Đối Thoại
với cựu Trung Tá Hoàng Phổ

PBC


       LTS. Gần 34 năm xa ĺa chiến trận, biết bao nhiêu khổ ải nhọc nhằn mà những người lính trận tưởng như đă quên, vết thương trên thân xác cũng đă thành sẹo theo thời gian năm tháng… Nhưng có ai ngờ là những niềm đau tiềm ẩn trong tim ngày trước, tưởng chừng đă quên; mỗi lần nhắc tới vẫn c̣n mưng mủ, bật máu… vào mỗi Tháng 4, tháng cuả oan khiên, tủi nhục của Miền Nam Tự Do, mà người lính VNCH có lẽ là những người hứng chịu nhiều thua thiệt, đắng cay nhất.

       Trong diễn văn nhậm chức, Tổng Thống Obama, là Tổng Thống Hoa Kỳ đầu tiên, nhắc đến Khe Sanh. Ông đă so sánh mặt trận Khe Sanh với những trận tuyến ở Âu châu như Concord, Normandy và Gettysburg mà Quân đội Hoa Kỳ đă đối đầu để diệt Phát xít trong thời đệ nhị thế chiến. Khe Sanh là địa danh mà TQLC Hoa Kỳ đă anh dũng chiến đấu để chống lại sự xâm nhập của Cộng sản Bắc Việt (CSBV) với mưu đồ nhuộm đỏ miền Nam theo chỉ đạo của cộng sản quốc tế.

       Tiểu Đoàn 37 BĐQ và một Đại đội của TĐ 21 BĐQ là đơn vị duy nhất của Quân Đội VNCH tham chiến tại Mặt trận Khe Sanh cùng với Trung Đ̣an 26 TQLC Hoa Kỳ.

       Chúng tôi kính mời qúy độc gỉa theo dơi cuộc đối thọai giữa Phóng viên PBC với Trung tá Hoàng Phố, nguyên TĐT TĐ 37 BĐQ, người trực tiếp tham chiến tại mặt trận Khe sanh 70 ngày đêm.

***Đại Úy Hoàng Phổ, 1967

       PBC: Xin Anh cho biết về địa danh của Khe Sanh và tầm quan trọng của mặt trận này đến độ đă có nhiều bài viết trên báo chí được loan tải trong những ngày vừa qua, sau khi được TT Obama nhắc đến và so sánh với những trận chiến tại Đông âu mà Quân đội Hoa Kỳ đă chiến đấu để diệt Phát Xít trong đệ nhị thế chiến, cũng như Trung cộng và Việt cộng đă phải kiểm duyệt và lọai bỏ một số chữ trong bài diễn văn nhậm chức của Tổng Thống Hoa Kỳ?

       HOÀNG PHỔ: Thưa Anh, Là cấp chỉ huy và gần như là thói quen của những người lính trận buộc chúng tôi phải t́m hiểu điạ h́nh, địa vật nơi ḿnh sắp đến xem thời tiết, cảnh vật chung quanh tốt đẹp, hữu t́nh, hoặc xấu xí đến mức nào để pḥng thân gíúp ḿnh khỏi ngỡ ngàng khi đến nơi, nhất là ḿnh c̣n có trách nhiệm bảo vệ người khác và tối thiểu là bảo ṭan được đơn vị và đồng đội của ḿnh.

       Thời tiết của Khe Sanh vào mùa đông, nếu so sánh th́ có thể gọi là ngang ngửa hoặc lạnh lẽo hơn "mùa đông Paris", của ông nhạc sỹ nào đó đă sọan thành nhạc. Tôi nói như vậy v́ Paris họ có máy sưởi vào mùa đông và sống ở trong nhà, c̣n lính chúng tôi th́ sống ở b́a rừng hoặc đóng quân trên sườn đồi bất kể thời tiết tốt xấu. Nhiều ngày mù sương, chín mười giờ sáng chưa nh́n rơ mặt. Nếu nói thời tiết Khe sanh thật khắc nghiệt, có lẽ cũng không phải là lộng ngôn!

       Căn cứ Khe Sanh nằm cách biên giới Lào Việt chừng 6 miles về hướng tây quận Hương Hóa, tỉnh Quảng Trị, và cách vùng phi quân sự 14 miles về phía nam. Có thể đây là một ngă ba biên giới, một nút chặn trên đường chuyển người và quân cụ của cộng sản từ Lào xâm nhập vào miền Nam (xin xem bản đồ)

       Có 4 ngọn đồi bao quanh là 881 Nam, 881 Bắc, 861 và 558. Các ngọn đồi này được dùng như là các tiền đồn để bảo vệ căn cứ, cũng như quan sát để xác định các vị trí pháo và pḥng không của địch. Đa số các lọai súng nặng như Pháo binh 130 ly và 152 ly của cộng quân được đặt ở bên kia vùng phi quân sự. Cộng quân đă dùng đất Lào như một lọai "an toàn khu" để xâm nhập vào miền Nam.

       Cộng Sản Bắc Việt đă xâm lăng và quấy phá ngày đêm ṛng ră mấy chục năm liên tiếp vào Miền Nam mà cả thế giới đều nhận biết rơ rang. V́ vậy mà TT Obama đă nhắc đến những thủ đọan của thế giới cộng sản trong bài diễn văn nhậm chức nên Trung Cộng và CSVN đă lược bỏ để che dấu.

       Chỉ có một con đường chính có tên là Đường số 9 chạy hướng đông-tây từ Lào chạy qua Khe Sanh để đi ra biển Việt Nam là con đường thông thương chánh do người Pháp xây dựng.

       Các Trung đoàn TQLC Hoa kỳ đă thay nhau đến trú đóng tại Khe Sanh từ đầu năm 1967. Tuy nhiên đến 24/4/1967, các trận chiến mới chính thức mở màn để tranh ǵanh các ngọn đồi chiến lược bao quanh căn cứ và TQLC Mỹ cũng được tăng viện đến Khe Sanh nữa.

       Là lực lượng trừ bị của Quân Đ̣an I, Tiểu Đ̣an 37 BĐQ do tôi chỉ huy, được tăng phái thêm một Đại Đội của TĐ21 BĐQ được không vận đến Khe Sanh ngày 27 tháng 1 năm 1968. Tổng số chiến sỹ Việt-Mỹ trực tiếp tham chiến tại mặt trận Khe Sanh lúc cao điểm là 6,000 người, chưa kể đến những lực lượng yểm trợ của Không Quân, kể cả pháo đài bay B-52 và Pháo binh của Quân đội Hoa Kỳ đồn trú tại các căn cứ Mỹ trong ṿng yểm trợ hiệu quả của pháo binh 175 ly.

       PBC: Chiều dài pḥng thủ mà TĐ37 trách nhiệm tại mặt trận Khe Sanh và đơn vị đă chiến đấu trên 70 ngày dưới áp lực nặng nề của CS. Xin Anh Ḥang Phổ cho biết qua về tinh thần chiến đấu của đơn vị trong thời gian này?

       HOÀNG PHỔ: Ngay khi đặt chân đến căn cứ, Tiểu đ̣an chúng tôi nhận nhiệm vụ pḥng thủ khu vực phía Đông của căn cứ Khe Sanh. Vị trí pḥng thủ của BĐQ bao gồm kho dự trữ đạn dược về phía Đông Nam kéo dài về hướng Đông Bắc tiếp giáp với phi đạo của phi trường Khe Sanh dài khỏang 1500 thước, cách vị trí của lực lượng trừ bị TQLC Mỹ chừng 100 thước. Vị trí pḥng thủ của BĐQ là tuyến đầu, luôn đối đầu với địch quân.

       Theo tin tức t́nh báo cho biết th́ CSBV đă đưa 3 Sư đoàn: 325, 304, 324 và một số đơn vị biệt lập tăng phái như Thiết giáp, cùng hai Trung đ̣an Pháo binh. Quân số tham chiến của Cộng sản chừng 40 ngàn người đọ sức với 6,000 quân Mỹ+Việt.

       Lối đánh của CSBV cũng chỉ áp dụng theo chiến thuật cổ xưa là "tiền pháo hậu xung". Căn cứ bị pháo tấn công mỗi ngày. Có ngày chúng đă pháo liên tục 8 giờ liền vào căn cứ và sau đó là xung phong vào chỗ chết. Nói chung là cs chỉ thích tạo tiếng vang trên chính trường, bất kể sự chết chóc của lính thiệt hại đến mức nào và gần như các "chính trị viên cs" không hề quan tâm. Chiến thuật "biển người" của Ba Tầu Lâm Bưu vào thời vũ khí của Mỹ thô sơ èo uột, có thể c̣n "ăn khách", nhưng chuyện "lấy thịt đè người" vào thời kỳ Mỹ đă xử dụng pháo đài B-52 để trải thảm bom nhưng cộng quân vẫn dùng"chiến thuật biển người "để tấn công th́ thật ngu đần, xua quân vào chỗ chết! Chẳng khác nào chuyện xưng tụng "anh hùng bít lỗ châu mai", đưa mặt vào mũi súng cho nó bắn và hệ thống truyền thông, từ báo chí đến truyền thanh truyền h́nh của cs vẫn cong lưng thi nhau "thổi" tháng này đến tháng khác th́ thật là bịp bợm qúa trắng trợn!

       Tinh thần của binh sỹ rất cao và vững vàng. Dù thân xác mỏi mệt ră rời, v́ thiếu dinh dưỡng và ít ngủ, nhưng anh em chúng tôi rất hài ḷng khi thấy Đại Tá Trần Văn Hai, CHT/BĐQ đă đến thăm và uỷ lạo quân sỹ ngay tại chiến trường c̣n đang khét mùi khói súng.

       Trong tài liệu "Vietnam War, the history 1946-1975", Trung Tướng Phillip Davison, Trưởng Pḥng 2 của Quân Lực Hoa Kỳ tại Việt Nam đă nhận xét: Tướng Vơ Nguyên Giáp đă sai lầm, tưởng rằng tấn công vào tuyến pḥng thủ của BĐQ sẽ dễ dàng hơn là tấn công vào vị trí của TQLC Hoa Kỳ trấn giữ. Tiếc rằng đây là đơn vị BĐQ thiện chiến và gan dạ của QLVNCH mà Việt cộng đă đối đầu.

       Đại úy Pipes, Đại Đội Trưởng TQLC/Mỹ tại Căn cứ Khe Sanh đă bầy tỏ sự khâm phục và ngưỡng mộ. Ông viết: "Thật là một vinh dự cho chúng tôi được chiến đấu cùng với các Sỹ quan và binh sỹ của một đơn vị đồng minh xuất sắc. Họ là những chiến sỹ can trường và có quá nhiều kinh nghịêm chiến đấu." (Theo The Siege of Khe Sanh; Valley of Decision)

       Tại mặt trận Khe Sanh, dân chúng đă phát hiện "Khe núi xe đạp" do Việt cộng bắt dân làm lao công tải đạn luồn quanh các sườn núi Trường Sơn đi vào chiến trường Khe Sanh. Dĩ nhiên là chuyện sống chết và cơ cực của những người dân bị bắt đi tải đạn không đáng quan tâm, và mai này có lẽ gia đ́nh sẽ nhận được bằng "khen thưởng" được in và kư sẵn của đảng, cho hay rằng người thân đă là "anh lớn, chị cả của… bộ đội đă hy sinh tại chiến trường"!

       Giữa thời đại văn minh tiến bộ mà việc chuyển vận đạn dược đến chiến trường xa lắc mà "chế độ siêu việt" vẫn dùng tay chân của nông dân để thực hiện, chẳng khác nào chuyện "kéo pháo lên đồi" trong trận Điện Biên Phủ cách đây cả nửa thế kỷ, mà ngày nay vẫn được "đảng" mang ra diễn lại tại Khe Sanh th́ thật là xứng hợp với "đỉnh cao trí tuệ".

      Trung Tá Hoàng Phổ, 1974 Trong cuốn "Chiến dịch Đường 9 Khe Sanh chung một bóng cờ" do Hànội xuất bản năm 1993, cs đă khoe thành tích chiến thắng tại Khe Sanh với 17,000 tử thương, trong đó có 13,000 lính Mỹ và 4,000 VNCH, 400 máy bay đủ lọai bị bắn hạ và thu được nhiều chiến lợi phẩm.

       Về phía Mỹ cho biết có 205 tử trận, bị thương nặng nhẹ 1,500 người. Về phía VNCH cho biết có 34 chiến sỹ hy sinh và gần 300 người bị thương. CSBV thương vong từ 15,000 đến 20,000 người.

       Cuối cùng Khe Sanh vẫn đứng vững, không có chuyện "over run" như Điện Biên Phủ. Căn cứ đă được gỉải tỏa và phá bỏ vào cuối tháng 6-1968 qua những áp lực phản chiến như Jane Fonda, TNS John Kerry… từ Hoa Thịnh Đốn cùng với sự tiếp tay của đám truyền thông thiên tả của Mỹ.

       Châm ngôn Pháp có câu: "Il n’y a pas de morale dans la politique" (trong chính trị không có vấn đề đạo đức) dù bỏ sách vở chữ nghĩa đă lâu, nhưng hôm nay gặp lại cảnh này tôi thấy châm ngôn Tây vẫn c̣n "trúng phóc"!

       PBC: Trong đời lính, điều ǵ đă làm Anh buồn khổ?

       HOÀNG PHỔ: Điều làm tôi xót xa phiền muộn nhất là ngày miền Nam xụp đổ, ngày mà Quân lực tan ră và gia đ́nh ly tán. Chắc chắn tôi sẽ không bao giờ quên "Ngày Quốc Nhục 30 Tháng 4 Năm 1975", và quá đau v́ sự trả thù hèn hạ của cs với những đồng đội của tôi trong các trại tù.

       PBC: Cuối cùng, điều ǵ làm anh hănh diện nhất?

       HOÀNG PHỔ: Được chiến đấu dưới Quân kỳ Biệt Động Quân.

       PBC: Cám ơn anh đă dành cho chúng tôi cuộc phỏng vần này.