Phần 2

CỌP BA ĐẦU RẰN

BĐQ LÊ NGỌC BỬU


       . . . . . .

Thiếu Tá Nguyễn văn Biết, Tiểu đoàn Trưởng, 1965      Ngày 29/12/1964, Trung tướng Nguyễn Khánh, Thủ tướng chính phủ VNCH kiêmTổng Tư Lệnh Quân đội, Thiếu tướng Nguyễn văn Thiệu và Chuẩn tướng Đặng văn Quang đến thị sát mặt trận trên một chiếc thiết vận xa M113 của Thiếu tá Nguyễn kim Định,Thiết đoàn trưởng thiết 9 kỵ binh thiết giáp.

       Trong lúc thuyết tŕnh, vốn đă có biệt danh là "Biết đ.m", bất chợt ông đă thốt ra một câu nhớ đời với Trung Tướng Khánh "Đ.M, Trung Tướng, tôi đánh như vậy có được không Trung Tướng?". Tất cả những vị tướng cùng những người xung quanh ai cũng xanh mặt - Chính v́ vậy mà Thiếu tá Biết và TĐ42 BĐQ đă bị thiệt tḥi rất nhiều trong việc tưởng thưởng và tuyên dương công trạng (Cũng may là trận đánh vưà qua TĐ42 đă lập được công lớn, nên Thiếu tá Biết vẫn được tưởng thưởng huy chương mà chưa bị trừng phạt v́ tội quen miệng).

       Đón mừng chiến thắng hành quân Dân Chí 100, được tổ chức rất trọng thể tại Cần Thơ, Thiếu tá Nguyễn văn Biết không được thăng cấp đặc cách, nhưng may mắn vẫn được trao tặng Bảo quốc Huân chương đệ Tứ đẳng kèm anh dũng bội tinh với nhành dương liễu mà thôi. Một số anh em sĩ quan và quân nhân các cấp cững được đặc cách thăng cấp và trao gắn một số huy chương, tuy nhiên nếu so với các đơn vị bạn thấy rơ sự thua sút rất nhiều. Sau chiến thắng này và với 6 lần được tuyên dương công trạng trước Quân đội, Quân kỳ cuảTiểu đoàn 42 BĐQ, toàn thể quân nhân trong đơn vị được phép được mang giây mầu Bảo Quốc.

       Nhân đậy cũng nên nhắc lại một chuyên vui cuả đơn vị và cuả người thụ hưởng là trong thời gian diễn tiến cuộc hành quân Dân chí 100, TĐ 42 đón nhận 2 tân sĩ quan vừa tốt nghiệp khóa 19 VBQG/VN về tŕnh diện đơn vị, đang khi lập hồ sơ thăng thưởng 2 ông Thiếu uư Đặng hữu Lộc, Đỗ văn Mười cũng đuợc ghi danh thêm, kết quả hai bạn được lên Trung uư, có lẽ đây là hai sĩ quan thăng cấp nhanh nhất Quân Lực nói chung và mau nhất khoá 19 Đàlạt nói riêng.

       Tuần lễ sau đó, trên đường trở về hậu cứ khi đến Khánh Hưng. Tỉnh /Tiểu khu Ba Xuyên đă phối hợp tổ chức buổi lễ đón chào, mừng đoàn quân chiến thắng trở về. Các nữ sinh thuộc các trường Trung học, trường nữ, trường Phụ huynh, trường Tố Như, v.v. đă choàng ṿng hoa cho tất cả quân nhân của tiểu đoàn 42 BĐQ. Cũng trong lễ mừng này Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Thiếu tướng Đặng văn Quang gắn lon và huy chương cho một số quân nhân các cấp Việt, Mỹ. Thiếu Tá Nguyễn văn Biết được trao nhận cờ DANH DỰ cho tiểu đoàn trên đó ghi hàng chữ "Quyết Chiến, Quyết Thắng - Đơn Vị Xuất Sắc Nhất QLVNCH năm 1964". Đêm liên hoan đă diễn ra hết sức tưng bừng, náo nhiệt tại tại Toà Hành Chánh tỉnh đă để lại trong ḷng người một kỷ niệm khó quên

       Đă tưởng qua hôm sau đơn vị sẽ thẳng đường về hậu cứ, chẳng dè về tới Bạc Liêu Bộ Tư Lệnh SĐ 21 BB và tỉnh, tiểu khu Bạc Liêu, quân dân chính các cấp đă tổ chức một lễ mừng đoàn quân chiến thắng trở về hậu cứ nghỉ dưỡng quân ít ngày để sẽ tham dự những cuộc hành quân khác.

       Đúng như dự đoán, sau đó Thiếu tá Nguyễn văn Biết có lệnh thuyên chuyển về tỉnh An Xuyên làm phó tỉnh Nội An dưới sự chỉ huy cuả Thiếu tá Châu văn Tiên Tỉnh kiêm Tiểu khu trưởng Tiểu khu An Xuyên. Sự ra đi cuả Thiếu tá Biết đă để lại cho toàn thể quân nhân trong đơn vị nỗi buồn man mác và tiếc nuối.

       BCH/BĐQ trung ương bổ nhiệm Đại uư Nguyễn tấn Giai về làm quyền Tiểu đoàn trưởng, nhưng Đại uư Giai, không được ḷng sư đoàn cũng như quân đoàn nên chỉ vài tháng sau Quân đoàn đă bổ nhiệm Đại uư Lưu Trọng Kiệt, nguyên đại đội trưởng đại đội 21 thám sát sư đoàn, nguyên tiểu đoàn phó TĐ 3/33/21 BB về làm Tiểu đoàn trưởng. Đại uư Vương văn Trổ ĐĐ 1/42 về làm Tiểu đoàn trưởng TĐ 3/33 SĐ21 BB, và Đại uư Nguyễn Tấn Giai về BCH/TƯ/BĐQ. Sau đó ít tháng, ông được bổ nhiệm làm Tiểu đoàn trưởng TĐ 51 BĐQ, trú đóng tại G̣ Đen, tỉnh Long An.

       Vạ khoảng tháng 5-1965, với chiến công HQ Dân Chí 100, tiểu đoàn 42 BĐQ đuợc Tổng Thống Hoa Kỳ tặng huy chương danh dự "PRESIDENT UNIT CITATION" và băng tuyên công cho Quân kỳ Tiểu đoàn. Buổi lễ được tổ chức long trọng tại phi trường Sóc Trăng do Đại Tướng Westmoreland, Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ tại Viêt Nam đại diện Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, Thiếu Tướng Nguyễn Hữu Có, đại diện Quân Lực VNCH đồng trao gắn cho quân nhân các cấp thuộc tiểu đoàn 42 biệt động quân. (chúng ta thường gọi vui là Bàn Bi Da).

       Đến đây tôi xin được viết vài ḍng để tưởng nhớ đến Đại úy Lă Quư Phan, người anh hiền hoà dễ mến, xuất thân khóa 13 trường Vơ bị Quốc Gia Việt Nam (Đàlạt). Trong lần tham dự hành quân, đóng quân đêm tại Sóc Trăng, tiểu đoàn đă bố trí quân quanh thị xă (trước phi trường hay sau vườn nhà dân), BCH/TĐ và ĐĐ 2/42 bố trí dọc theo đường Bồ Thảo (sau này là Trương Công Định). Đại đội 3/42 từ chùa Miên đến Cầu Đen (đường đi quân Thuận Ḥa), đại đội 4/42 từ chuà Miên đi Đại Ngăi (quân Long Phú), đại độí 1/42 chùa Miên cạnh phi trường Sóc Trăng, (đường đi Bạc Liêu), anh Phan và tôi nghỉ tại nhà người yêu và là vợ tôi bây giờ. Sáng 28-12-1964, đơn vị thức dậy sớm để chuẩn bị vào phi trường để làm lực lượng Diều Hâu - Đom đóm, trừ bị trực thăng vận cho cuộc hành quân.

       Hôm đó, anh Phan làm vệ sinh cá nhân rất cẩn thận, cạo râu, quần áo thẳng nếp, kể cả đeo huy chương nữa. Người yêu của tôi ngạc nhiên hỏi: "Sáng nay đi hành quân sao chú Phan ăn diện như dạo phố vậy?" Anh vui vẻ b́nh thản trả lời: "Đă đem theo th́ phải mặc cho đẹp chứ, kẻo ra đi mà không trở về nữa th́ đâu c̣n dịp để diện nữa". Người yêu của tôi cuời quay sang tôi hỏi: "Anh Bửu, chú Phan nói ǵ kỳ cục vậy - Xui lắm đó, không nên đâu". Nào ngờ hôm ấy là chuyến đi, là cuộc hành quân cuối cùng của anh. Anh Phan đă bỏ anh em, bạn bè để ở lại nơi bờ kinh đó, không bao giờ c̣n đuợc nh́n thấy anh vào ra với dáng vẻ thong dong điềm đạm, vui vẻ với mọi người nuă -Ai cũng bùi ngùi thương tiếc anh Lă quư Phan, cấp chỉ huy khả kính, người anh tuyệt vời của chúng tôi.

       Từ HQ Dân Chí 100 đến HQ Dân Chí 128, các đơn vị việt cộng thường tránh né, trốn chạy nên không có trận đụng độ nào đáng kể xảy ra. Cho đến khi cuộc hành quân Dân Chí 129 đuợc mở ra tại G̣ Quao, vùng giáp ranh hai tỉnh Chương Thiện-Kiên Giang (Rạch Giá), tiếp ứng cho TĐ 1/31/SĐ21 BB - Kết quả cuộc hành quân tiếp ứng này -TĐ 42 biệt động quân đă gây cho địch tổn thất đáng kể, bỏ lại 32 xác chết và ta tịch thu được 14 súng đủ loại.

       Hành quân Long Phi 999 (kết hợp hành quân Long phi của SĐ 9 BB và HQ Dân chí của Sư đoàn 21 BB) do quân đoàn IV tổ chức. Hải quân vùng IV phát hiện được một chiếc tầu cuả hải quân Bắc Việt chở vũ khí, đạn dược và quân trang, quân dụng tiếp tế cho bọn MTGP/MN, đang neo tại vùng biển Ba Động tỉnh Vĩnh B́nh, Tiểu đoàn được trực thăng vận từ phi trường Sóc Trăng, đổ thẳng xuống mục tiêu, để bắt giữ chiếc tầu này. Tiểu đoàn vừa nhảy ra khỏi trực thăng đă chạm súng rất nặng với đơn vị bảo vệ là tiểu đoàn Cửu Long của VC. Sau hơn hai giờ giao tranh, địch chiụ không nổi đă tháo chạy, bỏ lại nhiều xác chết (ước chừng 100), và nhiều vũ khí rải rác trên mặt đất. Quan trọng hơn là chiếc tầu tiếp tế đang xuống hàng nên không thể chạy và ta đă bắt đưọc với toàn bộ vũ khí quân trang, quân dụng số lượng phải kể là con số ngàn, đủ loại cộng đồng, cá nhân. Trung tướng Đặng văn Quang, Tư lệnh QĐIV, Chuẩn Tướng Lâm Quang Thi, Tư lệnh SĐ 9 BB đă bay đến ngay để thị sát mặt trận cũng tại đó Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu Trưởng Vĩnh B́nh đă tặng TĐ/42 BĐQ số tiền 20.000 đồng để khao quân.

       Sau đó, lễ mừng chiến thắng đă được tổ chức long trọng tại Cần Thơ và quân nhân các cấp cùng với Quân kỳ cuả TĐ42 BĐQ được tuyên dương công trạng trước Quân đội lần thứ 7 (bảy).

       Hành quân Dân Chí 135. Tiểu đoàn 42 BĐQ được trực thăng vận từ Phú Lộc (quận Thạnh Trị, Ba Xuyên). Mục tiêu là xă Giai Lăng (quận Vĩnh Châu, Bạc Liêu), nơi trú quân cuả tiểu đoàn cơ động tỉnh và tỉnh đội Ba Xuyên. Trong trận này, địch đă dùng hoả công để chống lại ta như sau: Lợi dụng sau mùa gặt, vc đă gom rơm rạ c̣n để ngoài đồng ruộng để đốt tạo thành một màn khói lửa với hy vọng làm cản bước tiến của ta, nhưng chúng không ngờ BĐQ đă nhảy thẳng ngay trên đầu chúng, và trước sức mạnh hoả lực, với tính quyết chiến thắng, BĐQ đă đẩy chúng ra khỏi nơi ẩn nấp và tháo chạy, bỏ lại chiến trường 130 xác chết. Tiểu đoàn 42 BĐQ đă tịch thu được trên100 súng đủ loại, bắt giữ 12 tù binh. Biệt động quân đă có 18 quân nhân hy sinh, 32 bị thương nặng nhẹ (Thiếu Úy Nguyễn văn Quảng, sĩ quan tiền sát pháo binh cuả TĐ 21 PB biệt phái dài hạn cho BĐQ đă hy sinh và Đại úy Nguyễn văn Biên (16VBQG/VN) bị thương nặng. Được biết sau khi điều trị chữa lành thương tích, Đại úy Biên được thuyên chuyển về phục vụ ngành CSQG, chức vụ Biệt đoàn trưởng Biệt đoàn CSDC tại Sàigon)

       Lễ mừng chiến thắng được tổ chức long trọng tại Sóc trăng,tiểu đoàn 42 BĐQ được tuyên dương công trạng lần thứ 8, quân kỳ tiểu đoàn và quân nhân các cấp TĐ 42 được mang giây biểu chương mầu Tam Hợp. Đại uư Lưu trọng Kiệt được thăng cấp Thiếu tá nhiệm chức, tưởng thưởng Đệ tứ Đẳng bảo Quốc Huân Chưong kèm anh dũng bội với nhành dương liễu. Các Trung uư Lê thành Long, đại đội trưởng ĐĐ 2/42 vàTrung uư Hồ ngọc Cẩn đại đội trưởng ĐĐ 4/42 cùng được thăng cấp đặc cách Đại Úy nhiệm chức. Cũng trong chiến thắng HQ Dân Chí 135, Tổng thống Hoa kỳ lại kư tặng thưởng TĐ 42 BĐQ Huy chương Danh Dự và băng Tuyên công cho quân nhân các cấp và quân kỳ của TĐ 42 BĐQ (anh em chúng tôi thường gọi là bàn bi da có con rệp)

       Lễ trao tặng huy chương danh dự và băng tuyên công được tổ chức trọng thể tại sân bay CầnThơ. Đại tướng Abraham đại diện Tổng thống Hoa Kỳ đến chủ tọa và trao gắn huy chương.

       Từ HQ dân chí 135 đến Dân chí 178 không có chạm súng và đụng độ nào đáng kể. Địch luôn luôn tránh né, không dám đối mặt với BĐQ

       Tưởng cũng nên nhắc lại hai sự việc quan trọng đă đến với Tiểu đoàn 42 BĐQ:<

       1/- Thời gian tham dự các cuộc hành quân của TĐ cũng đă nhiều và khá lâu, quân nhân các cấp đă chịu đựng khá nhiều nguy hiểm, vất vả và gian khổ, ngoài ra cũng đă đến lúc đơn vị cần được đi tái huấn luyện theo đúng lịch ấn định để các cấp có dịp ôn luyện những điều cần phải nhớ lại. Do đó, TĐ 42 Biệt Động quân đă được đưa về Trung tâm huấn luyện Trung Hoà cuả binh chủng Biệt Động Quân, tại Củ Chi (B́nh Dương- vùng 3 CT) để thụ huấn bổ túc, thời gian hai tháng.

       2/-Đại đội 4/42 bị địch nội tuyến. Thời gian đơn vị đang nghỉ, chờ tham dự cuộc hành quân khác, th́ sự việc xẩy ra ngay tại trại gia binh của đơn vị. Trong lúc cả tiểu đoàn đang yên lành trong giấc ngủ th́ vào khoảng 2 giờ sáng, tên nội tuyến đă ném một trái lựu đạn M.26 vào căn nhà do một trung đội thuộc đại đội 4, đă gây tử thương cho 5 quân nhân và 12 người bị thương. Sau khi sự việc xẩy ra, Đại uư Hồ ngọc Cẩn được điều động về BCH/TĐ. Trung uư Thảo, đại đội phó được lệnh tŕnh diện khu 42 ANQĐ, rồi thuyên chuyển đi đơn vị khác v́ bị nghi là có liên quan tới vụ nội tuyến. Trung uư Bùi Thế Thổ - Xuất thân khoá 19 VBQGVN được cử thay thế Đ/u Cẩn. Sau mấy tháng nằm chờ tại BCH/TĐ, Đại uư Hồ Ngọc Cẩn đượcTư lệnh SĐ 21 BB bổ nhiệm làm Tiểu đoàn trưởng TĐ1/33/SĐ21 BB.

       Hành Quân Dân chí 179 tại Chương Thiện. Tiểu đoàn 42 biệt động quân được lệnh di chuyển từ Bạc Liêu lên Sóc Trăng và nghỉ đêm tại đây, sáng ngày hôm sau sẽ là thành phần trừ bị cho cuộc hành quân. Đến khoảng chừng 9.00 giờ sáng th́ Tiểu đoàn được lệnh di chuyển vào Chương Thiện. Đến ngă ba Cái Tắc (một ngả đi Cần Thơ, c̣n một ngả đi Chương Thiện) th́ tiểu đoàn được lệnh dừng lại để t́m băi đáp cho (LZ), đồng thời cũng ngay lúc đó, một đơn vị Việt cộng đă bị ta phát giác nơi vườn dừa Ông Mười nằm trên kinh Thác Lác (vùng giáp ranh giữa Chương Thiện và Phong Dinh). Khoảng 10.00 giờ, đợt trực thăng vận đầu tiên gồm hai đại đội 1/42 và 2/42 cùng với BCH/TĐ được thả xuống. Đợt đổ quân thứ hai gồm các đơn vị ĐĐ 3+ĐĐ 4 và phần c̣n lại cuả BCH TĐ. Nơi đổ quân cách xa mục tiêu khoảng chừng 500 mét là một cánh đồng śnh lầy, nuớc ngập ngang ngực, việc điều động đội h́nh hành quân gặp rất nhiều trở ngại và khó khăn. Đến 11giờ 30, Tiểu đoàn trưởng cho lệnh tấn công. Đúng 15 phút sau, ta đă chiếm đưọc pḥng tuyến thứ nhất cuả chúng, tiếp tục chọc thủng tuyến thứ 2. Địch bỏ chạy dọc theo các rặng trâm bầu. Chiến thắng đầu tiên, 42 BĐQ đă thu được hơn 30 súng đủ loại, bắt sống ba tên. Khai thác sơ khởi, được biết đây là trung đoàn D của địch. Trung Úy Úc,Thiếu Tá Biết, Trung Úy Buttler, Trung Úy Đỗ văn Mười, 1965

       Tiếp tục tiến chiếm, tiểu đoàn 42 đă gặp phản ứng rất mạnh cuả địch, trận chiến trở nên ác liệt. Mục tiêu vườn dừa Ông Mười, một ấp chiến lược cũ cuả ta. Việt cộng đă bố trí trong ṿng đai pḥng thủ, các công sự hầm hào được thiết lập rất kiên cố từ trước, do đó việc chiếm mục tiêu trở nên vô cùng khó khăn cho biệt động quân. Tiểu đoàn báo cáo t́nh h́nh về Bộ tư lệnh hành quân. Pḥng 2 SĐ bảo là ở đấy chỉ có một đơn vị nhỏ cuả địch, phải thanh toán mục tiêu ngay cho xong. Cũng chính v́ sự sai lầm này mà việc điều động quân tiếp ứng đă rất chậm chạp. Tiểu đoàn 42 BĐQ đă bị cầm chân tại chỗ, không thể tiến thêm đuợc nữa. Ta và địch cách nhau chưa đầy 100 mét. Địch có lợi thế bố trí ở địa thế cao hơn so với tuyến tấn công của ta, ngoài ra chúng cho những tên xạ thủ bắn xẻ ngồi trên ngọn dưà, nên bắn rất chính xác. Thiếu Tá Lưu Trọng Kiệt bị bắn trúng ngay ngực, thương thế rất nặng. Trung uư Lư, sĩ quan Trợ y băng bó, y tá thổi nệm hơi đặt anh Kiệt lên đẩy vào núp trong một rặng Trâm Bầu. Ngay lúc đó y tá cũng trúng đạn, hy sinh. Tôi (tác giả) và Đại uư cố vấn Mỹ (không nhớ được tên họ đầy đủ của cố vấn này), liên tục gọi xin tải thương khẩn cấp, nhưng trận đánh đang quyết liệt, tàn bạo, quá gần giữa ta và địch nên tải thương bị chậm lại. Các phi tuần khu trục, pháo binh đă đựơc gọi yểm trợ, khá hữu hiệu và chính xác, nhưng cũng v́ lư do quá gần mà Biệt động quân cũng bị thiệt hại do phi pháo gây ra khá nhiều.

       Khoảng 2 giờ chiều,Trung úy Lư (sĩ quan trợ y), tổ quân báo và một trung sĩ cố vấn Mỹ (cũng quên tên) đang di chuyển Thiếu tá Lưu Trọng Kiệt, các thương binh về phiá sau để tản thưong th́ anh Kiệt bị trúng đạn lần thứ hai. Anh đă hy sinh ngay tại chỗ cùng với một chiến sĩ đang khiêng anh trên tay. Thiếu Tá Lưu Trọng Kiệt đă b́nh thản từ giă bạn bè, từ bỏ đơn vị, ra đi vĩnh viễn, lúc 2.30 giờ chiều. Thi hài anh cùng các chiến hữu khác đă được đưa Cần Thơ.

       Càng về chiều áp lực địch càng lúc càng mạnh, nhưng tiểu đoàn vẫn kiên quyết bám chặt mục tiêu để chờ tăng viện. Khoảng 4 giờ chiều th́ TĐ 32 BĐQ, TĐ44 BĐQ được trực thăng vận đến mục tiêu. Nhẩy và giải toả bên cánh phải cho TĐ 42 BĐQ. Kế đó là TĐ 44 BĐQ đổ xuống, di chuyển dọc theo kinh Thác Lác, giải toả bên cánh trái cho 42. Đến đúng 6.00 giờ chiều th́ TĐ 44 BĐQ bắt tay được với ĐĐ 4/42. Lúc này sức kháng cự cuả địch giảm dần. Thiếu Tá Hồ Viết Lượng, Tiểu đoàn trưởng TĐ 44 BĐQ, nóng ḷng v́ đơn vị cũ của ḿnh đang bị kẹt, đă đốc thúc các chiến sĩ TĐ 44 giải toả nhanh chóng áp lực cho TĐ 42. Màn đêm đă buông xuống, hoả lực địch cũng giảm dần và chúng bắt đầu t́m cách rút chạy, bỏ lại vũ khí và xác đồng đội. Đúng 8.00 giờ tối, tất cả các đơn vị bạn tiếp viện đă bắt tay được với toàn bộ TĐ 42 BĐQ. Việt Cộng đă hoàn toàn mất dạng trong các rặng trâm bầu dọc theo các bờ kinh. Thu dọn chiến trường và kiểm điểm t́nh trạng quân số và vũ khí, Tiểu đoàn được coi như thiệt hại khá nặng với 34 chiến sĩ hy sinh, trong đó có vị Tiểu đoàn trưởng, Thiếu tá Lưu Trọng Kiệt-cấp chỉ huy tài giỏi, anh dũng- cùng với 120 người bị thưong nặng nhẹ. Vũ khí của ta bảo toàn. Thu dọn chiến trường ta lấy được 45 súng đủ loại và khoảng chừng 140 xác địch (trời tối, mệt mỏi, không lục soát kỹ và rộng được). Đến 3.00 ǵờ sáng th́ tiểu đoàn 42 được trực thăng chở về Bạc Liêu, nghỉ.

       Một tuần sau, Bộ Tư lệnh SĐ21 BB và Tỉnh/tiểu khu Chương Thiện tổ chức mừng chiến thắng dưới sự chủ toạ cuả vợ chồng Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ tịch Uỷ ban Hành pháp Trung Ương. Đồng thời Tiểu đoàn 42 BĐQ cũng được nghỉ dưỡng quân, tái bổ sung tại Bạc Liêu. Cũng trong dịp này, Trung uư Bùi Thế Thổ ĐĐT/ĐĐ4 được thăng cấp Đại uư nhiệm chức.

       Đến đây tôi cũng xin được viết vài ḍng về Cố Trung tá Lưu Trọng Kiệt vị chỉ huy và cũng là một chiến hữu thân t́nh với cá nhân tôi: Anh Kiệt là một quân nhân chỉ huy đơn vị tác chiến đúng nghĩa, nghiêm khắc nhưng không độc, anh hoà nhă với mọi người kể cả lúc ban hành mệnh lệnh, nhưng không thể nhận mà không thi hành. Lúc xung trận, anh chỉ huy với phong cách b́nh tĩnh, điềm đạm nhưng gan ĺ và anh dũng. Tiểu đoàn trưởng luôn luôn sát cánh với các chiến sĩ trong đơn vị. Vậy mà, anh lại bỏ anh em ra đi quá sớm khi tương lai đang rực rỡ trước mặt. Điều làm tôi ân hận vẫn đeo đuổi tôi cho đến bây giờ và măi măi. Bên tai tôi văng vẳng tiếng anh Kiệt "Bửu ơi, cố gắng gọi tải thương, cố gắng gọi tải thưong, máu tao ra nhiều qua".…V́ đó lúc giao tranh đang diễn ra căng thẳng và ác liệt, hai bên xáp chiến, trực thăng tải thương không xuống được.

       Hai giờ đồng hồ trôi qua đến lúc sắp tải thương được th́ một loạt đạn thứ nh́ đă cắt đứt cuộc đời ngang dọc, cuả anh. Mọi người thương tiếc anh lại càng ân hận hơn khi được biết, anh sẽ được bổ nhiệm giữ chức vụ Trung đoàn trưởng Trung đoàn 33/SĐ 21 BB, nhưng không hiểu v́ sao đă cả tháng mà lệnh vẫn chưa ban hành để rồi anh bỏ lại sau lưng tất cả để ra đi vào miên viễn. Vị sĩ quan xuất thân khóa 7 Liên trường Vơ khoa Thủ Đức Lưu Trọng Kiệt hay c̣n là Lưu Depart, say mê âm nhạc, hát rất hay. Anh thường sưu tầm những bản nhạc hay. Tôi ở kế bên pḥng anh, và anh Hồ ngọc Cẩn, nên chúng tôi thường nghe chung và thưởng thức tiếng hát của Kiệt. Cũng cần viết thêm là Kiệt c̣n là một huyền đai đệ nhị đẳng nhu đạo.

       Trong thời gian tiểu đoàn 42 biệt động nghỉ duỡng quân, bổ sung quân trang, đạn dược, Bộ chỉ huy BĐQ Trung ương đă bổ nhiệm Đại uư Chung Thanh Ṭng, một sĩ quan thâm niên, dày dạn kinh nghiệm chiến trường về làm Tiểu Đoàn trưởng TĐ 42 BĐQ, nhưng Bộ Tư lệnh QĐ IV và Bộ Tư lệnh SĐ 21 BB không vui vẻ đón nhận, và tỏ ra thờ ơ với anh.

       Thời gian nghỉ dưỡng đă đủ, Cọp ba đầu rằn đă mài lại nanh vuốt sắc nhọn để tiếp tục vồ những con mồi Việt cộng. Những cuộc hành quân Dân Chí, Long Phi được tiếp tục mở ra nhưng thành tích của tiểu đoàn cũng không có ǵ đáng kể v́ lúc này địch luôn t́m cách tránh né, chạm trán với Biệt động quân. Cho đến khi Việt Cộng mở trận tổng công kích tết Mậu Thân, Tiểu đoàn lại ghi them các thành tích mới.

       Sáng mồng 1 tết, tiểu đoàn 42 hành quân giải toả áp lực địch cho thị xă Bạc Liêu. Sáng mồng 2 tết, (tiểu đoàn(-) đuợc trực thăng vận lên phi trường Sóc Trăng (Đại đội 1/42 ở lại bảo vệ BTL SĐ) để giải toả thị xă Khánh Hưng, tiểu khu Ba Xuyên, trại gia binh và BCH trung đoàn 33/21 BB. Chiều mồng 4 tết th́ hoàn thành nhiệm vụ. Tổng kết, thật là phi thường trong mấy ngày hành quân giải tỏa vừa qua, BĐQ chỉ thiệt hại có 5 tử thương và 8 bị thương nặng nhẹ. Về phía địch, ta tịch thu 80 súng nặng nhẹ đủ loại, xác chêt Vc rải rác khắp thị xă, đếm được 120 tên, bắt sống 3 tù binh.

       Qua sáng ngày mồng 5 tết, tiểu đoàn nhận lệnh di chuyển lên Cần Thơ để đánh đuổi địch ra khỏi thành phố này. Tiểu đoàn 44 BĐQ, và Lữ đoàn A TQLC, Trung đoàn 33/SĐ 21 BB, cùng sát cánh đánh đuổi địch mở rộng ṿng đai an ninh cho thành phố và Bộ Tư lệnh Quân Đoàn IV đến tận Miếu Đông, Phong Điền, Cầu Nhím. Khoảng 10 ngày sau, Giặc cộng đă bị thanh toán sạch tại thành phố Cần Thơ th́ Tiểu đoàn 42 và 44 biệt động quân lại nhận được lệnh di chuyển về Rạch Giá để tham dự cuộc hành quân trực thăng vận vào mục tiêu kinh Kiểm Lâm để giải toả áp lực địch cho tỉnh Kiên Giang. Trận tổng công kích của Việt cộng trong đợt một đă hoàn toàn thất bại, trên toàn lănh thổ thuộc Quân Khu IV/ Vùng IV chiến thuật/VNCH.

       -Việt cộng lại tiếp tục phát động cái gọi là tổng công kích tổng nổi dậy đợt 2 cũng trên khắp các thị thành miền nam VN. Tiểu đoàn 42 lại lên đường cùng các đơn vị bạn dẹp giặc an dân. Tham dự hành quân giải toả áp lực địch tại các thị xă Cà Mâu, thị xă Bạc Liêu, Cần Thơ cũng một lần nữa đuổi giặc chạy trốn về các bưng biền của chúng, thậm chí có đơn vị cộng quân gần như bị diệt gọn, những tên sống sót phải dội ngược vào lănh thổ Campuchia để ẩn trốn.

       Thất bại nặng trong âm mưu úp một cái hốt trọng gói miền Nam, Cộng sản gỡ gạc bằng cách quay thực hiện những cuộc pháo kích bừa băi vào các thành phố, thị xă, Bộ Tư lệnh Quân Đoàn. Do đó, sau khi tham dự các cuộc hành quân Dân Chí, tiểu đoàn 42 BĐQ đuợc xử dụng vào việc bảo vệ ṿng đai an ninh xa, dự các cuộc hành quân để triệt phá các ổ trận điạ địch sẽ dùng để pháo kích. Cũng trong thời gian này, chỉ v́ một sự sơ hở, ỷ y cuả đại đội 4/42 do Đại uư Bù́ thế Thổ là Đại đội trưởng đă bị địch đột kích tại Vàm Láng (phía bắc Cái Dầy, nằm trên kinh Cái Dầy) gây tổn thất cho ta 4 chết,7 người khác bị thương. Đại uư Bùi Thế Thổ cũng hy sinh tại chỗ. V́ nguyên cớ này mà Đại Úy Chung Thanh Ṭng đă được BTL/SĐ 21 trả về cho BCH/BĐQ TƯ và Đại Uư Lê Thành Long đuợc bổ nhiệm quyền Tiểu đoàn Trưởng Tiểu đoàn 42 Biệt động quân, thay thế Đ/U Ṭng.

       Kể từ ngày thành lập vào cuối năm 1963 cho tới năm 1968, Tiểu đoàn 42 BĐQ với bao nhiêu khổ nhọc, vui, buồn - Bạn bè cũ, mới, các chiến hữu thân thương đă lần lượt ra đi-Tử thương,bị thưong nặng hay nhẹ hoặc thuyên chuyển đi các đơn vị mới- TĐ c̣n lại vẻn vẹn có mấy người.

       Các bạn tôi, chiến hữu của tôi: Thiểu, Phan, Kiệt, Khuôn, Quảng, Thổ, Úc, Quang đă vĩnh viễn từ giă tất cả, bạn bè, đồng đội, bỏ lại chiến trận sau lưng. Thương tiếc nuối nhớ của người ở lại họ cũng chẳng cần quan hoài. Những đồng đội thuyên chuyển đến những đơn vị mới như: Năm, Biết, Giai, Lượng,Trung, Trổ, Tịnh, Bửu, Khâm, Mạnh, Cẩn, Tấn, Hoàng, Ngôn, Thảo, Biên, Paul, Long, v.v., sau này thăng tiến trên đường binh nghiêp, làm rạng danh binh chủng

       VÀI GIAI THOẠI VỀ "CỌP BA ĐẦU RẰN", "CỌP BA CHÂN - ĐIẾC KHÔNG SỢ SÚNG".

       Lễ gắn huy chương Nhành Dương Liễu cho Tiểu đoàn tại Sóc Trăng, 19651/ Nhắc lại trận đánh phản phục kích trên đại lộ Cộng Hoà, tiếp viện cho TĐ 32 biệt động quân và quận Hiếu Lễ đang bị địch uy hiếp nặng nề. Đă xẩy ra một sự việc hy hữu là, sau khi thanh toán mục tiêu, ta thu dọn chiến trường. V́ tải thưong trong đêm nên có sự lẫn lộn. Tải thương một số thưong binh việt cộng về CàMâu, và Rạch Giá. Trong khi đó lại bỏ sót một chiến sĩ mũ nâu cuả đại đội 3/42 ở lại. Hai ngày sau, trên đuờng hành quân quay về lại Cà mâu, Tiểu đoàn đóng quân đêm tại Tân Bằng, trên bờ sông Trèm Trẹm, một chiến binh đă phát giác ra xác quân nhân bị bỏ quên, VC thả bè trôi trên sông trả về cho tiểu đoàn 42 BĐQ với những tṛ quái gở: Phù hiệu BĐQ cọp 13 răng đă bị xé rách nát, trên ngực có gắn miếng giấy với gịng chữ "trả cho cọp ba chân". Như vậy, chứng tỏ chúng đă nhận ra những lần chạm súng với 42 BĐQ, Tiểu đoàn này chỉ xử dụng có ba đại đội. Từ đó TĐ42BĐQ có tên "Cọp Ba Chân hay cọp ba móng".

       2/ Nhắc lại, khi Đại tá Đặng văn Quang về làm Tư Lệnh SĐ 21 BB, và Thiếu Tướng Nguyễn văn Thiệu là Tư Lệnh Quân Đoàn IV/Vùng IV chiến thuật, đă mở chiến dịch "Đom Đóm, Diều Hâu và trực thăng vận", áp dụng tối đa cho các cuộc hành quân. Di chuyển, mở rộng đội h́nh luôn luôn. Tấn công vào sâu tận trong các khu rừng mắm, lau sậy, tràm.. Trực thăng vơ trang yểm trợ tối đa. V́ thế đă có những lần ta, địch quá gần, không có làn ranh, không thể trải được biểu tín hiệu nên sự yểm trợ đă xẩy ra tổn thất cả cho quân bạn là 42 BĐQ. Trong một buổi họp Tham Mưu, Thiếu Tá TĐT Nguyễn Văn Biết đă ra lệnh cho, các đại đội sơn rằn ri trên nón sắt bằng ba mầu: Vàng, đỏ, xanh lá cây. Trên chóp nón là ḷng đỏ đậm (trên nón không có đầu cọp hay huy hiệu). Chính nhờ đó, sau này trực thăng vơ trang dễ dàng quan sát, phân biệt bạn và địch và cũng lại có thêm một tên nữa "Cọp Ba Đầu Rằn". Thiếu tá Biết cũng cho đơn vị thực hiện huy hiệu của đơn vị là Đầu cọp rằn, xung quanh thêu ḍng chữ "QUYẾT CHIẾN -TIỂU ĐOÀN 42 BĐQ QUYẾT THẮNG", và may trên nắp túi áo trái.<

       3/ Mỗi đại đội đều thực hiện khăn quàng cổ với mầu sắc riêng, mỗi quân nhân đều có một c̣i đeo trên cổ đặng khi xung trận cùng nhất loạt thổi vang lừng lấn át tiếng súng đối phương và nâng cao tinh thần quyết chiến của anh em tiến mà không biết lùi và cũng lại có thêm tên nữa "Con bà phước - lũ điếc không sợ súng".

       Thời gian như mây bay trên đỉnh trời, bao nhiêu biến đổi, bao nhiêu tang thương, mừng vui hoà trộn. Kẻ ở người đi. Chiến hữu người c̣n, người mất. Giờ đây kẻ lưu lạc xứ người, quê hương chỉ c̣n là nỗi nhớ. Thân bơ vơ trong lạc loài cô quạnh. Thôi, đành viết những ḍng chữ mộc mạc gởi đến người xưa bạn cũ chút kỷ niệm đủ mùi tân khổ của đời chiến sĩ.

       Viết trong nỗi nhớ cố hương và bằng hữu./.