Ghen...Hoàng ĐứcMấy lâu nay, kể từ ngày tôi biết yêu, không phải yêu lần đầu mà là yêu lần cuối, vào tuổi hoàng hôn cuộc đời, cứ vài ba ngày, tôi lại phải một lần hốt dấm chua lè lè, hốt tương mặn chát, dính tùm lum khắp người. Quý vị biết tỏng tôi muốn nói gì rồi phải không? Tôi lỡ yêu truyền nhân của Sư mẫu Hoạn Thư. Ôi thôi, vuốt mặt không kip. Ghen bóng, ghen gió, ghen với quá khứ của tôi, ghen với hiện tại sờ sờ trước mắt, rồi ghen với cả tương lai nữa mới ly kỳ chứ. Khổ cái thân già của tôi! Đã nói đến cái “đức” Ghen mà không đề cập đến cái bà họ Hoạn tên Thư của cụ Nguyễn Du thì không thể nào chấp nhận được. Ngày nay, không thể có cái hoạt cảnh linh động như Hoạn Thư bắt nàng Kiều của chúng ta làm “Bartender”, gái hầu rượu cho Thúc Sinh và Hoạn tiểu thư được.
Vợ chồng chén tạc chén thù Sức mấy, còn khuya! Thời buổi bây giờ làm gì có chuyện đào nhí của chồng đứng xớ rớ hầu rượu bà vợ Cả như ngày xưa, vì ngày nay thì “Vợ Cả, vợ Hai, cả hai đều là vợ cả”. Tuy thế, Hoạn Thư cũng có thể được xem là cao thủ trong “giới giang hồ đua ghen” vì cái ý của Hoạn Thư thâm thật, nhưng không độc ác bằng quăng tiền thuê nặc nô hay xã hội đen tạt acide huỷ hoại dung nhan tình địch như cái bà Trung tá Thức, thuộc thập niên 60, đã chơi vũ nữ Cẩm Nhung. Cái ghen của Hoạn Thư là cái ghen thâm thuý, cái ghen cùa đàn chị, cái ghen của Bà Lớn nắm quyền sanh sát vợ bé, gái bao của chồng, mà cũng có thể là sanh sát luôn cả ông chồng râu quặp, sợ vợ mà còn mê đào nhí. Hoạn Thư rất chi là tâm hồn nghệ sĩ, không những bắt nàng Kiều hầu rượu mà còn bắt Kiều đánh đàn để hai vợ chồng ngồi nghe nữa mới là lâm li kỳ thú chứ. Cái anh chồng Thúc Sinh thiệt là mặt trơ, trán bóng, hèn đến như vậy thì “phi nỉ lô đía rồi” hết nước nói rồi, là “bó tay chấm cơm” rồi. Hãy nghe cụ Nguyễn Du mô tả nhé mà thương cho Kiều, mà ghét cái mặt mo của Thúc Sinh, cái mặt chắc dày cũng bằng cái mông trâu:
Bốn dây như khóc như than Thực ra thì cũng tội nghiệp cho cái ông Thúc Sinh vừa mê gái, vừa sợ vợ. Ông ngồi bên Sư tử Hà Đông thì tâm trí đâu mà nghe người yêu chơi đàn nên ông ta cứ nhấp nha nhấp nhỏm, cái bàn toạ cứ “moving” không ngừng. Ông lấy cớ say rượu, nhức đầu, nhổm đít đứng lên để vào phòng trong, thì bị bà chằn lửa trừng mắt, âu yếm kéo tay ông bắt ngồi xuống bên “Cục Cưng” để nghe Thuý Kiều đàn, ngón đàn mà Kim Trọng đã chết mê chết mệt một thời:
Khi tựa gối, khi cúi đầu Xét cho cùng thì cái “đức” ghen của Hoạn Thư quá văn nghệ, tuy là thâm nhưng không độc bàng những phương thức ghen ngày nay tóm lược trong 3 chữ: Cắt, Đốt, Cột. Quý vị tưởng tôi cầm nhầm cái quảng cáo chữa bệnh trĩ đăng nhan nhản trên các nhật báo trước đây tại Sài Gòn thân yêu của chúng ta chăng? Không, quý vị ạ. Tôi nói có sách mách có chứng hẳn hoi. Này nhé: Báo chí Mỹ vào thập niên cuối cùng của thế kỷ XX đã lên trang nhất, tin động trời hấp dẫn bàn dân thiên hạ, tường thuật chuyện Lorena Bobbit nổi máu ghen, thừa lúc chồng ngủ say, đã cắt phăng bộ phận chiến lược của chồng quăng vào thùng rác. Tôi không nhớ rõ chi tiết Lorena quăng “cán cân tạo hóa” của chồng vào xó xỉnh nào trong nhà. Nhưng anh chồng khốn khổ Bobbit đã được các bác sĩ ngoại khoa kết nối thằng nhỏ vào khúc thịt thừa lủng lẳng của chàng ta và nghe đâu sau này anh chàng đã được các hãng phim Con Heo tranh nhau mời đóng phim XXX hiên ngang, oanh oanh, liệt liệt chứ không xìu xìu ểnh ểnh như chàng kỵ mã trong sương chiều, buồn đời, khóc ngoài quan ải. Chuyện “Cắt” bộ phận chiến lược này không phải Lorena là chưởng môn nhân môn phái “CatCu” (Tiếng Tây đàng hoàng đó nghe, quý vị) mà thực ra, từ xa xưa ở quê hương ta đã có một nữ hiệp đi tiên phong sáng lập ra môn phái “Trảm Xà Đầu”, diễn Nôm là “Cắt Đầu Rắn”. Quý vị không tin tôi thì hãy về thăm Quảng Ngãi, quê hương núi Ấn, sông Trà, về quận Mộ Đức một chuyến, sẽ được nghe một câu đồng dao, tôi không nhớ rõ vì ngày tháng hư hao nhưng đại khái là như thế này:
Ai ơi, giữ nhé khư khư Xong chuyện cắt, bây chừ đến chuyện “Đốt”. Hẳn quý vị không quên nghệ sĩ Trần Văn Trạch, nổi danh Quái Kiệt một thời, đã viết ca khúc hài hước “Đốt hay không đốt” kể chuyên cô Quởn (không biết có đúng tên không vì tôi tuổi già đang lo sợ Alzheimer) đốt chồng cháy như cây đuốc, cũng vì một chữ Ghen. Cái chiêu võ công cuối cùng trong đao pháp “Trảm Đầu Xà” là “Cột”. Tôi xin thưa là thực ra không phải cột cái con thuồng luồng hay chính xác hơn là cái đầu rắn, đừng cho nó đi hoang mà là dùng đao cắt phăng nó đi, rồi cột vào một chiếc bong bóng bay, thả cho nó đi ngao du sơn thuỷ. Ý tưởng lãng mạn này là của một kiều nữ Thái Lan mà tôi không tài nào nhớ nổi tên bà ta vì tiếng Thái Lan khác xa tiếng Mẹ đẻ của tôi. Xin quý vị đừng nghĩ là tôi phịa tin này. Anh chồng xấu số bị mất của quý không được may mắn như cậu Bobbit vì lực lượng cảnh sát hùng hậu của Thái Lan đã không truy lùng được cái đầu rắn này chắc là nó đã chui vào một hang động nào đó để trú ngụ cho quên cuộc đời đen bạc. Tôi thành thật ngã nón chào thua phong cách lãng mạn này của người đẹp Thái Lan vì vừa thi vị, vừa dịu hiền, hơn hẳn hai cái bà đem quăng bộ phận chiến lược của chồng vào máy xay lương thực dư thừa “Disposal” quá tàn nhẫn và hầm xí chẳng thơm tho tí nào, dù sao thì cũng đã một thời ấp yêu, nâng niu trìu mến, nay nỡ lòng nào.... Bây giờ trở về chuyện mối tình cuối của tôi: Số là tôi cũng có viết lách lăng nhăng, mục đích là động não đôi chút để ngăn ngừa căn bệnh quái ác Alzheimer đang chực chờ tấn công tuổi già lúc mấy ông lão tuổi “cổ lai hi”s ơ hở không phòng bệnh, chữa bệnh. Viết cho độc giả xem trong lúc trà dư tửu hậu, rồi tôi đem khoe với người tôi yêu dấu. Tôi vô tình, tôi vô ý, tôi tình ngay lý gian, nên quên một vài đoạn văn tôi tả tình, tôi tả cảnh có đôi chút liên quan đến những mối tình vụn vặt tôi từng trải qua hay tôi phịa ra cho vui đời tỵ nạn, mong rằng độc giả của tôi mua vui cũng được một vài trống canh. Nhưng, người tôi yêu không chịu hiểu như thế, không suy nghĩ đơn giản như tôi. Nàng vui mừng như ngày xưa Nhân dân Tự vệ tình cờ, may mắn bắt được một tên du kích Việt cộng nằm vùng. Thế là cô nàng chẻ sợi tóc làm tư, làm tám, đưa một đường phân tích tâm lý, tình cảm, kiểu tiểu thuyết tâm lý, ái tình xã hội và tôi là nạn nhân phải nghe Nàng tra vấn, hạch hỏi, vặn vẹo, théc méc. Tôi còn biết làm gì khác hơn là lặng lẽ cúi đầu sám hối cho tình mãi thắm, cho người tình thôi hờn giận vu vơ:
Rằng anh trót dại lăng nhăng Ghen với quá khứ mới là “chết một cửa tứ” vì là chuyện thật “một trăm phần trăm, Em ơi” không chối cãi vào đâu được hết. Nói của đáng tội, những lúc Nàng của tôi ghen, mắt nàng long lanh tình tứ, má nàng hồng mịn xinh đẹp mỹ miều, tôi nhìn ngơ ngẩn, có nghe hiểu nàng nói gì đâu, chỉ biết vâng vâng, dạ dạ mà chịu tội cho tiện việc sổ sách, cho cảnh nhà êm ấm. Tôi tự an ủi rằng Nàng yêu tôi mới ghen chứ không yêu thì ghen làm gì cho áp huyết tăng, cho đuôi mắt lòi chân ngỗng. Và ai đã yêu, đang yêu, đều biết rằng sau cơn mưa, trời lại sáng, nên cứ sau mỗi lần người đẹp của tôi ghen, tôi đều làm lành, giảng hoà, chịu tội và ân ái tiếp diễn liền sau đó để đền bù cho tôi, cho Nàng. Hạnh phúc thì thôi! Tôi nhớ trong một truyện ngắn, tôi mô tả một câu chuyện tình mà nhân vật chính “hình như” là tôi. Tôi dùng hai chữ “một nửa” mà tôi học được từ tiếng Tây: “Ma moitié hay Ma mie”, để chỉ người phụ nữ trong cuộc đời tôi. Thế là Nàng của tôi chụp ngay lấy chữ này dằn vặt tôi thiếu đường rụng hết tóc râu và cật vấn tôi: “Thế Em là gì của anh? Sao chẳng bao giờ nghe anh gọi Em âu yếm là một nửa của anh hết?” Tôi vội vàng chống chế: “Vì Em không phải là “một nửa” của anh mà là ba phần tư của đời anh. Em thông minh, em giỏi Toán, em dư biết là ba phần tư lớn hơn một nửa.” Hình như tôi không thuyết phúc được Nàng, nên lâu lâu, máu Hoạn Thư trong Nàng sôi sục, nàng lại đem hai chữ “Một nửa” ra dằn vặt... lông tôi. Nàng của tôi mà đọc được bài viết này của tôi thì tôi chỉ còn một con đường duy nhất là “Xếp bút nghiên theo việc lông bông”, cơm nhà quà vợ cho qua ngày tháng bôn ba, vui đời tỵ nạn, chứ đừng hòng đèo bòng tình đầu, tình cuối trong quãng đời vô thường còn lại này nữa. Không phải chỉ có đàn bà mới biết ghen mà đàn ông cũng ghen như ai, nhưng mà vì mặc cảm tự tôn, hãnh diện tự cho mình thuộc thành phần phái mạnh (chưa chắc) là nam nhi tang bồng hồ hải bốn phương trời nên che dấu cái ghen trong lòng, không bộc lộ ra bên ngoài, trừ trường hợp khẩn cấp “Emergency case” như câu chuyện tôi kể hầu quý vị sau đây: Tôi có ông anh họ phong cách hào hoa bay bướm và mê nhảy đầm. Trong một tiệc tùng dạ vũ, ông ta ôm bà chị dâu của vợ, nhảy làm sao không biết, chắc là bị con lợn lòng thôi thúc, nhảy đầm mà lại chuyển qua muốn nhảy đực, chắc là gỡ gạc hơi kỹ, vượt quá nghệ thuật của bộ môn khiêu vũ nên chồng của bà này tức là ông anh vợ, kêu ông anh họ của tôi ra ngoài sân nhà hàng và rút súng kê vào đầu thằng em rể tính tặng một viên kẹo đồng trong cơn ghen bùng nổ. May mà bà em cũa ông ta vì bênh chồng nên đã nhảy vào can ông anh, bảo với ông anh nên về dạy lại vợ, bảo bà ta đừng có bẹo hình bẹo dạng, lẳng lơ lúc nhảy đầm để khỏi bị “bạn nhảy” gỡ gạc lúc khiêu vũ. Ông anh họ của tôi hôm đó không mang súng theo chứ không thì đã có thể xảy ra một cuộc đấu súng ngoạn mục vì ghen và có thể sẽ có án mạng không chừng. Tôi cũng có một ông bạn nhảy đầm thuộc hàng cự phách nhưng nhất quyết không cho vợ nhảy đầm vì không muốn ai ôm vợ mình trong tay. Âu cũng là một phưong cách thể hiện chữ ghen, rất chi là ghen và ích kỷ vì chỉ muốn “ôm” vợ người ta mà không muốn ai ôm vợ mình, dĩ nhiên là tôi đang nói đến cái mục “thể thao nghệ thuật”, cái zụ nhảy đầm chứ không phải nói đến cái “Ôm” nôm na của đời thường. Ngoài ra, tôi cũng được nghe truyền tụng trong giới tai to mặt lớn thuộc thành phần trí thức ngày xưa, câu chuyện ghen của môt tay thẩm phán già. Thay vì yêu đương, cưng chiều công nương có nửa giòng máu Hoàng tộc trong người mà lão ta may mắn “đỉa đeo chân hạc” thì lão lại thường xuyên ghen tương một cách bệnh hoạn và hành xử vũ phu với người vợ đoan trang hiền thục của mình. (Đây chỉ là một mẫu chuyện bên lề về “Ghen” không mang tính chất phỉ báng cá nhân. Vậy, nếu độc giả nào, không may, thấy mình là nhân vật trong câu chuyện tào lao thiên địa thì người viết xin được đứng ngoài vòng thị phi.) “Ghen” không thể tách rời chữ “Yêu” là thế đó. Trí thức cũng như “Bình dân hoc vụ” ai cũng có máu ghen trong người, không nhiều thì ít, chứ nếu bảo rằng không biết ghen thì đúng là dốc tổ. Thỉnh thoảng, tôi cũng phản công người tôi yêu bằng cách ghen với quá khứ của Nàng, dù trong chuỗi ngày quá khứ đó tôi chưa hề hiện diện bên Nàng, trong cuộc đời Nàng. Hiện tại, thì Nàng quá thuần khiết, quá chân thành, quá dễ thương thì ghen vào đâu được. Thì cũng làm dáng ghen chứ chẳng lẽ ngồi đực mặt ra như Thúc Sinh ngồi nghe Thuý Kiều đàn trước mặt vợ. Mà rồi, khổ thật, tôi tưởng tôi ghen bóng, ghen gió, ghen làm dáng, ai có ngờ đâu tôi ghen thật, tôi đau, tôi tủi hờn, tôi nặng nhẹ với người tôi yêu, tôi tôn thờ. Và lại phải năn nỉ, ỉ ôi xin Nàng tha lỗi hàm hồ, “hung bạo” trong ngôn từ. Tôi hạnh phúc vì Nàng luôn thông cảm và không bao giờ giận dai, giận cái thằng tôi yêu Nàng tha thiết chân thành. Cái ghen có muôn hình vạn trạng: không những ghen cho chính bản thân mình mà con ghen giùm cho thiên hạ nữa. Tôi có bà Dì, em họ của Mẹ tôi, bà này ghen không chê vào đâu được. Lâu lâu, bà nổi cơn ghen, thay vì thụ giáo môn phái “Catcu” thì bà hiền hơn nhiều, lục tủ áo quần của Dượng tôi, bao nhiêu cà vạt đắt tiền, màu sắc trang nhã cũng như màu mè đĩ ngựa, Dì tôi dùng kéo thiến hết không chừa cái nào. Dượng tôi tuy tiếc của nhưng mà cũng có cơ hội sắm cà la oắt mới, diện với mấy cô thư ký dưới quyền của ông, nên ông chỉ cười cầu tài ve vuốt bà Dì của tôi. Dì tôi ghen chồng mình thôi chưa đủ, lại còn xúi Mẹ tôi ghen Bố tôi. Số là có một thời gian Bố tôi làm việc xa nhà, ở cùng thành phố với Dì Dượng tôi. Không biết Bố tôi “galant” như thế nào với mấy bà, mấy cô quen biết mà Dì tôi ngứa mắt, nên viết thư cho Mẹ tôi khuyên phải đi thăm Bố tôi ngay để giữ Bố tôi vì: “Chị mà không vào đây giữ anh thì mất chồng có ngày” (Thư Dì tôi viết cho Mẹ tôi). Mẹ tôi, hiền thục, tin chồng như tin Thượng Đế nên không làm theo lời “dụ dỗ ngon ngọt” của Dì tôi nên bị Dì ấy giận không thèm ghen giùm cho nữa. Để kết thúc chuyện Ghen, chuyện đổ ghè tương, chuyên pha dấm chua, tưởng cũng nên suy tôn cái ông Nguyễn Bính đã giúp bọn liền ông nói lên rằng thì là đàn ông cũng biết ghen chứ không phải Ghen là thuộc tính của đàn bà như Hoạn Thư đã chạy tội với Thuý Kiều:
Rằng tôi chút dạ đàn bà Và sau đây là Nguyễn Bính ghen:
Cô nhân tình bé của tôi ơi! Tôi viết lăng nhăng cho người tôi yêu dấu vì tôi hạnh phúc được Nàng yêu, được Nàng ghen. |