Nhớ Về Người Lính Năm Xưa

captovan


Dưới cái tựa “Mũ Đỏ-Mũ Nâu” là hai huy hiệu Binh Chủng Nhẩy Dù và Biệt Động Quân đứng song hành, ngay hàng thẳng lối tựa như đôi nam nữ dựa mái đầu thủ thỉ “anh yêu em, em yêu anh” khiến Mũ Xanh tôi đứng ngoài thấy mà phát ghét, nổi cơn ghen, ăn không được th́ đạp đổ, quyết bới lông t́m vết xem Đỏ-Nâu thủ thỉ với nhau cái ǵ? Thực ra th́ chẳng cần bới lông ở đâu cả, mà ở ngay trên trán, trên má, trên cằm, trên vai của hai chàng Đỏ-Nâu, của hai tên Hải-Khều và San-Sẹo đầy những vết sẹo dọc ngang, không phải dấu tích ngang tàng của thời du đăng mà của đơn vị cũ, chiến trường xưa của “Người Lính Năm Xưa”.

Hăy nghe Đỏ th́ thào vào tai Nâu giọng điệu âu yếm:Bià tập sách Nhớ về người lính năm xưa

“Theo truyền thống của binh chủng ND th́ tất cả các sĩ quan khi đội chiếc mũ đỏ lên đầu th́ đều phải khăn gói lên đường ra trung tâm huấn luyện BĐQ Dục Mỹ để hấp lại nếu chưa lấy được bí kíp “Rừng Núi Śnh Lầy”. Xem như thế th́ Mũ Đỏ Mũ Nâu đă có duyên với nhau những ngày đầu binh lửa”.

Nghe Đỏ-Nâu khen nhau mà Xanh tôi nực gà, phải gây chia rẽ:

Này anh Đỏ Khều, anh có vẻ thấy Nâu sang nên muốn khen để bắt quàng làm họ chăng? Anh đi học RNSL/BĐQ nhưng BĐQ có đi học CCND* đâu (*chuồng cu nhẩy dù).

Ở một nơi khác th́ tỏ t́nh đoàn kết, đoàn kết chiến đấu và ăn nhậu:

“Thế là như Cọp (BĐQ) thêm nanh, Hùm (ND) thêm vuốt, Nâu-Đỏ chia nhau hàng phượng vĩ ven sông. Đi đâu ta cũng gặp ta, Mũ Đỏ Mũ Nâu mặc sức tung hoành “chiến trường” Dốc Sỏi, Ḷ Than, địch banh càng phơi xác...”

Đó chỉ là chiến trường hậu phương, c̣n tiến tuyến th́ bốc lửa:

- “Ngang qua đồi 30 th́ 7 Dù đụng địch, nhưng được lệnh tiến quân nhanh vào B́nh Ba để tiếp tay với Cọp Rằn 33 cùng tiêu diệt trung đoàn Cộng quân… Trong đánh ra, ngoài đánh vào, không đầy một ngày sau, Mũ Đỏ, Mũ Nâu bắt tay nhau làm chủ chiến trường bên hằng trăm xác giặc và hàng đống vũ khí đại liên, súng cối, AK ngổn ngang trên chiến địa”.

- “Tháng 6/65, TĐ52 BĐQ trực thăng vận xuống quận đường, thư hùng với trung đoàn cộng quận Đồng Xoài th́ 7 Dù cũng nhẩy xuống Đồng Xoài rồi tiến về phía đồn điền Thuận Lợi...” Thôi! Thế là đủ rồi, Đỏ-Nâu yêu nhau, đánh đấm ra sao? Thế nào? Ở đâu th́ kệ các anh, Xanh tôi đi chỗ khác chơi, c̣n các anh hùng BĐQ, Cọp “nhe răng dương móng” muốn biết Mũ Đỏ Hải Khều Đoàn Phương Hải hỉ nộ ái ố với Mũ Nâu San Sẹo Trần Tiễn San suốt 11 trang sách ra sao th́ t́m “Nhớ Về… Người Lính Năm Xưa”. MX đi chỗ khác chơi! Độc giả tập san BĐQ mỗi khi thấy bài viết của tên captovan là y như rằng thế nào cũng chán, phán rằng: “hắn chuyên đi moi móc chuyện thiên hạ sự, sư, cha. Thầy sáu antena VTA hắn cũng không tha, nhưng chả bao giờ hắn dám đụng đến đồng môn, đồng khóa đồng ch́a, “chân ḿnh dính… đất bề-bề, lại cầm đuốc mà rê chân người”.

Oan cho tôi quá, thôi th́ bây giờ tôi đi vạch lá “NV…NLNX” nhá.

***

Trong bữa cơm trưa thân mật tại nhà hàng Seafood trên đường Beach lúc 12 giờ trưa ngày 16/10/11 nhân dịp Lạng Sơn từ San Jose xuống thăm anh em TQLC Nam CA, ông nhắc lại chuyện tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị:

- Các chú nhớ không? Trong hơn tháng trời tử chiến, có ngày ḿnh thiệt hại đến hơn 200 người, mà 90% là anh em hạ sĩ quan và binh sĩ, chúng ta c̣n nợ anh em nhiều lắm, nên viết về những tấm gương chiến đấu và hy sinh này. Binh chủng ta được vinh dự “Tái Chiếm Cổ Thành”, nhưng với cái giá quá đắt. Nếu không có sự tiếp tay yểm trợ của các đơn vị bạn như ND, BĐQ, SĐ1 BB, KQ, TG, ĐPQ, NQ, v.v… th́ cái giá chưa biết cao tới mức nào. Chúng ta cắm cờ, nhưng đây là chiến thắng chung của tất cả quân binh chủng.

Đang vui buồn với kỷ niệm chiến trường xưa th́ ông quay sang hỏi tôi:

- Cậu đă đọc “Nhớ Về Người Lính Năm Xưa” của nhà văn Đoàn Phương Hải chưa?

Bị ông tướng cựu Tư Lệnh hỏi bất ngờ, tôi hơi lúng túng, chả hiểu ông có quen biết ǵ với nhà văn này không, ông đă đọc chưa và nhận xét của ông như thế nào, nên tốt hơn hết là trả lời một câu “huề vốn”:

- Thưa chưa, tác giả là bạn của thiếu tướng hả? Truyện có hay không?

- Tác giả là gốc Nhẩy Dù, hôm 8 tháng 10 vừa qua tôi có tham dự buổi ra mắt sách của ông ấy tại San Jose, sách viết về người lính năm xưa của tất cả các quân binh chủng, khá hay, cậu không đọc là thiếu sót đấy, nên t́m…

Có lẽ ông tính nói tiếp “nên t́m mà đọc” th́ bị cắt ngang bởi người khác lại hỏi thêm về chuyện tái chiếm Cổ Thành nên ông quay sang nói tiếp câu chuyện dở dang.

Chuyện hơi lạ đây, thường th́ các “sao” hay ở trên mây, mấy khi sao đọc truyện đánh nhau do lính viết, chứ nói chi đến chuyện tham dự buổi ra mắt sách. Vài vị hay viết hồi kư như tiểu thuyết cho thiên hạ đọc. Có vị c̣n viết hồi kư cả những trận đánh mà ông không chỉ huy. “Khá hay”? Lạng Sơn, một ông tướng tư lệnh binh chủng tổng trừ bị, liên tục ba năm “trấn thủ lưu đồn”, ngủ hố, nằm hầm nơi địa đầu giới tuyến cùng quân sĩ, súng vừa nổ, pháo vừa rơi là có tiếng ông trên máy, vậy mà ông phán một câu “khá hay” về cuốn sách viết về lính th́ chắc là nội dung hấp dẫn thật sự. Ông là người chỉ huy lính đánh giặc, anh nào “nổ sảng”, tưởng tượng nổ bậy mà viết th́ ông biết ngay và chắc ông không thể khen “khá hay” được.

Tôi không biết cái khiếu văn chương của ông Lạng Sơn đến đâu, nhưng tôi biết mấy ông tham mưu và bản thân tôi, khổ với ông v́ mấy cái công văn, công điện, văn thư v.v.. tŕnh lên để kư th́ bị ông trả lại với mực đỏ gạch xóa tùm lum, bút phê “viết lại cho ngắn gọn, rơ ràng”, nay ông khen th́ ắt là văn của Hải Khều không thừa không thiếu.

Tôi nói dối Lạng Sơn là chưa đọc, nhưng thực ra th́ tôi đă đọc “Nhớ Về… Người Lính Năm Xưa” rồi, đọc đến sờn sách gáy, đọc từng chữ từng câu, đọc đến nỗi, nếu khôi hài một tí th́ bảo là không c̣n chữ nào nữa để đọc mà đang muốn xin tác giả cho cuốn khác nữa đây.

Một nhà văn đă nhận xét “NV… NLNX” như sau:

“Lời văn sáng sủa, thành thật, thuật ngữ nhiều u uẩn, chan chứa t́nh bằng hữu, bài viết sống động đáng để đời sau coi lại v. v”

Vị khác th́ nói:

“Tác phẩm in đậm dấu binh lửa, đầy ắp t́nh chiến hữu, sống chết có nhau, đầy t́nh huynh đệ chi binh từ trước tới nay”.

Và c̣n nhiều nhận xét của các văn hữu khác dành những cảm t́nh đặc biệt cho tác phẩm và ấm ḷng tác giả Mũ Đỏ Đoàn Phương Hải. Tôi là lính bóp c̣, thấy sách nào viết về các trận đánh, chiến trường xưa là mê, là đọc ngay, chả biết nhận xét thế nào là văn phong văn gió cả. Nhưng hơi buồn là từ sau 30/4/75, tôi thường bị cắt ngang khi đọc những tác phẩm có dính dáng tới lính tráng và súng đạn được viết ở hải ngoại. Lư do buồn là v́ khi đang ngon trớn th́ đụng ngay thằng du kích “tiếp cận”, con giao liên “tham quan”, hoặc tên bộ đội nón cối dép râu ba-ác “bức xúc”! Thế là tôi bị chóng mặt, phải ngưng ngay, xếp sách lại để cho đời sau mối mọt.

Tôi đọc sách của “Hải Khều” cũng v́ những lư do đó, cố công “bới lông t́m vết” xem có tên du kích “khống chế” hoặc bộ đội “ấn tượng” nào không để phang cho bạn ta một phát, nhưng tôi “thất vọng”, từ trang đầu tới ḍng cuối, chả t́m ra một chữ, một câu “văn chương XHCN” nào cả. Cái hay của một cuốn sách do một cựu lính viết là ở chỗ đó. Là người chưa biết phân biệt thế nào là tùy bút, bút kư, tạp ghi, phiếm v.v… Như tôi th́ chỉ đơn giản thế thôi. Lính VNCH mà dùng ngôn ngữ xă hội mới để viết truyện, viết hồi kư th́… xin lỗi, khó nhá quá.

Tôi gọi là “nhà văn Đoàn Phương Hải” th́ hắn khiêm nhường lắc đầu từ chối! Ừ th́ thôi, chiều ḷng nhau, gọi “Hải Khều” là đủ rồi, giống như ông tổng thống Pháp chỉ cần ghi trên bia một ḍng “Charle De Gaulle” là đủ rồi.

Nội dung NV… NLNX nói ǵ đây?

Cùng một hoàn cảnh đánh giặc tương tự như nhau, lội từ Cà Mau đến Bến Hải, leo lên núi, lên đồi, tụt xuống suối xuống sông, gặp nhau ở Đức Cơ, Tân Cảnh, thay đổi vị trí cho nhau ở Quảng Trị, Thường Đức, cùng tham dự “đảo chánh”, nhưng thằng bên này, đứa bên kia, đôi lần sau chầu bia th́ đụng nhau xóm dưới v.v.. V́ thế những ǵ Hải Khều viết, Hải kể là tôi khoái đọc khoái nghe rồi. Chuyện dĩ nhiên, bởi v́ tôi không biết viết, nay có người viết hộ những ǵ ḿnh muốn viết, muốn nói th́ sướng kể ǵ.

Tôi đang bước vào tuổi “cổ lai hy”, chả có ǵ hấp dẫn trước mặt nữa, dẫu cho cảnh có đẹp như tiên hiện ra trước mắt. Nhưng mà tôi lại nhớ da-diết đồi núi năm xưa, nhấp nhô ở địa đầu giới tuyến, động Ông-Đô, động Bà-Th́n, Cồn-Tiên, động Chó v.v... Hồi hộp vô cùng khi vừa trưởn, vừa ḅ mà nghe tiếng em 16 (M16) la chí chóe, chán vô cùng khi nghe tiếng lải nhải của mấy bê 40, bê 41 và rồi hài ḷng khi nh́n thấy địch thủ banh càng. Từng trang sách NV… NLNX làm cho tôi trẻ lại ở tuổi đôi mươi với những hỉ nộ ái ố th́ c̣n ǵ sướng cho bằng.

Cám ơn sách của Hải Khều với nội dung hay mà lối hành… văn cũng hơi khang-khác khiến tôi tưng-tức phải đọc cho tới cùng. Ngay cái tựa cũng lạ, tại sao lại cần 3 cái dấu chấm (...)? “NV… NLNX”. Ba cái dấu chấm là hàm ư cho điều ǵ đó khó nói nên ngập ngừng, do dự, phân vân. Hải Khều muốn viết, muốn “nhớ về” lon lá, chức tước, quyền uy, danh vọng, tiền bạc, những người t́nh đi qua đời anh chăng? Có thể, nhưng sau khi suy nghĩ, cân nhắc th́ không có ǵ đáng “Nhớ Về” hơn là “Người Lính Năm Xưa”.

Lính đủ mọi quân binh chủng, đủ mọi mảu mũ Đỏ, Đen, Nâu, Hoàng Hậu Chiến Trường. Nhưng những trang đầu tiên là viết về những người lính đồng ch́a, đồng khóa K19 Nguyễn Trăi, những kỷ niệm khó quên từ lúc “quỳ xuống các Tân Khóa Sinh”, đến “đứng dậy các Tân SQ”. Điểm danh ai c̣n ai mất, bao đồng khóa đă nằm lại trên khắp các chiến trường.

Nhớ về người lính K19VB nên tác giả quay về mái trường xưa để t́m hơi... mùi vớ trong đôi giầy bố của thằng bạn cùng pḥng. T́m về trường Mẹ để nhớ đến các ông cố nội 16, ông nội 17, các bố 18 đă săn sóc hành hạ “Thập Cửu Đồ” như thế nào. Muốn chui rào cổng sau Tôn Thất Lễ vào thăm trường Mẹ, nhưng Mẹ đă bị “cách ly”. Đứa con lưu lạc bấy lâu, nay trở về thăm th́ Mẹ đă bị cô lập, nằm trỏng trơ với sương gió, thoi thóp ph́-pḥ thở hắt ra! Thằng con Hải Khều phải đứng ngoài song sắt, ngắm Mẹ qua màn sương mờ bên khóe mắt rồi quay đi, chào vĩnh biệt trường Mẹ.

Đọc xong “Nhớ Về… Người Lính Năm Xưa” của Hải Khều th́ đầu tôi bị méo mó, đêm đêm cứ ṃ về chiến trường xưa rồi la hét, hô xung phong ôm vật tóm cổ địch quân khiến người bạn chung chăn chung gối la lối om ṣm:

- Này này, tỉnh dậy đi, anh mơ thấy cái ǵ mà hét lên vậy? Lại c̣n bóp… cổ em nữa!

- Tại Hải Khều Đoàn Phương Hải làm anh sợ hăi văi đ...

Quư độc giả, niên trưởng, niên đệ nào, nhất là lính, muốn có những giấc mộng đẹp và cả ác mộng nữa th́ t́m đọc “NV… NLNX” để xem Hải Khều nói ǵ viết ǵ, đạn thật hay đạn mă tử.

Xin liên lạc qua email “Hải Khều hay Hai Đoạn”:

haidoan43@yahoo.com

408-752-0653 (H) 408-306-2917 (C)