Từ California tới Houston, TexasBĐQ Phan thành ĐôngMở chiếc điện thoại vừa rung nhẹ, tôi liếc nh́n đồng hồ chỉ 9:45 sáng. Giọng cuả NT Nguyễn minh Chánh, Tổng Hội trưởng Tổng Hội BĐQ vang lên, - Anh em đă có mặt tại Factory. Đông đến nói chuyện cho vui. - Chào NT, tôi đang ở hăng làm việc, khoảng 20 phút nữa mới xong. Tôi sẽ có mặt. Tôi rời chỗ làm bước ra cửa sau lưng là tiếng cười nhẹ cuả các bạn đồng nghiệp, - Chúc vacation vui. Chúc đại hội BĐQ thành công. Tôi đă lấy một tuần lễ nghỉ phép để tham dự “Đại hội kỷ niệm lần thứ 52 thành lập binh chủng BĐQ” được tổ chức tại Houston, Texas. Tổng Hội và Hội BĐQ Nam Cali dự định sẽ đi bằng xe, khởi hành vào trưa 11-7-2012 và trở về vào ngày 18-7-12 Tôi đến Factory Coffee khoảng 10:30 sáng. Đây là một quán cà phê “HO”, nơi hội tụ của những người lính già, một số văn nghệ sĩ truyền thông báo chí, cũng là nơi của những người lính năm xưa ở xa về t́m gặp lại bạn cũ. Đang là mùa hè, nhưng khí hậu vùng Little Saigon của người Việt tỵ nạn thật tuyệt vời. Tầng mây trong vắt, nắng hanh hanh vàng, từng cơn gió nhẹ thổi lay động những khóm hoa, diụ dàng, e ấp như những vuốt ve của người t́nh thời mới lớn. Ngoài hiên quán rất đông người, NT Phạm quang Vân, NT Trịnh thanh Xuân... cùng một số thân hữu, nhà báo Tô kiều Phương, đang hào hứng truyện tṛ. Các anh đến để tiễn chúng tôi lên đường phó hội. Đúng 12 giờ trưa, giờ xuất phát. Trên chiếc xe thứ nhất do NT Chánh làm trưởng xa gồm các NT San, Trường và 2 cọp nhí Đông và Văn hữu Hà (c̣n được gọi là Bà Ngoại Ơi), là phóng viên của Tổng Hội. Xe thứ hai gồm các BĐQ Hoa Phát, Hiếu. và các huynh trưởng Ḥa, Hồ công B́nh, Nguyễn thanh Phong. Hai chiến mă lồng lên nhắm hướng Arizona trực chỉ. “Đường dài ngút ngàn, một trận cười vang vang..” Tôi chợt nhớ đến bài hát năm nao chúng tôi từng cất cao lời để nuôi dưỡng ḷng căm hờn đối với kẻ địch.
Tuần trăng mật đă qua, bắt đầu từ xa lộ 10 West, mụ phù
thuỷ ác độc đă mang thời tiết khắc nghiệt đến. Nóng ngoài trời
đă tăng dần, kim đồng hồ chỉ nhiệt độ 110 độ F. Nhờ có máy
lạnh nên nhiệt độ trong xe vẫn là 74 độ. Gần 6 giờ chiều chúng tôi tới Phoenix. Tách rời xa lộ, chạy quanh một vài con đường, xe dừng lại ở một parking. Cái nóng hỗn hào tấp vào người khi chúng tôi bước xuống xe. Bảng hiệu COMPLETE PRINGTING SHOP cùng logo lá cờ vàng 3 sọc đỏ cuả VNCH đập vào mắt chúng tôi. BĐQ Bùi quang Lâm, một huynh đệ cùng trường BỘ BINH THỦ ĐỨC, dáng dấp bệ vệ, nụ cười rộng mở, bước ra đón tiếp. Đây là nơi làm việc cuả một hăng in với tiêu chuẩn Mỹ, toạ lạc trên một khu building rộng hàng vài chục ngàn feet vuông. Anh thuộc giới trẻ thành công trên xứ người, nhưng anh vẫn mang nhiệt huyết cuả một BĐQ, của một người lính thực thụ, hoạt động không ngừng nghỉ, đóng góp tích cực cho sinh hoạt BĐQ dù ít xuất hiện nơi công cộng. Bước vào pḥng khách, bức ảnh “Vá cờ” cuả nhiếp ảnh gia Nguyễn ngọc Hạnh treo trang trọng trên tường. Khi đưa chúng tôi đi thăm nhà máy, anh Lâm tuần tự giải thích về tŕnh tự sản xuất, hiệu năng từng loại máy. Tôi thấy máy in 4 màu đồ sộ, máy cắt xén đóng gói tự động, máy in bản kẽm (negative). Một hệ thống máy tự động khác, mà đầu này giấy vào, đầu kia ra những quyển sách, tạp chí... đă được cắt xén sạch sẽ, sẵn sàng giao hàng, hoàn toàn tự động. Chúng tôi tuần BĐQ Bùi quang Lâm (bên trái) đang đang hướng dẫn thăm nhà máy. Chúng tôi tuần tự bước qua Pḥng thiết kế, pḥng hành chánh.... Cơ sở hai tầng, và nhiều pḥng nên chúng tôi gọi nhau ơi ớí v́ sợ đi “đậu phọng” (đi lạc). Đến Phoenix mà không đi thăm người bạn thổ dân là một điều thiếu sót. Sau khi rời cơ sở kinh doanh cuả anh Lâm, chúng tôi tới Harrah Casino, cách xa 20 phút, nằm ở nơi khá hẻo lánh nên ít có khách du lịch như Las Vegas. Tiếp chúng tôi là một phụ nữ da màu niềm nở chào hỏi với điệu đi nhún nhảy dẫn chúng tôi nhận pḥng. Thức ăn nơi dây hớ khiêm tốn nhưng chúng tôi ăn rất ngon v́ đói, nhất là món cá hồi nướng. Kiếp đỏ đen bắt đầu, một số có thu nhập chút ít, c̣n mọi người đều ít nhiều đóng góp thêm tài chánh cho dịch vụ thay bóng đèn nơi đây. Lâm từ giă ra về. Cám ơn anh, một chiến hữu, một nhà bảo trợ cuả Tổng hội BĐQ. Chính cơ sở cuả anh, là nơi in ấn vài số cho Tập san BĐQ đầu tiên và những tờ bià Tập san BĐQ sau này, hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra, ít ai biết rằng anh, là người cùng các hội đoàn điạ phương và các cựu chiến binh Hoa Kỳ, đứng ra vận động Tiểu Bang Arizona công nhận cờ VNCH, lập đài tưởng niệm chiến sĩ Việt Mỹ trước dinh Thống Đốc, vào năm 2004. Chính quyết định của Tiểu Bang Arizona đă khởi đầu cho chiến dịch vận động công nhận cờ VNCH trên phần lớn các Tiểu Bang có đông người Việt tỵ nạn trên toàn nước Mỹ. Chúc anh luôn hạnh phúc và thành công. Một ngày mới bắt đầu, dùng xong ly cà phê và một cái hamberger, chúng tôi hướng về Houston. Xa lộ xuyên qua sa mạc chạy dài đến tận tít chân trời, hai bên thỉnh thoảng có vài bụi xương rồng đúng trơ trọi hứng chiụ mọi phong sương băo táp. Xa xa là những bức tường cát mịt mù, thỉnh thoảng một vài cơn trốt xoáy cuốn những ṿng cát như những chiếc lá nón lớn dần và lớn dần. ![]() Nh́n xa mạc cằn cỗi, tôi chợt nhớ đến một vùng đất tương tự ở VN, Trảng Lớn cách thị trấn Gia Nghiă, tỉnh Quảng Đức 20km. Ôi! Quê hương xa xôi trùng khơi muôn dặm. Biết đến bao giờ tôi trở lại cố hương? Đường tuy xa, nhưng tinh thần người lính BĐQ không ngại gian khổ. Tiếng người nói rôm rả trong xe về mọi đề tài thời sự, nắng mưa. Các NT Chánh, San đă vượt quá tuổi THẤT THẬP nhưng vẫn c̣n phong độ, “ông già gân”. Anh Trường điềm đạm, có dáng dấp cuả một nhà mô phạm. Ông bạn quư Hồng Hải, với biệt danh ‘Bà ngoại ơi”, lúc nào cũng lim dim ngủ. H́nh như chàng đang “thần giao cách cảm” tâm sự với “nàng”, hay đang liên lạc với “bề trên” để t́m một ư tưởng mới cho thiên phóng sự sắp tới? Vượt qua New Mexico vào ranh giới Texas, sa mạc bao la, từng dăy núi chạy dài từ xa, dần hiện ra trước mắt. Đỉnh núi bằng phẳng như có ai dùng dao gọt, tạo thành những khối h́nh thang trông thật ngộ nghĩnh. Thỉnh thoảng có vài ngọn núi h́nh bát úp, tṛn triạ phiá dưới, trên vun cao giống như bộ ngực người thiếu nữ lúc xuân th́. Phiá trước mặt là một ngọn đồi đă được san bằng ở giữa để xa lộ xuyên qua. Vết cắt ngọt nơi vách núi thẳng tắp như một bức tường đá, v́ vậy không có cây cối nào mọc được. Những cây xương rồng đă mất dấu sau lưng từ lúc nào không biết? ![]() Kim đồng hồ chỉ 8 giớ tối, mặt trời vẩn c̣n ửng đỏ. Từ con chiến mă đi trước, BĐQ Phát liên lạc truyền tin với chúng tôi, - Chúng ta sẽ ngủ đêm ở OZANA. Đó là tên một thị trấn đang cách chúng tôi khoảng 30 miles. Khi điểm hẹn đă đến, chúng tôi rời xa lộ, chạy vào một con đường nhỏ. Một vài ngọn đèn vàng hiu hắt tỏa ánh sáng mờ mờ trước mắt. Điểm dừng giống như một quán nhỏ ven đuờng ở một thị trấn điù hiu vùng cao nguyên VN. Sau khi trinh sát một ṿng, toàn bộ khách sạn, pḥng trọ không c̣n chỗ trống. Chúng tôi được chỉ đi đến thành phố kế tiếp, cách 40 miles, mới hy vọng có chỗ ngủ qua đêm. Dằn bụng một khúc bánh ḿ cá Tuna, chúng tôi lại lên đường. Xa lộ về đêm vắng teo, giống như một hương lộ. Chợt phiá trước có ánh đèn chóp chớp. Th́ ra giờ này vẫn c̣n có một bạn dân đang tận tuỵ làm việc với... dân. SONARA, niềm hy vọng cuả mọi người, nhưng sớm trở thành niềm thất vọng. Thôi th́ cố lên, cố lên 80 miles nữa. Hơn 11 giờ đêm th́ chúng tôi tới JUNCTION. Mọi người chờ ở parking lot cuả Motel 6 trong khi các “chức sắc” vào làm việc. Nửa giờ sau, chúng tôi đón nhận được tin vui. Sau khi ông “Sáu chém” chặt một giá “phải chăng” 87 dollars cho một pḥng, quá đáng nhưng c̣n hơn không, nhưng cũng chỉ c̣n 2 pḥng cho 10 người mà thôi. Lộ tŕnh được rút ngắn ngoài ư muốn, chỉ c̣n 300 miles, mọi người nhàn nhă khởi hành. Chúng tôi dừng lại ở một “rest area” bên đường. Toà nhà giống như một lâu đài cổ với 2 ngọn cờ tiểu bang và liên bang đang ngạo nghễ tung bay. Chúng tôi mở cửa kính đi vào bên trong. Không khí mát lạnh, pḥng rộng trang trí lịch sự, hài hoà. Chỗ nghỉ ngơi công cộng mà như thế này sao? Ngườ dân Mỹ đưọc đối xử tốt như thế này? Th́ ra xứ người như vậy. ![]() Tôi chạnh ḷng thương cho đất nước tôi. Đồng bào tôi đang sống trong những túp lều ổ chuột, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, đói rách, lam lũ. Bao giờ? Bao giờ? Một trăm năm nữa, hay một ngàn năm nữa, dân tôi mới được hưởng tiện nghi như thế này? Bao giờ họ được sống đúng nghiă một con người? Theo dự báo thời tiết, Houston tuần này mưa lớn liên tục, nhưng trời không mưa mà chỉ có nắng và nắng. Người Cali đă mang không khí tươi mát về đây. Chúng tôi ghé vào một tiệm phở th́ đă thấy NT Hà kỳ danh đang khoản đăi NT Nguyên văn Đương, vừa tới từ Cali. NT Giang văn Xẻn, con chim đầu đàn của Tiểu đoàn 43 BĐQ, đón chúng tôi ở khách sạn Hampton. Sau lần gặp anh trong Đại Hội BĐQ 51 ở Washington DC, anh vẫn không có ǵ thay đổi, vẫn mạnh khoẻ, phong độ, với hàng ria bạc trên môi. Tôi tự hỏi, với giọng nói và nụ cười này đă có bao nhiêu người thổn tức v́ anh?
Sáu giờ chiều, chúng tôi đến tư gia cuả Thu Nguyệt, một phụ nữ duyên dáng, xinh đẹp, cháu của cặp vợ chồng BĐQ Tùng và Minh Xuân. Anh Tùng là trưởng ban văn nghệ của Hội BĐQ Houston. Không khí ồn ào, náo nhiệt. Bạn cũ, bạn mới gặp nhau, mừng mừng, tủi tủi, hàn huyên tâm sự, hỏi thăm đồng đội cũ, chiến trường xưa. Sau cuộc đổi đời, ai c̣n ai mất? Thực phẩm được hội BĐQ Houston khoản đăi. Trong nhà, chương tŕnh văn nghệ bắt đầu, ngoài sân các ông đang mềm môi cạn chén! Buổi sáng thứ bảy, hầu hết các đơn vị ở xa về đều hẹn nhau ở Lee Sandwich. Các người từ Nam Cali dùng phương tiện hàng không đă có mặt đầy đủ, như các huynh trưởng Phan thái B́nh, Nguyễn quốc Khuê, Phạm quốc Trung và phu nhân. Sau đó, chúng tôi đi thăm downtown cuả Houston. Những toà nhà cao ốc, bóng loáng, sừng sững chen chúc nhau, tuần tự hiện ra trước mắt... Dự định đi thăm toàn thành phố, nhưng trời bỗng chuyển mưa nên chúng tôi quay về. Rồi, trời đổ mưa, nặng hạt, xối xả, gạt nước không kịp làm vơi bớt nước mưa. Hơn 20 năm ở xứ người, tôi t́m lại được kỷ niệm cơn mưa vùng nhiệt đới, cơn mưa bất chợt hiện đến rồi đi ở VN, quê hương tôi. Dạo một ṿng trên đường phố chính Bellaire với hàng quán người Việt tập trung, tương tự như khu phố chính Bolsa ở miền Nam Cali, nhưng không tấp nập cho lắm. Các cửa hàng người Việt nằm trong các mall của người Tàu Hồng Kông.
Do sự giới thiệu của một “thổ công”, chúng tôi ăn trưa ở một tiệm phở xa lạ. Tiệm nhỏ, giản dị nhưng tô phở “tái bê” với món tương chấm thật ngon, một phần do sự đon đả chào mời của bà chủ quán, một phụ nữ đă có thời xuân sắc, v́ vẫn c̣n phảng phất vài nét dễ nh́n. Đây là một kỷ niệm đẹp. Buổi chiều, chúng tôi tập trung ở tiệm phở Tàu Bay, đóng một số tiền ẩm thực tượng trưng, mua một T shirt có logo đại hội BĐQ 52 làm kỳ niệm. Sau nghi lễ do NT Nguyễn ngọc Khoan (em) điểu khiển, NT Xẻn thay mặt Hội BĐQ Houston chào mừng, giới thiệu các đơn vị về tham dự đại hội, và tuyên bố khai mạc Tiền Đại Hội. Phần văn nghệ hào hứng lần lượt được tŕnh bày, trong đó có các giọng hát của các ca sĩ của Liên đoàn 3 BĐQ năm nào. Các chị vẫn duyên dáng, giọng hát vẫn mượt mà không bị thời gian vô t́nh tàn phá.
Cuối cùng là cuộc thi đua giữa hai hội BĐQ Bắc và Nam Cali. Trong dịp an táng NT Nguyễn văn Thiệt (Tử Thần), nguyên Liên đoàn trưởng Liên đoàn 15 BĐQ, tại nhà hàng King Harbor, gia đ́nh có khoản đăi hai hội Bắc và Nam Cali một bữa cơm thân mật. Hai hội có một giao hẹn, đơn vị nào có số người tham dự Đại Hội Houston nhiều hơn sẽ thắng. Đơn vị thua phải đăi một chầu nhậu. Năm nay, nh́n chung nhân số hai bên suưt soát bằng nhau, nhưng khi trừ số người cuả Tổng hội không được tính vào Nam Cali, Hội BĐQ Bắc Cali thắng cuộc. NT Xẻn, đại diện hội chủ nhà, thân tặng Hội Bắc Cali một chai Martell Cordon Bleu. Hội trưởng Nguyễn xuân Diến và Phan thái B́nh siết tay nhau với nụ cười rạng rỡ v́ thắng hay thua đều là anh em. 8 giờ sáng chủ nhật, 15/7/12, chúng tôi tụ tập trước đài Tưởng niệm đài chiến sĩ Việt Mỹ được đựng trong khuôn viên một khu thương mại. Trong nắng ban mai trên bệ cao, tượng hai quân nhân Việt Mỹ đang cầm súng xông lên phiá trước. Từng đoàn người sắp hàng nghiêm chỉnh, với quân phục hoa rừng, quân phục tiểu lễ kaki vàng, và nón beret màu nâu huyết đọng, trộn lẫn quân phục các đơn vị bạn, cùng các tà áo dài thướt tha cuả các phu nhân. NT Khoan (em) làm MC, trong khi NT Hà kỳ Danh điều khiển buổi lễ trong không khí trang nghiêm. Sau cùng là lễ dâng hương trước bàn thờ tổ quốc được các hội bạn các chị, và các BĐQ.
Rời đài tưởng niệm, chúng tôi tiến về Hội trường trên tầng 1 của nhà hàng Kim Sơn. Bên ngoài bàn tiếp tân, các phu nhân BĐQ đang làm thủ tục ghi danh, bên trong hội trường khá rộng có thể chưá khoảng 500 người. Trên sân khấu, một vài người trong ban tổ chức đang hoàn chỉnh hệ thống âm thanh và treo các banner chào mừng đại hộ. Phiá trước là những hàng ghế dành cho các đon vị về tham đự. NT Khoan (em) điều hành buổi lễ. Kế tiếp NT Xẻn đọc lời chào mừng. Trên bàn chủ toạ có các NT Nghiă, NT Đặng hưng Long, cùng Ban chấp hành Tổng Hội và Ban Biên tập Tập san BĐQ, và NT Xẻn, trưởng ban tổ chức. Sau lời chào mừng đại hôị của các vị trong chủ tịch đoàn, NT Long, và NT Vinh đă chuyển lời thăm hỏi và chúc đại hội thành công của Thiếu Tường Đỗ kế Giai, cựu Chỉ huy trưởng BĐQ và Chuẩn Tướng Phạm duy tất, cựu Chỉ huy trưởng QK II, v́ lư do sức khoẻ và bận nên không thể tham dự. Dưới sự điều khiển đại hội cuả NT Chánh, THT, đại hội đă nghe các bác cáo về sinh hoạt động cuả Tổng hội BĐQ trong năm qua (BĐQ Phan thành Đông, Tổng Hội Phó), điều hành tập san BĐQ (NT San), vai tṛ cuả chủ bút trong Tập san BĐQ, group bietdong, và website bietdongquan.com (NT Trường). Sau khi ăn trưa, đại hội tiếp tục lắng nghe hoạt động cuả các đại diện BĐQ tại điạ phương. Đặc biệt, cử toạ đă thảo NT Giang văn Xẻn, Hội trường Hội BĐQ Houston, Trưởng Ban tổ chức luận sôi nổi các ư kiến cuả các NT Danh, Xẻn, Nguyễn minh Đường, và Đoàn trọng Hiếu. Các ư kiến được tốm tắt như sau: - BĐQ là một tập thể chống Cộng, không liên lạc với CS dưới bất cứ h́nh thức nào. - Dứt khoát loại bỏ cá nhân nào đă là BDQ nay trở cờ, có hành động xu nịnh, trực tiếp hay gián tiếp làm tay sai cho CS. - Tùy điạ phương, hoạch địch cụ thể các biện pháp chống lại nghị quyết 36 cuả CSVN. - Cần có chủ đề rơ ràng cho các đại hội tiếp theo. Cuối cùng, đại hội đă biểu quyết giao cho Hội BĐQ Bắc California tổ chức Lễ kỷ niệm 53 năm thành lập binh chủng BĐQ (1960-2013). Chưa đến 7 giờ tối, nhà hàng Kim Sơn đă chật ních người. Các vị phu nhân BĐQ đang vất vả làm việc nơi bàn tiếp tân v́ số người tham dự đă vượt quá xa với dự đoán cuả Ban Tổ chức. Một số BĐQ Houston đă đứng nhường ghế cho khách.
Sau phần nghi lễ do NT Khoan (em) điều khiển, là phần chào mừng quan khách cuả NT Xẻn, trưởng ban tổ chức, kế tiếp là phần phát biểu cuả NT Nghiă, NT Chánh, Tổng hội trưởng...
Vị khách danh dự hôm nay là ông DAVID DEWHURST, Phó Thống đốc tiểu bang Texas. Ông nói, “Tôi rất sung sướng có mặt tối nay với tư cách Phó Thống Đốc tiểu bang TEXAS. Tôi đă mang một văn kiện từ Austin đến đây để vinh danh Hội Biệt Động Quân Việt Nam thành phố HOUSTON. Tôi có mặt ngày hôm nay ở đây cũng bởi v́ t́nh yêu mến và cảm phục của tôi đối với TẤT CẢ người dân của miền Nam Việt Nam. 44 năm trước đây, tôi chỉ là một viên Trung Úy trẻ thuộc Không Lực Hoa Kỳ. Tôi t́nh nguyện vào không lực Hoa Kỳ bởi v́ tôi muốn chống lại chủ nghĩa Cộng Sản và giúp người dân miền Nam Việt Nam giữ được nền Tự Do cho chính họ. Ngày hôm nay tôi đứng đây là muốn vinh danh toàn thể Quư Vị, những người lính Biệt Động Quân Việt Nam Cộng Hoà và toàn thể quan khách. Những người đă thấm thía về giá trị của nền Tự Do Dân Chủ. Đó chính là lư do mà quư vị đang sống tại đất nước Hoa Kỳ này. Tại Quốc Gia Hợp Chủng này, những người dân đến từ khắp mọi nơi khác nhau trên thế giới. Tôi cũng vậy, gia đ́nh tôi đến từ những miền khác nhau. Tất cả chúng ta đều muốn cuộc sống Tự Do. Tôi rất tôn trọng quư vị. Bởi v́ quư vị là những người đă hiểu giá trị của Tự Do...” Sau đó, ông trao tặng bằng khen cho Hội BĐQ Houston. NT Xẻn, đại diện, đă cám ơn và nhận bằng khen... Cũng có rất nhiều NT khoá 11, 14 VB Đà Lạt, tuổi ngoài 80 nhưng vẫn c̣n minh mẫn. Tôi cũng thấy các vị mà tên tuổi đă được nhiều người biết đến: NT Mễ (ND), NT Toàn (TQLC) mà tôi có dịp gặp nơi điạ đầu giới tuyến (Quảng Trị) năm nào; NT Vương văn Trổ, cựu Tiểu đoàn trưởng TĐ 42 BĐQ (cọp ba đầu rằn) đă từng làm khiếp đảm quân thù, nơi có các TĐT: Lưu trọng Kiệt, Hồ ngọc Cẩn, Nguyễn văn Dần... mà tên tuổi đă đi vào huyền sử. Bài phát biểu cuả Trung Tá Lục quân Hoa kỳ Tôn thất Tuấn ca ngợi sự chiến đấu anh dũng cuả QLVNCH, ca ngợi sự “tương kính, yêu thương, và đùm bọc lẫn nhau giữa các cựu BĐQ vẫn c̣n rất là thắm thiết”. Anh nói: ”Trước khi dứt lời, tôi xin nhấn mạnh niềm hănh diện được làm con cháu của một thế hệ, nguyện cả đời v́ dân v́ nước. Một thế hệ có một quân đội đă chiến đấu bằng trái tim nhiệt huyết, bằng khối óc minh mẫn, và bằng niềm tự hào của một dân tộc yêu chuộng hoà b́nh và tự do. Quư cựu chiến sĩ QLVNCH luôn luôn là những vị anh hùng của gia đ́nh chúng tôi, là tấm gương sáng đời đời ghi ơn và kính phục. Quư vị măi măi là những nét son vàng trong lịch sử của đất mẹ Việt Nam.” ![]() Tr/Tá Tuấn và Thiếu tá Lục quân Hoa kỳ Nguyễn b́nh Minh, thế hệ 2 của người VN tỵ nạn, luôn gắn bó với hội BĐQ Washington, DC và vùng phụ cận. Chương tŕnh văn nghệ tiếp theo, hào hứng sôi nổi. Nữ ca sĩ Phương hồng Ngọc, nam ca sĩ Giang Tử cũng xuất hiện trên sân khất với nhiều bài hát. Gây xúc động là màn hoạt cảnh ‘Anh là ai?” do các BĐQ Thái Trang, Nghiêm cùng một số BĐQ khác, và phu nhân phụ diễn. Một số quan khách cúi đầu quay đi thầm lau nước mắt. Nhạc phẩm “Tôi viết tên anh” do các cháu thiếu nhi tŕnh diễn thật sống động, dễ thương được mọi người tán thưởng... Chương tŕnh văn nghệ c̣n dài, Tổng hội từ giă ra về, chuẩn bị ngày hôm sau trở về Nam Cali trên con đường dài ngàn dặm. Lưu luyến chia tay, chúng ta hẹn gặp lại tại San Jose, California năm 2013 trong kỳ đại hội 53 BĐQ. |