là khởi đầu của mọi sự, mọi loài, mọi vật. Trời ở đây không phải là bầu khí quyển bao bọc chung quanh quả đất, mà là một ngôi vị, một Đấng thiêng liêng, Đấng Tạo Hóa, Đấng an bài mọi sự trong vũ trụ. Những câu trong sách Trung Dung như: "Thiên mệnh chi vị tính?" (Tính là do Trời ban cho), "Đạo xuất ư Thiên" (Đạo từ Trời mà ra), "úy Thiên" (sợ Trời), "duy Thiên vi đại" (chỉ có Trời là lớn hơn cả), "Thiên vơng khôi khôi, sơ nhi bất lậu" (Lưới Trời lồng lộng, thưa mà chẳng lọt),v.v. đều nói về một Đấng Tối Cao trong vũ trụ mà tổ tiên chúng ta gọi là "Ông Trời". Ông Trời mà tổ tiên chúng ta luôn tôn thờ và đặt niềm tin vào Ngài, chính là Thượng Đế, Thiên Chúa hay Đức Chúa Trời mà người Thiên Chúa giáo tôn thờ. Đó là niềm tin của cả dân tộc chúng ta, của tổ tiên chúng ta dưới thời vua chúa cho đến ngày hôm nay. Dù h́nh thức thờ phượng có khác nhau, nhưng niềm tin vẫn là có một Đấng Tối Cao, Đấng Tạo Hóa Duy Nhất, tạo dựng nên vũ trụ và muôn loài, muôn vật. Năm 2008 nầy là năm Mậu Tư. Chúng tôi lại có dịp viết về "Những năm Tư trong lịch sử" theo yêu cầu của các thân hữu trong làng báo tại Hoa Kỳ. Chúng tôi lại có cơ hội nghiên cứu sử sách, được ôn lại những điều đă học hỏi cách nay bốn, năm mươi năm, khi c̣n ngồi ở ghế nhà trường. Đọc lại những bộ sử quan trọng của nước ta như Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Đại Nam Thực Lục, Đại Nam Liệt Truyện, Đại Nam Nhất Thống Chí,v.v...chúng tôi nhận thấy Năm Tư là năm có nhiều biến cố quan trọng trong lịch sử nước ta: từ Hai Bà Trưng Khởi Nghĩa năm Canh Tư (40), đến Trần Hưng Đạo đại thắng quân Nguyên trên sông Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo mất, vua Quang Trung mất, vua Hàm Nghi bị bắt, giải pháp Bảo Đại, đảo chính TT Diệm (11/11/60) mùa Hè đỏ lửa (1972),v.v....đều là những năm Tư... Nói đến năm Tư, chúng ta thường nghe các cụ xưa nhắc nhở "Tư hư, Sửu hao, Dần bất lợi"... Ba năm Tư, Sửu, Dần... đều là những năm phải cẩn thận đề pḥng v́ sẽ có nhiều biến cố xảy ra cho bản thân, cho gia đ́nh, cho xă hội, cho quốc gia... Sử sách ghi chép quá nhiều, trong phạm vi một bài báo Xuân, chúng tôi chỉ xin ghi lại một số biến cố quan trọng mà thôi. Canh Tư (40 thế kỷ thứ 1 sau Công nguyên): Trưng Trắc khởi nghĩa chống lại nhà Hán. Nước Nam Việt của Triệu Đà bao gồm lănh thổ của Triệu Đà và lănh thổ Thục Phán (An Dương Vương) bị Triệu Đà chiếm trong đó có hai bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt gọi chung là nước Âu Lạc. Triệu Đà đặt tên nước là Nam Việt. Sau khi nhà Triệu mất ngôi, nhà Hán đổi tên nước Nam Việt thành Giao Chỉ bộ và được chia thành quận, huyện đặt dưới quyền cai trị của quan lại nhà Hán. Người Lạc Việt phải chịu nhiều sự áp bức, bất công, nhất là dưới thời Thái thú Tô Định. Do đó, hai vị nữ anh hùng của Lạc Việt là Trưng Trắc và em là Trưng Nhị đă nổi lên chống lại nhà Hán, giết Tô Định, đánh đuổi quân xâm lăng ra khỏi đất nước, giành lại độc lập cho dân tộc. Hai Bà Trưng đă nổi lên ở quận Giao Chỉ, dân thiểu số các nơi hưởng ứng cùng nổi lên đánh phá quân Hán, chiếm được trên 60 thành (thành ở đây phải được hiểu như là những thôn, làng, ấp chiến đấu hay những công sự chiến đấu do người Hán dựng lên). Trưng Trắc xưng vương, dựng nền độc lập. Năm 41, nhà Hán sai danh tướng là Mă Viện qua đánh, hai Bà Trưng thua trận, chết vào mùa Xuân năm 43. Theo sách "Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục" do Quốc sử quán nhà Nguyễn biên soạn năm 1856 (Tự Đức) viết rằng: "Vương vốn họ Lạc, lại có một tên họ nữa là Trưng. Là con gái quan lạc tướng huyện Mi Linh, quận Giao Chỉ, và là vợ của Thi Sách người huyện Chu Diên, bà là người rất hùng dũng. Lúc bấy giờ Thái thú Tô Định cai trị tham lam và tàn bạo, giết mất chồng bà. Bà cùng với em gái là Trưng Nhị dấy quân, đánh hăm chỗ châu lỵ. Tô Định phải chạy về Nam Hải. Quân bà đi đến đâu như gió lướt đến đấy. Các dân tộc man, lư ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng theo. Lấy lại và dẹp yên được 65 thành ở đất Lĩnh Nam. Bà tự lập làm vua, đóng đô ở Mi Linh.
- Mậu Tư (1288) Trần Hưng Đạo đại thắng quân Nguyên trên sông Bạch Đằng. Tháng Giêng, tướng Nguyên là Ô Mă Nhi đem hải quân vào cửa Đại Bàng. Trần Khánh Dư đánh nhau với quân của Ô Mă Nhi bị thua, bị Thái thượng hoàng nhà Trần bắt tội. Trần Khánh Dư xin lập công chuộc tội. Binh thuyền của Ô Mă Nhi đi qua rồi, Trần Khánh Dư thu thập tàn quân chờ đợi thuyền chở lương thực của giặc. Quả nhiên, sau đó, thuyền lương của quân Nguyên do Trương Văn Hổ kéo đến, bị quân của Trần Khánh Dư phục kích, quân Nguyên thua to. Khánh Dư bắt được quân nhu, khí giới rất nhiều. Trương Văn Hổ thoát chết chạy về Quỳnh Châu. Trần Khánh Dư đưa những quân địch bị bắt đến trại quân Nguyên... Khi biết được lương thực của chúng đă bị quân ta cướp, thiếu lương thực nên nên quân Nguyên rối loạn, không c̣n tinh thần chiến đấu. - Tháng Hai, Ô Mă Nhi biết tin thuyền lương của Trương Văn Hổ bị quân ta cướp nên đem quân đánh trại An Hưng, rồi về chiếm Vạn Kiếp, giữ núi Chí Linh và Phả Lại để cố thủ. - Tháng ba, Trần Hưng Đạo áp dụng chiến thuật của Ngô Quyền (năm 939 thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng), đă thắng quân Nguyên ở sông Bạch Đằng, bắt sống Ô Mă Nhi, các tướng Trương Ngọc, A Bát Xích tử trận, quân Nguyên bị thương, bị chết rất nhiều. Bọn tàn binh phải liều chết hộ tống Thái tử Thoát Hoan chạy về Tàu... Thắng trận, rước Thượng hoàng về Thăng Long, đem bọn Ô Mă Nhi, Tích Lệ Cơ Ngọc ra chém đầu làm lễ hiến phù (tế cáo với tổ tiên họ Trần). - Tháng 10, sai sứ qua nhà Nguyên tŕnh bày t́nh h́nh, xin giảng ḥa và xin triều cống như cũ để cho nhân dân hai nước tránh khỏi nạn chiến tranh, vui hưởng ḥa b́nh. - Canh Tư (1300) Tháng 8, Trần Hưng Đạo mất. Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn, con của Trần Liễu (anh vua Trần Thái Tông tức Trần Cảnh), danh tướng nhà Trần có công đánh thắng quân Mông Cổ, là tác giả sách "Binh pháp yếu lược" (sách dạy về nghệ thuật quân sự) và bài "hịch tướng sĩ" để cổ vơ chiến sĩ hăng say chiến đấu chống xâm lăng... Ông được phong Hưng Đạo Đại Vương. Sau khi chết được dân chúng lập đền thờ, rất linh hiển. - Canh Tư (1420) nhà Trần bị tiêu diệt, nước ta bị quân Minh đô hộ...... - Bính Tư (1516): Tháng 3, Trần Cao tự xưng con cháu nhà Trần nổi loạn ở vùng Hải Dương, hàng vạn người theo. Vua đem quân đi đánh, các tướng Phùng Trấn vàTrịnh Khổng Chiêu tử trận, Trịnh Ngạc bị bắt rồi cũng bị giết. Vua phải cho Nguyễn Hoàng Dụ đem quân đi đánh. Trịnh Duy Sản hay can gián vua, làm trái ư vua nên bị vua sai đánh đ̣n làm nhục. Trịnh Duy Sản cùng Lê Quảng Độ và Tŕnh Chí Sấm mưu giết vua Lê Chiêu Tông (làm vua được 8 năm, thọ 24 tuổi). Trịnh Duy Sản lập người cháu vua Lê Thánh Tông là Quang Trị lên ngôi... Nguyễn Hoàng Dụ nghe tin Trịnh Duy Sản giết vua bèn đem quân về đốt phá kinh thành rồi kéo quân đi vào Thanh Hóa. Trịnh Duy Sản đem vua vào Thanh Hóa... Trần Cao thấy kinh thành có biến, vắng mặt vua nên kéo quân vào kinh thành, tự xưng làm vua, lấy niên hiệu là Thiên Ứng...Dân chúng kéo nhau chạy lọan. Nguyễn Hoàng Dụ, Trịnh Duy Sản và các tướng đưa vua trở về kinh thành, bao vây Trần Cao. Hai bên đánh nhau, Trần Cao thua bỏ chạy, vua đổi niên hiệu là Quang Thiệu, đại xá trong nước. Tháng 11, vua hạ lệnh đi đánh Trần Cao ở vùng biển Hải Dương, Trịnh Duy Sản thua trận bị Trần Cao giết. Trần Cao lại đem quân về đóng ở Bồ Đề. Vua sai Trần Chân đem quân đánh, Trần Cao thua trốn vào rừng, trao quyền cho con là Trần Cung, rồi cạo đầu làm nhà sư trốn thoát...
- Canh Tư (1600) Nguyễn Hoàng trở về Thuận Hóa: sau khi giết được vua Mạc Mậu Hợp, Trịnh Tùng đem vua Lê trở về Thăng Long nhưng các nơi ở miền Bắc vẫn c̣n dư đảng nhà Mạc hoạt động. Nguyễn Hoàng đem quân ra Bắc giúp, ư của Trịnh Tùng muốn giữ ông lại không cho trở về Thuận Hóa. Nguyễn Hoàng phải mượn cớ đem quân đi đánh dẹp bọn Phan Ngạn, Ngô Đ́nh Nga, Bùi Văn Khuê... ở vùng biển Đại An (Nam Định), đưa hết tướng sĩ, binh thuyền thẳng ra biển về lại Thuận Hóa để lại hoàng tử thứ năm là Nguyễn Phúc Hải và hoàng tôn là Hắc ở lại làm con tin. Trịnh Tùng nghe tin Nguyễn Hoàng đem quân đi tưởng rằng sẽ vào chiếm Thanh Hóa nên rước vua Lê về Thanh Hóa. Chẳng bao lâu thấy t́nh h́nh yên ổn nên rước vua trở về Thăng Long. Những người ủng hộ nhà Mạc tôn Mạc Kính Cung (con Mạc Kính Điển là chú của Mạc Mậu Hợp) lên làm vua, trở lại Thăng Long. Nguyễn Hoàng về Thuận Hóa, tháng 11, gả con gái là Ngọc Tú cho Trịnh Tráng (con Trịnh Tùng) kết làm thông gia và cho sứ ra nộp thuế cống cho vua Lê như cũ và từ đó, ở hẳn Thuận Hóa không ra Thăng Long nữa. Trịnh Tùng phải đối phó với dư đảng nhà Mạc nên không dám đem quân chinh phạt họ Nguyễn ở Thuận Hóa. - Bính Tư (1636). Mùa Đông năm Ất Hợi (1635), chúa Nguyễn Phúc Nguyên mất, Nguyễn Phúc Lan lên nối ngôi, tháng Giêng năm Bính Tư (1636), cho người ra cáo phó vua Lê. Tháng 2, vua Lê sai Nguyễn Quang Minh và Nguyễn Trật đem vàng bạc vào phúng điếu. Khi về, chúa Nguyễn Phúc ban tặng rất hậu. - Mậu Tư (1648) Nguyễn Phúc Lan mất, Nguyễn Phúc Tần nối ngôi, quân Trịnh vào đánh, Nguyễn Phúc Tần giết Tống Thị... Tống thị được chúa Nguyễn Phúc Lan sủng ái, tiền bạc đút lót giàu có, Nguyễn Phúc Trung biết được, định mưu giết đi. Tống thị sợ, bèn dùng tiền bạc nhờ bố là Tống Phúc Thông vận động Trịnh Tráng đem quân vào và hứa sẽ làm nội ứng. Tháng 3, Trịnh Tráng sai tướng là Lê Văn Hiểu đem quân vào đóng ở phía Nam Bố Chính (Quảng B́nh), xâm phạm cửa biển Nhật Lệ. Trấn thủ dinh Quảng B́nh là Trương Phúc Phấn giữ lũy Trường Dục, quân Trịnh không sao phá được lũy. Nguyễn Phúc Tần lúc đó đang c̣n là thế tử, tước Dũng Lễ hầu, đem đại quân ra chống quân Trịnh, sai tướng Triều Phương chỉ huy thủy quân, Nguyễn Hữu Tiến chỉ huy trên 100 voi chiến, nhân ban đêm đánh thẳng vào trại quân Trịnh. Hai mặt thủy bộ cùng đánh, quân Trịnh thua to, 3000 quân Trịnh bị bắt...quân Trịnh rút về Bắc sông Gianh, pḥng thủ ở Hà Trung. Chúa Nguyễn Phúc Lan đi đánh giặc trở về, lâm bệnh nặng mất ở trên một chiếc thuyền tại phá Tam Giang. Nguyễn Phúc Tần không dám lên nối ngôi nên đă yêu cầu chú ruột là Nguyễn Phúc Trung lên kế vị cha ḿnh. Nhưng Nguyễn Phúc Trung không chịu, trả lời "thế tử nên vâng nối đại thống cho thuận ư trời và ḷng người"... v́ thế Nguyễn Phúc Tần mới lên ngôi, thường gọi là Hiền vương. Về sau Tống thị quyến rũ được Nguyễn Phúc Trung (Tôn Thất Trung) mưu làm phản, Nguyễn Phúc Tần bắt giam Nguyễn Phúc Trung và giết Tống thị.
- Nhâm Tư (1672): Tháng 6, Trịnh Tạc rước vua Lê, đem đại quân vào xâm lấn lũy Trấn Ninh. Chúa Nguyễn Phúc Tần (Hiền vương) cho hoàng tử Nguyễn Phúc Hiệp, tuổi trẻ tài cao, làm nguyên soái, đem quân ra Quảng B́nh chống giữ. Quân Trịnh phao tin có 18 vạn. Trần Đ́nh Ân nói rằng quân Trịnh chỉ có dưới 10 vạn mà phao lên 18 vạn. Liền cho gián điệp phao tin quân Nguyễn có 16 vạn do chúa Nguyễn chỉ huy kéo đến và tuyển thêm 10 vạn dân địa phương nữa là 26 vạn. Quân Nguyễn chiến đấu rất hăng, Trịnh Tạc thấy đánh lâu ngày mà không thắng được nên phải rút lui. Từ đó, hai bên không c̣n đánh nhau nữa cho đến khi Tây Sơn khởi nghĩa. - Bính Tư (1696): chúa Trịnh ra lệnh cấm đạo Thiên Chúa cho rằng đạo nầy truyền dạy những diều dị đoan: đốt phá nhà thờ, kinh sách và ḍ xét những người theo đạo. Lệnh nầy đă có từ năm 1663 đời Lê Huyền Tông nhưng không sao cấm hẳn được, dân vẫn có người theo. - Mậu Tư (1708): Chúa Nguyễn cho Mạc Cửu làm Tổng binh ở Hà Tiên. Mạc Cửu là người Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, trung thành với nhà Minh nên bỏ nước ra đi khi người Măn Châu chiếm Trung quốc lập ra nhà Thanh. Lúc đầu ông vào làm quan nhỏ nước Chân Lạp, lập ra 7 xă vùng Hà Tiên quy tụ dân tứ xứ về làm ăn buốn bán thịnh vượng. Sau nghe lời khuyên của Nguyễn Cư Trinh nên xin về theo chúa Nguyễn. - Giáp Tư (1744): Giặc Nguyễn Hữu Cầu ở Bắc. Nguyễn Phúc Khoát xưng vương ở Nam. Tại Đàng Ngoài, từ năm 1743, Nguyễn Hữu Cầu tập hợp được một lực lượng chiếm cứ vùng Đồ Sơn, chúa Trịnh cho các tướng đi đánh dẹp đều thất bại. Tháng 5 năm Giáp Tư (1744), Hoàng Ngũ Phúc bao vây Nguyễn Hữu Cầu ở Đồ Sơn, Nguyễn Hữu Cầu bỏ Đồ Sơn chạy qua chiếm được thành Kinh Bắc, đến tháng 7, Hoàng Ngũ Phúc và Trương Khuông tái chiếm thành Kinh Bắc th́ Nguyễn Hữu Cầu lại đem quân đi chiếm vùng khác. Nhiều lần giao chiến, quân triều đ́nh bị thua, một số tướng tử trận nên thanh thế của Nguyễn Hữu Cầu càng thêm lừng lẫy, nhiều đảng cướp khác lại dựa thế Nguyễn Hữu Cầu, nổi lên quấy phá khắp vùng biển Hải Dương... - Trong khi đó, Nguyễn Danh Phương cũng nổi lên ở vùng Sơn Tây, quân triều đ́nh cũng vất vả mà không dẹp được. Tại Đàng Trong, Nguyễn Đăng Thịnh dâng biểu xin chúa Nguyễn Phúc Khóat chính thức lên ngôi vương gọi là Vơ vương, đúc ấn, bổ dụng quan lại, lập triều đ́nh như vua Lê chúa Trịnh ở Bắc Hà, phong tước cho tổ tiên đă chết, dựng tôn miếu,v.v... gọi chính dinh (Phú Xuân) là đô thành, tổ chức hành chánh, chia nước làm 12 dinh. Ái Tử gọi là Cựu dinh, đặt quan văn, vơ cai trị. . . . . . . . . |