Ca với Nhạc

NGU LẮM CƠ


Em thuộc loại văn thiệt dốt mà vũ cũng thiệt dát, mặc dầu hồi xưa xửa xừa xưa c̣n bé, em cũng có được cô Nguyệt Lăng nhồi tới nhồi lui “đồ mi là đồ sí sọn”, “đồ mi là đồ rề rề” triền miên đằng đẵng suốt mấy năm trung học, rồi lại lóc cóc theo cô Ngọc Dung đi tŕnh diễn đàn tranh, theo cô Phương Oanh đi tŕnh diễn dân ca ở hội Việt Mỹ, ở trường QGÂN Saigon cũng hơi hơi nhiều lần, và lên cả đài Tàng H́nh nữa. Nhưng hỡi ui, sau trận đổi đời trời sầu đất thảm tất cả hương đồng cỏ nội đă thơm rơi không phải chỉ ít nhiều mà sạch bách hết trơn, chẳng c̣n chút xíu nào lưu luyến ở lại với em nữa cả, thành thử bây giờ, nói chuyện nhạc nhiếc em thiệt mắc cở v́ chẳng biết tí ǵ mà cũng bày đặt đ̣i múa… bút. Tuy nhiên, em mong quư vị niệm t́nh tha thứ mà cho em lạm bàn chút xíu về chuyện ca nhạc - ca sĩ, và nhạc sĩ - Em không dám múa bút về nhạc lư ǵ ǵ đâu.

Sở dĩ bữa nay em lại dám bàn chuyện nhạc nhung thế này, tại v́ em vừa mới đọc xong đâu đó mà em không nhớ (dù mới đọc xong đây thôi), quảng cáo của một đêm nhạc rất là gồ ghề (“ấn tượng”???) với hai giọng ca, hai tên tuổi bự ơi là bự, nặng kư vô cùng tận là LT và TN, sẽ cùng xuất hiện, sau một thời gian dài vắng bóng (???!).

Ông TN th́ em không dám bàn, và em cũng chẳng muốn bàn tí xíu nào hết cả. Em không phải fan của ông, từ xưa rồi. Lũ bạn em th́ nhiều đứa rất là trịnh văn trọng cái giọng ca dzàng, noble của ông, nhưng em th́ cứ nh́n thấy bộ mặt táo bón của ông khi tŕnh diễn là tự nhiên em chịu không nổi, phải bỏ đi ra chỗ khác liền. Đă thế, khi ông tŕnh diễn càng “phê” bao nhiêu th́ ông lại càng… nhăn nhó hơn bấy nhiêu. Nên hoàn toàn không có em, dù được làm fan của ông th́ h́nh như cũng được kể… ké là thuộc thành phần noble… như ông (?!)Tác Giả trong một buổi học nhạc tăi Saigon trước 1975 (ngồi hàng đàu từ bên phải)

Người gây cho em cái cảm giác bứt rứt, bực rọc, bực bội, khó chịu v.v. Ở đây, là cái tên LT đọc được trên mẫu quảng cáo kia. Wow, cái tên đó, qua bao nhiêu năm dài, với em, đă là một biểu tượng của Miền Nam, vững chăi, đĩnh đạc. Trong một bài viết trước đây trên tờ ĐH, anh NP có kể chuyện người bạn đồng khóa của anh, những ngày đi đày tận núi rừng Việt Bắc xa xôi, vẫn hằng đêm mơ về một thủa thanh b́nh cũ, mơ về một ngày trở lại Saigon nghe “tiếng hát LT” để tự quên đi những ngày tháng tù đày biệt xứ lê thê đang sống. H́nh như không có ca sĩ nào khác được có cái diễm phúc, vinh dự quư báu, hiếm hoi ấy cả.

Vậy mà bỗng có một ngày em tự nhiên thấy cái tên quen thuộc ấy xuất hiện trên báo, trích từ những báo trong nước, tường thuật một buổi tŕnh diễn đặc biệt tại nhà hát nhớn Hà nội của khuôn mặt lớn, giọng ca vàng hải ngoại! Quả thật, có một cái ǵ như lưỡi dao, mỏng manh như lá liễu, đă nhẹ nhàng bén ngọt đâm lút cán vào cạnh sườn em ngay lúc đó. Có thể nào như thế được sao trời? Nếu em mà c̣n có cảm giác như thế, th́ những người khác như người lính năm xưa, sẽ c̣n thấy đau đớn cỡ nào? Anh đă ch́m sâu dưới ḷng biển cả. Người bên kia thế giới chắc không c̣n sân si nên có thể sẽ tha thứ, đă tha thứ.

Em th́ không!

Nếu đêm tŕnh diễn được tổ chức ở một rạp hát nào đó ở Sàigon, em cũng có thể chấp nhận đưọc. Người hát có thể có những lư do như tôi hát cho khán giả của tôi, cho nhũng người SG cũ đă không có cái may mắn được thoát khỏi CS như tôi, vẫn đang bị triền miên đè nén dưới bàn tay áp bức th́ em rất là hoan nghênh. Người đang nằm trong nhà tù, dù nhà tù lớn hay nhà tù nhỏ, đều là nhà tù CS cả. Trở về hát cho họ, đứng bên cạnh họ để họ hiểu người đi không bao giờ là người quên, mà “bên em vẫn có ta”. Ngay cả nếu cô đứng hát ngay giữa “Nhà hát thành phố” của Saigon, thôi em cũng tạm thời chấp nhận đi. Đó là nơi một thời đă là trụ sở QH VNCH. Một người SG cũ đường bệ cất tiếng hát giữa ḷng SG, giữa trụ sở của đại diện của người dân Miền Nam xưa để thấy rằng, không, các người không hề đánh bại được chúng tôi đâu. Cuối cùng, sau những vùi dập, những cố gắng hết cách để loại trừ của các người, người Miền Nam vẫn sống,vẫn ngẩng cao đầu và cất tiếng hát giữa ḷng Miền Nam thân yêu…

Thế nhưng cất tiếng hát giữa “Nhà hát nhớn Hà nội” th́ lại khác. Hoàn toàn khác! Khán giả trước mặt cô, những tiếng vỗ tay cổ vơ cô, nhất là từ những hàng ghế danh dự đầu, chắc chắn phải là những nhân vật rất tăm tiếng của thủ đô “đỉnh cao trí tuệ loài nguời”. Một người dân Việt nam b́nh thường chắc khó mà dám đặt chân tới những chỗ như thế, dù chỉ ngồi tận hàng ghế tận cùng, để nghe cô hát. Nh́n cô và nghe cô môt lúc có thể phải đánh đổi bằng cả mấy ngày ăn của một gia đ́nh. Chắc không ai có can đảm bắt cái dạ dày của cả nhà ngưng lại món ăn vật chất cấp bách để được thưởng thức một món ăn tinh thần dù từ nước ngoài nhập về như thế cả. Vậy th́ về nước để hát “phục vụ” cho các “đồng chí lănh đạo” như thế, so với các văn công được đào tạo trong nước, em thấy cô c̣n thua xa, rất xa. Những văn công trong nước phục vụ chế độ v́ đó là nghề của họ. Họ được đào tạo như thế để làm cái công việc ca tụng chế độ như thế, và lănh lương tháng như bất cứ cán bộ các ngành nào khác của chế độ.

Nhưng cô th́ khác. Cô đang làm một việc cô tự chọn. Cô đang ở một đất nước tự do, không ai bắt cô phải làm những việc ḿnh không muốn. Nhưng cô đă chọn về để phục vụ cho đám cán bộ đang thừa tiền v́ cướp bóc của dân đen. Cô quả có công giúp họ vừa thực hiện được cái ước ao thầm kín khi đổi đời, xoá bỏ cái mặc cảm tự ti vẫn hằng che dấu và chứng tỏ với ḿnh, với mọi người là ta không phải kẻ cách mạng ngu dốt bần cố nông ba đời đâu, nhưng cũng là kẻ thanh lịch biết thưởng thức văn chương nghệ thuật thời thượng nè. Bên cạnh đó, cô c̣n giúp một tay cho “chính quyền” Cộng Sản được phép tự hào là thấy nhé. Cuối cùng rồi tất cả những khuôn mặt nhớn của tụi mi, những kẻ đă bỏ nước ra đi v́ “không chấp nhận chế độ độc tài CS” cũng sẽ lại ḷ ḍ t́m đường về với chúng tau, v́ thấy được đường lối chúng tau là đúng đắn chứ không phải v́ tiền bỏ ra chiêu dụ đâu đấy nhá!!!! Đó mới là một cái tát quá sức chịu đựng đối với những người như em, đă trao duyên nhầm tướng cướp hằng bao năm!!!

Và em mới nhớ lại một chuyện xưa cũ và t́m ra câu giải đáp sau bao nhiêu năm. Những năm vừa sau ngày mất nước, ca sĩ từ miền Bắc ồ ạt t́m đường vào miền Nam và thống lĩnh “mặt trận văn hóa văn nghệ”, Tô lan Phương, Đỗ Quyên… Họ xuất hiện khắp mọi nơi, từ truyền thanh, truyền h́nh, các tụ điểm tŕnh diễn. Ca sĩ miền Nam vắng bóng tất cả mọi nơi. Thái Thanh, Thanh Lan, Nhật Trường… biến đâu hết cả. Em nghe họ bị cấm hát.

Giữa lúc đó th́ từ radio rồi từ các tụ điểm âm nhạc, một tiếng hát quen thuộc, mạnh mẽ vang lên đến với mọi người, tiếng hát LT và bài ca quen thuộc lúc đó “Tháp Mười đẹp nhất bông sen”… Em quả lúc đầu có hợi chút sững sờ nhưng rồi thực sự bồi hồi v́ gặp lại chút “Saigon” xưa. Sững sờ và hơi hơi ngậm ngùi v́ thấy cả đến những tự hào nhất của SG xưa giờ cũng tan tác, phải cúi đầu chịu đựng sự khuất phục. Nhưng em cũng tự an ủi ḿnh là không sao, cần phải cho đám ngoài Bắc mới vô kia nó biết rằng Miền Nam hát hay hơn Miền Bắc. Ca sĩ của mi được “đào tạo chính qui”, rèn luyện, chỉ đạo đàng hoàng, nhưng thấy không, tất cả đều hát thua xa ca sĩ của tụi ta, những nghệ sĩ đích thực, những tài năng thiên phú. Bài ca này là bài tủ và thời thượng của đám ca sĩ nhà nghề miền Bắc TLP, ĐQ… nhưng khi tiếng hát LT cất lên th́ những tiếng hát ấy như bầy đom đóm so với ánh trăng rằm. Sau đó là tin loan truyền “LT vừa hát xong VN đẹp nhất có tên BH th́ lên tàu vượt biên và đă thoát rồi”. Wow, em hỉ hả bao nhiêu, ngày ấy. Đúng là một trái đấm vô mặt chính quyền cách mạng nhé. Để sống c̣n bắt buộc ta vẫn phải hát, nhưng giờ mi thấy rồi nhé, đó chỉ là những lời chẳng thực. Ta vẫn có những dự tính của ta mà bài hát của mi đă được ta dùng như một vỏ bọc hữu hiệu, một phương tiện, một chiêu thức thành công…

Nhưng bây giờ, sau màn tŕnh diễn tại nhà hát nhớn th́ tự nhiên em đâm nghi ngờ cái khả năng suy đoán của em ngày đó quá. Có thể nào em v́ quá xúc động nhất thời mà đă lẫn lộn hành động của một người có suy tính tinh vi với hành động của một con tắc kè đổi màu chớp nhoáng không quư vị? Nhất là bây giờ, sau một thời gian chắc đă chu du khắp nước, có mặt ở khắp các điểm tŕnh diễn, giờ lại quay về đây với những “đồng hương tị nạn CS hải ngoại”. Có ai bên này có nhớ nhung, có nhu cầu phải xem tận mắt một ca sĩ nào tŕnh diển không nhỉ? Ai cũng có thể t́m thấy trong những băng nhạc hải ngoại, những CD, DVD, computer… đầy đủ mọi ca sĩ muốn coi, tŕnh bày những bài hát muốn t́m rất là dể dàng mà.

Cứ xem các ca sĩ được coi là hàng đầu trong nước, được người trong nước ái mộ cuồng nhiệt bây giờ như ĐVH, hay vài ba người khác th́ tự nhiên em đâm nghi ngờ cái tài thưởng ngoạn của những khán giả đă đi coi người nghệ sĩ đích thực tŕnh diễn qúa đi. Họ đi v́ thực sự lănh hội, thưởng thức được những cái hay, cái đẹp của nghệ thuật, hay thực ra đi là v́ đă bước lên một bực thành trưởng giả, đại gia rồi, th́ phải cố học thêm bưóc nữa để được thành “sang” chăng? Phải đến những buổi tŕnh diễn nhạc thính pḥng, lại là danh ca từ thời miền Nam cũ và hải ngoại bây giờ tŕnh bày th́ mới là dân chơi đẳng cấp chứ xem măi ca sĩ nội địa nó bèo quá chăng? Nhưng như mọi chuyện b́nh thường ở huyện khác, cái ǵ thực th́ sẽ tồn tại măi, nhưng nếu giả vờ, th́ sau một thời gian gượng ép ráng theo đuổi, tới một lúc nào đó rồi cũng sẽ phải buông, hoặc v́ không c̣n thấy cần thiết, hoặc v́ thấy… oải quá, chán phèo, không hợp, buồn ngủ ngáp lên ngáp xuống rồi mà vẫn không hiểu cái lũ tư bản nó thấy cái ǵ hay mà xem và ca tụng miết, đành stop sau 2, 3, hoặc 4 lần ráng lết theo… Thôi lại trở vể với ĐVH, “phê” hơn.

Có phải do đó, mà sau một thời gian dài im ắng, người Việt hải ngoại giờ lại được mời gọi gặp gỡ lại kẻ đă bỏ thuyền bỏ bến bỏ gịng sông âm thầm ra đi giờ lại muốn um sùm quay trở lại chăng? Vết đâm cạnh sườn em vẫn c̣n rỉ máu, làm sao em nh́n mặt kẻ phụ t́nh cho được chứ?

Tự nhiên cuối năm chuyện nhạc-nhung đáng lẽ phải là chuyện đẹp đẽ, hay ho, làm cho cuộc đời trở nên đáng sống hơn, vậy mà chuyện cô ca sĩ này làm em cụt hứng mất tiêu, thấy đời đen thùi lùi chán ghê. Thôi không thèm nói chuyện cô nữa đâu!

*****

Miền Nam có hai tên tuổi mà trước họ, sau họ, em thấy khó có ai có thể qua mặt, kể cả miền Bắc và miền Nam. Thế nhựng, hỡi ơi, tác giả đă giết chết tác phẩm! Người đời cứ thấy tên bố thôi là đă chẳng c̣n muốn, chẳng c̣n thèm nh́n ǵ tới bầy con của họ nữa, dù bầy con có xinh đẹp, có dễ thương ngần nào. Vâng, đó là PD và TCS. Một người đầu đời, dù 54, dù 75 cũng vẫn chạy CS như điên, nhưng cuối đời tự nhiên lại làm hàng thần lơ láo, quay về cố dành miếng… đỉnh chung (???) Một kẻ đầu đời tự nhiên bày đặt ráng đi t́m cái hăo huyền “đêm mơ thấy ta là thác đổ” để tới cuối đời ngậm đắng mà nhận ra rằng cái tưởng là ngọn thác hùng vĩ hoá ra chỉ là gịng nước đục chảy ra miệng cống dơ không hơn không kém và đành đi t́m quên, chọn một niềm vui cho mỗi ngày để sống cho hết kiếp. Hai ngựi này, cùng chọn một gịng sông nhưng h́nh như bắt đầu từ hai chiều ngược lại, gặp nhau một khúc giữa gịng rồi mỗi người mỗi hướng…

Nhiều người Việt hải ngoại phân biệt đen trắng rạch ṛi, chánh tà minh bạch không lẫn lộn trộn chung, đă gạch hoàn toàn tên cả hai nhân vật trên ra khỏi mọi lănh vực liên quan, coi như trên đời này chưa từng có mặt có tên tuổi nào như thế cả. Đồng thời, gạch luôn cả toàn bộ tác phẩm, không hát, không thèm nghe bất cứ một bài nào của cả hai.

Em th́ nghĩ hơi khác. Một tác giả, cũng giống như một con tầm, hay thân cây cam Giang Đông (hay Giang Tây ǵ đó, xin lỗi quư vị em chẳng nhớ rơ cây cam Giang Đông mang qua Giang Tây hay cây cam Giang Tây mang qua Giang Đông. Thôi kệ, Giang nào cũng được nha quư vi. Em không có giờ để tra cứu, thôi quư vị xí xá… đại cho em đi, please!). Tác phẩm sinh ra, là thành quả biến đổi từ những tươi tốt của nong dâu, từ mầu mỡ của đất đai để thành cuộn tơ óng ả, trái cam ngọt ngào. Không có nương dâu tốt, không có đất đai mẩu mỡ th́ dù con tầm có gổng ḿnh cách mấy, cây cam có cố sức bao nhiêu, em e rằng cũng vẫn chỉ thể cho ra những cuộn tơ xấu xí, trái cam chua lè, không nước. Những bài hát của PD, của TCS đẹp như thế, hay như thế, v́ cả hai đă sống giữa ḷng miền Nam, đă lấy những ngọn cỏ hồng, những bờ cát trắng Nha Trang, những hạt mưa rớt trên tượng đá, những đường phượng bay, đôi mắt thiếu nữ buồn hơn mưa trong, v.v… của Miền Nam để đem vào tác phẩm của ḿnh và tạo nên những đứa con tinh thần qúa đỗi dễ thương. Nếu cả hai sống ở Hà nội những ngày tháng cũa 54-75, em chắc chắn không người nào có thể cho ra, dù chỉ một tác phẩm thôi, như thế cả. Cứ xem những đống “tác phẩm” của các tác giả đă từng một thời là cây tùng cây bách của nền văn học VN thời trước đó th́ rơ.

V́ vậy, chán những ông bố vô cùng, nhưng em vẫn trân quư bầy con của các ông. Đó là những đứa trẻ đă được sinh ra tại miền Nam, đă được nuôi dưỡng bằng ḍng sữa mẹ Miền Nam, cùng lớn lên với em, mang những kỷ niệm như em. Những tác phẩm ấy không phải là con riêng của một tác giả, nhưng từ thịt da xương cốt đến ngơ ngách tâm hồn đều từ những tinh tuyền của Miền Nam kết thành. Th́ tại sao v́ những ông bố tự nhiên đâm trở chứng, hư hỏng, em lại giận lây cả bầy con ngoan ngoăn, xinh đẹp, đă cùng theo em qua những con đường t́nh cây dài bóng mát, những tầng tháp cổ mưa bay, để hất hủi, xua đuổi bắt chúng phải đi theo bố chúng chứ?

Tác phẩm, như các đứa con bằng xương thịt thiệt, khi ra đời là đă trở thành độc lập, có đời sống riêng mà thành công, hay thất bại cũng là do tự ḿnh, chẳng dính dấp ǵ tới cha mẹ nữa cả. Ngay bố mẹ mang nặng đẻ đau cũng c̣n không có trách nhiệm với con đă trưởng thành, th́ làm sao có thể bắt bầy con phải chịu trách nhiệm ngược lại về những sai lầm của cá nhận những ông bố ấy chứ? Em không muốn các ông bố hư hỏng khi ra đi về nhà… d́ hai ghẻ, lại được mang theo hết tất cả bầy con xinh đẹp của bà vợ trước, và mọi liên lạc với họ hàng bên mẹ bị cắt đứt hoàn toàn từ cả hai phía ǵ hết cả.

Thành thử, khi mùa xuân về, em vẫn bồi hồi khi nghe tiếng hoa xuân rơi nhẹ trên băi cỏ non, nhớ những cánh đào đă nở trên vết ṃn chiến xa xưa… Đó là h́nh ảnh của quê hương Miền Nam yêu dấu của em, dù là bố của chúng có muốn cũng không thể kéo chúng ra khỏi nơi đă sinh ra và lớn lên để theo bố về miền đất lạ hoắc, mịt mù được….

***

Em đă tính chấm dứt bài viết ở đây, v́ đă tới hạn chót ngày nhận bài rồi. Vậy mà tự nhiên ông chủ nhiệm, ông chủ bút lại bỗng ưu ái cho gia hạn thêm ít ngày nữa, để nếu em có muốn lắm điều nhiều lời hơn tí xíu nữa th́… cứ việc! Wow, được lời như cởi tấm ḷng. Em mừng ghê v́ em không muốn ngày xuân ngày tết mà lại cứ nói toàn chuyện negative như trên xong là… hết, cụt hứng quá đi. Cần phải có chút xíu ǵ đẹp đẽ positive cho năm mới lấy hên chứ, phải không thưa quư vị.

Những ngày cuối năm xưa và nay, bài hát em nghe nhiều nhất có lẽ là bài “Xuân này con không về”. Thời thế giờ đă đổi thay, khác với ngày khi bài hát mới ra đời. Chiến tranh không c̣n nữa, những “ông con” ngày xưa nay đă rời chiến trường,và tiếng súng cũng đă im từ 1/3 thế kỷ. Vậy mà sao bài hát vẫn c̣n vang lên mỗi độ xuân về và vẫn làm nhiều người rưng rưng. Có phải v́ đă và đang vẫn có rất nhiều “ông con” (và cả “bà con”) mới, không phải ở chiến trường như lớp người trước, nhưng ở nửa ṿng trái đất xa quê hương, và bài hát vẫn là một khắc khoải cho kẻ xa quê không v́ chinh chiến, mà v́ chính trị chăng?

Thế nhưng có một bài hát khác em cũng hay nghe và xem cả trên DVD ca nhạc nữa, cũng chuyện xa nhà ngày tết, mà sao nghe hoài em vẫn… chẳng hiểu ǵ hết trơn. Bài hát nói rằng nhân ngày xuân anh viết thư về thăm em và con, anh nhớ ngày ra đi em bồng con đứng nh́n theo, đứa con chưa đầy tháng. Bây giờ anh viết thư về để hỏi thăm em coi con đă… biết đọc (biết “đọc” chứ không phải biết “nói”!!!) hay chưa. Nhưng mà thôi thư viết xong anh lại… không gửi đâu, hẹn thư sau vậy!!!

Lần nào nghe xong hay xem xong bài hát em cũng… chưng hửng. Em hỏi ông chồng em ủa sao kỳ vậy ba, “ngày ổng đi lính con ổng chưa đầy tháng”, mà giờ “đă biết đọc hay chưa” th́ thần đồng cách mấy chắc cũng phải cỡ 4, 5 tuổi. Ngần ấy năm mà không được gặp con, bộ ngày xưa đi lính là đi mút mùa không được về phép hở ba. Ông chồng em không trả lời mà lại bảo là em hay… xuyên tạc. Trời, em nghe đúng bài hát nói vậy chứ bộ. Quư vị thử nghe để kiểm mà coi. Em đang định “thắc mắc” thêm là hồi xưa mấy ông KBC làm việc ra răng mà có mỗi cái thư một mà cũng không chuyển cho người ta, để một năm mới viết một lần (?!) mà viết xong lại phải bỏ đi không gửi được. Nhưng nh́n mặt ông chồng em, em đành phải… stop lại vậy!

Cuối cùng th́ em nhận ra rằng h́nh như mục đích của bài hát là tác giả muốn… vinh danh người phụ nữ VN, đúng hơn, những người vợ lính xưa chăng? Lấy chồng xong, vừa sinh đứa con chưa đầy tháng là chồng đi, và theo như lời bài hát là đi… mất tiêu luôn, biền biệt cả 4, 5 năm mà đến một lá thư cũng không có gửi về. Vậy mà không nghe tác giả bài hát nói chị complain chi hết cả. Thư mà c̣n không có th́ không biết… lưong ra sao. Và như vậy th́ chắc chị đă một ḿnh nuôi dạy con, làm thiếu phụ Nam Xưong hay nàng Tô Thị tân thời quá! Tác giả này… hay thiệt!

Nhưng rồi nghĩ tới nghĩ lui, ngẫm qua ngẫm lại, em thấy có ǵ vẫn… không ổn. So sánh với thực tế, em thấy h́nh như bài hát… không phản ánh đúng sự thực chút xíu nào hết cả. Những người lính VNCH xưa ngày tết vẫn được về phép thăm gia đ́nh rất đông, đến nỗi Việt cộng biết điều đó, và đă giả vờ chấp nhận hưu chiến Tết rồi trở mặt bất ngờ và tấn công Tết Mậu Thân, lúc mà bao nhiêu người lính đang tạm rời chiến trường, xum họp với gia đ́nh trong những giờ phút thiêng liêng nhất của một năm mới bắt đầu, và đă gây ra một cái tết kinh hoàng nhất, chưa từng thấy trong lịch sử VN.

Thành thử điều em không hiểu nữa là tại sao một bài hát như vậy mà vẫn được các trung tâm ban nhạc, các ca sĩ rên ư ử hoài mỗi độ xuân về, làm những kẻ ngu-lắm-lắm như em rất dễ bị hiểu lầm chuyện điều hành xưa của VNCH . Đến em mà c̣n bị confused thế, những thế hệ sau em, khi tra cứu chuyện ngày xưa, gặp những “chứng cứ” như thế th́ sẽ nghĩ Miền Nam xưa sống thế nào nhỉ?

****

Em đă nói sẽ viết tiếp bài này bằng những chuyện positive cho năm mới lấy hên, vậy mà em lại guẹo vô chuyện chẳng positive tí xíu nào hết cả, như trên.Thôi không nói chuyện vậy nữa đâu. Quư vị thấy em cứ hay ngồi nghe và nh́n các cô ca sĩ rồi rầu rĩ rên rỉ chuyện “thương nữ bất tri vong quốc hận”, chắc có đôi lúc quư vị cũng chán chuyện em viết, v́ đâu phải cứ ca sĩ là thế đâu, cũng c̣n nhiều người khác nữa chứ…

Vâng, em cũng có một chuyện mà bao năm qua em vẫn giữ kín, tuy ḷng vẫn khắc khoải bồi hồi mỗi khi nhớ tới nhưng chưa lần nào kể ra. Cho măi tới một lần gần đây, tham dự một bữa tiệc họp mặt, một bà tỏ vẻ hiểu biết mọi chuyện trên đời, đă gọi cô là “con văn công VC”, em mới lần đầu kể về cô.

Ngày ông chồng em trở về nhà tù lớn sau 10 năm trong nhà tù nhỏ, ổng rủ em đi vượt biên. Chắc ông đă tính chuyện vượt biên từ hồi c̣n đang ở trong tù lận, nên vừa ra là ông làm liền, mà việc đầu tiên là… khỏi đi tŕnh diện nơi về để khỏi bị kiểm soát. Nghĩa là chỉ có một đường đi tới mà thôi chứ không có đường quay lui. Ai ngờ,… em không có số đi biển. Băi bến an toàn tới độ hơn 80 chuyến đă đi êm ru mà tới phiên em lên tầu th́ không những tàu bị giữ, chủ tầu bị bắt, mà cả đến chủ băi cũng bị bắt luôn. Em vô tù gặp từ chủ tầu tới chủ băi, những người vừa ăn nhậu với công an chiều qua, trước lúc “lên người” buổi tối. Ông chồng em vừa thấy công an nổ súng chận là đă buông ḿnh xuống nước, bơi một hơi 5 tiếng về lại bến đổ quân, rồi về Saigon báo cho ba mẹ em biết là em đang… ở chơi trong tù (ít tháng!)

Cái chuyện chính là… bến bể rồi nên không thể có những chuyến kế tiếp ngay được, mà hạn tŕnh diện khi về th́ đă qua cả tháng. Nh́n ổng cầm tấm thẻ chứng minh nhân dân của một ông nào đó đă đi được một trong những chuyến trước bỏ lại mà em bắt… rầu. Ổng mà đưa cái thẻ đó ra khi bị kiểm soát th́ dám không muốn bắt nó cũng… bắt cho bơ, v́ mặt trong h́nh nh́n ǵ mà… mắc cười hết sức. Bây giờ, nhà ổng th́ đă bị tịch thu, nhà “bà con” th́ công an canh v́ là băi đáp, giấy tờ th́ chẵng ra đâu vào đâu cả. Thêm “tội” về cả tháng mà không thèm “tŕnh diện với địa phương” nữa. Thiệt là tiến thối lưỡng nan. Em vắt tay lên trán suốt ba ngày ba đêm mà vẫn không biết tính làm sao cho ổn được hết cả.

Giữa lúc đó th́ bà thím chồng của con em em (ông chồng bà là xếp cũ của ba chồng nó, cả hai một người vừa từ Chí ḥa ra, một người vừa từ Bắc thả về) nói bà có cô em, ca sĩ XYZ, để bà nhờ thử coi có giúp ǵ được không. Đây là một giọng ca vàng của Saigon lúc đó. Saigon, sau thời gian dài phải nghe những TLP, ĐQ.., đă tới lúc chịu hết nổi, và những giọng hát, những ca sĩ có thực tài của Saigon bắt đầu nổi lên và chiếm dần vị trí đầu bảng của những ca sĩ được khán giả yêu mến. Và cô là một.

Em biết cô từ lúc cô c̣n là một cô nữ sinh của một trường trung học nổi tiếng của Saigon. Giọng hát nồng nàn, thanh thoát của cô đă vượt lên hết những tiếng hát học tṛ trong các buổi văn nghệ học đường, văn nghệ tất niên, cuối năm phát thưởng… để chinh phục người nghe trước khi cô trở thành ca sĩ thực thụ.

Vậy mà cô đă đứng ra bảo lănh cho ông chồng em, một ông sĩ quan thuộc chế độ cũ vừa đi tù cải tạo “dźa”, chịu hoàn toàn trách nhiệm lời khai của ḿnh là ông chồng em “khi về đă không c̣n nhà cửa, gia đ́nh nên đă phải đi về quê tận Huế để t́m các giấy tờ thất lạc nhưng không may lại bị đau phải nằm chữa bịnh cả tháng nên đă không đi tŕnh diện được”. Lư do nghe cũng… mắc cười như tấm h́nh trong tờ CMND ông chồng em đă sử dụng tạm vậy. Nhưng v́… không thể t́m ra lư do nào nghe suôi tai hơn được nữa, nên thôi đành xài đại vậy. Nhờ đó, ông chồng em mới tạm ổn, chờ số đi máy bay sau này!

Saigon lúc đó, giữa thập niên 80, vẫn ngột ngạt mùi kinh tế mới, mùi “cho đi cải tạo (tù) bây giờ”. Ai giám đứng ra làm một việc như cô, nhất là cô cũng biết rơ chuyện vượt biên không thành, và quan trọng nhất, chuyện không tŕnh diện địa phương cả tháng trời như thế? Em nghĩ, ngay cả người Saigon đối với người Saigon cũng không phải ai cũng có thể sẵn ḷng làm điêu đó. Có phải đó là tấm ḷng của người dân Sàigon đối với những người lính năm xưa không?

V́ vậy, em thực đau ḷng khi nghe một người gọi cô là “văn công VC”. Dạ không, đó là một người con gái đă từng mơ mộng với Mùa thu cho em, diụ dàng Như cánh vạc bay, êm đềm bên gịng Suối Mơ trước khi Saigon rơi vào tay giăc. Cô thiếu nữ Sàig̣n đă không có cái may mắn để được vượt thoát khỏi bàn tay sắt như chị, như tôi, nhưng dù ở lại, tâm hồn cô vẫn măi măi là tâm hồn của một cô gái Miền Nam… Và đó là h́nh ảnh nhắc nhở em là, không phải ca sĩ nào cũng là thương nữ cả.

Tái bút: Trong khúc gần cuối của bài viết của em có câu "chuyện không tŕnh diện địa phương cả tháng trời như thế..." (trang 37). Em missed một chữ là "cả mấy tháng trời như thế" (em đi tù mấy tháng về, không vượt biên được nữa mới tính chuyện lo). Mất một chữ hay mất cả đoạn chắc người đọc cũng chẳng ai thèm để ư đâu, nhưng tại v́ nếu thêm một chữ MẤY vô thôi, nó cho thấy người ca sĩ em nhớ ơn ấy thật bất chấp mọi nguy hiểm, thiệt hại có thể xảy đến cho ḿnh. Mấy tháng trời biền biệt không tŕnh diện th́ đi đâu vậy, có vô bưng theo kháng chiến không... Vây mà chỉ là quen thôi mà cô vẫn đứng ra bảo lănh cho. Cô là trưởng ban văn nghệ của Gia Long trước 75 đó.