Kể Chuyện Đám GiỗLính KènA. Lập trường Quốc Gia của Cụ Chánh sáng hơn trăng rằm, mặc dầu chữ nghĩa chẳng có bao nhiêu, nhưng nhận định của Cụ về sự xảo trá, quỷ quyệt của Cộng Sản rất là chính xác. Cụ thường nhắc nhở các con là: “Đừng tin tưởng những người “đi làm cách mạng” để cứu dân, cứu nước mà lại mang bốn năm Tên tuổi, Bí danh… khác nhau như thò lò tám mặt, thậm chí còn viết sách để tự ca tụng, đánh bóng mình nữa, thì còn gì xấu xa hơn”. Từ bỏ mồ mả tổ tiên, ruộng vườn, làng xóm… để chạy giặc Cộng Sản, di cư vào Nam năm 1954. Nhờ sống bằng nghề chài lưới, quanh năm với sông nước, sóng gió nên cả làng Cụ Chánh với gần 100 gia đình đã chọn xã Phước Tỉnh, quận Long Điền, tỉnh Bình Tuy để tái định cư, làm lại cuộc đời. Sống an bình tại miền Nam được 21 năm thì cả làng Cụ Chánh lại bồng bế nhau giã từ Quê Hương! Di cư từ Bắc vào Nam bằng tầu há mồm của Tây với hai bàn tay trắng, nhưng Cụ không lo âu buồn thảm như hôm nay. Nhờ sự cần mẫn và sống trong thanh bình 21 năm tại miền Nam, nên gia đình Cụ Chánh cũng như bà con trong làng, nhà nào cũng khá giả, dư dật. Khi vào Nam, Cụ Chánh là người trai trẻ; ngôn ngữ không trở ngại vì cùng là Quê Hương, còn bây giờ Cụ Chánh đã ở tuổi ngũ tuần, tiếng tăm lại “bù trất” liệu có kịp làm lại cuộc đời với tuổi 50 không? Với 7 người con: 4 trai và 3 gái, và một chàng rể gốc lính Nhẩy Dù rất tháo vát nên Cụ Chánh tin tưởng vào thiện chí và cần cù của các con để cùng nhau tạo dựng lại cơ nghiệp trên vùng đất mới. Theo dõi Tin Tức qua máy phát thanh, cũng như nhìn tận mắt những hình ảnh đồng bào bỏ chạy đi theo Quân Đội VNCH mỗi khi Lính rút đi trên màn ảnh truyền hình, gia đình Cụ Chánh đã có cùng một lập trường dứt khoát là phải ra đi. Tổng kết vàng bạc trong gia đỉnh, tính toán những gì cần đem theo và trưa ngày 28 tháng 4 năm 1975, gia đình Cụ Chánh cùng lên thuyền ra khơi, kể cả thằng con rể, lính Nhẩy Dù cũng vừa về tới, đem theo cả những ray rứt lên thuyền vượt biên cùng với dân làng Phước Tỉnh. Vì quen với sông nước, nên chỉ sau 10 giờ trên biển là thuyền của gia đình Cụ Chánh đã ra tới hải phận quốc tế và đã được Đệ Thất Hạm Đội HK vớt. Dù lên trên Đệ Thất Hạm Đội rồi, nhưng mấy cô con gái và Bà Cụ Chánh vẫn dõi mắt trông theo con thuyền đã nuôi sống gia đình tại miền đất Tự Do đang bập bềnh trôi theo sóng nước. Mới vào Camp Pentleton, căn cứ của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ (TQLC), được tạm dùng làm nơi đón tiếp người VN tỵ nạn được 5 ngày thì cô Út của Cụ Chánh đã đi dò hỏi và quyết định gia nhập vào TQLC. Trong số 7 người con của Cụ Chánh, cô Út là người năng nổ, hăng say và nhiệt tình nhất với Quê Hương… nhưng chưa đủ tuổi và chữ nghĩa còn “ngọng” nên hai năm sau ước vọng của cô Út mới thành đạt. Với nước da bánh ít, gốc dân chài, quanh năm sống với sóng nước nên chuyện “thao trường của TQLC” đối với Cô Út chỉ là “chuyện nhỏ”. Cô được vinh thăng và tưởng thưởng khá mau lẹ. Chỉ trong 6 năm, cô Út đã lên tới Master Sergent. Hiện nay cô Lize Út đã giải ngũ, nhưng vẫn còn nhiều liên lạc, ân tình với TQLC/HK. Để đền đáp lại công ơn của Bố, Lize Út đã mời nguyên Toán Nhà Bếp của TĐ/TQLC về biểu diễn nấu nướng cho Ngày Lễ Giỗ Mãn Tang cụ Chánh hôm nay. Lễ giỗ được tổ chức tại nhà Đức, trưởng nam của Cụ Chánh tại Dallas. Thực đơn chủ yếu hôm nay là Bò Nướng Nguyên Con, do đầu bếp TQLC gốc Brazil đảm trách. Khách ăn miếng nào, cắt miếng đó. Ngoài bò nướng còn có “Ông Thầy” để thết đãi mấy vị khách bị gout. Nhìn 6 chiếc dù nhẩy được căng trên thửa đất rộng gần mẫu tây phía sân sau nhà Đức, được dùng làm địa điểm thết khách, tôi có cảm nghĩ như là đang tham dự Ngày Đại Hội của Sư Đoàn Dù hồi trước 75. Lễ Giỗ lại cận kề với Ngày Thanks Giving, nên họ hàng bằng hữu đều có rộng ngày giờ để về họp mặt. Với không khí lành lạnh, bằng hữu từ lâu mới có dịp gặp lại và toàn là “mồi đặc sản” nên mãi đến gần tối mới tạm chấm dứt phần I, và những người gốc Lính đều lâng lâng như đang mộng du. o O o Sau chuyện Giỗ, Tết là chuyện tâm sự của bằng hữu anh em nên viết thoải mái. Dù khách quan, nhưng phải nhìn nhận là “gốc Lính” nói chuyện với nhau vẫn thoải mái hơn là có mấy ông Thông, ông Phán xen vô, chưa kể là nếu xen vô mấy Bà con làm “Sở Mỹ” thì “morale” còn lý gỉải nặng nề hơn! Nhiều Bác tốt số, có con cháu đậu đạt BS, LS… nên “nổ loạn cào cào” coi như mình có License, chẳng khác nào mấy Ngài BS từ Bắc vào Nam sau 75. Mấy Bà vợ Lính có chồng đi “học tập”, con lại đang sốt nhưng thuốc lại quá date, nên không dám xài. Cầm thuốc lại hỏi BS từ Bắc cho chắc ăn. BS cầm thuốc lên xem và phán ngay là: “Bà cứ cho cháu UỐNG, không sao!”, mặc dầu thuốc có ghi rõ là Suppositoire! Đã 38 năm sống lưu vong, nhưng các Bác chẳng học được những điều hay lẽ phải của người bản xứ. VN cũng dậy là: “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”, nhưng phe ta cứ làm bừa, làm phăng phăng… không cần sách vở, code kiếc gì cả. Muốn kiếm thêm tý tiền, là sửa Garage cho mướn, cần thêm phòng cho mướn là kêu mấy “Contruction Bolsa” về add loạn lên, chẳng cần phép tắc gì cả. Nếu so với mấy tên Cán ngố ở Hànội vào thì mấy Bác ở HK nhưng lại áp dụng Võ Hànội, chỗ nào muốn xây là xây, thoải mái! Người viết cũng không “nổ” để giới thiệu cái “Le Moi”, nhưng xin kể thật 100% là Lính Kèn đi dự Hội nghị về Truyền Thông ở Tokyo năm 1973 có tên là ABU (Asian Broadcasting Union). Năm đó là lần đầu tiên có Trung Cộng tham dự. Ngay đêm đầu tiên hôm đó, tại mỗi phòng ngủ của các phái đoàn tham dự ABU đều nhận được một Statement của Trung Cộng đòi: 1. Kick Out Phái đoàn VNCH, nếu không có MTGPMN. 2. Phải có phái đoàn VNDCCH (Bắc Việt) tham dự. Sáng hôm sau đến họp, thì Lính Kèn đã thấy các phóng viên nhiếp ảnh chụp hình phái đoàn VNCH lia chia. Rất may là Lính Kèn có mang theo Bản Nội Quy của ABU và Lính Kèn đã cầm Bản Nội Quy dơ lên và hỏi: - Do you have this Copy. If you do not have, please hear me. Page 1- Chapter 1: First Line: ABU DO NOT accept to discuss Political inside the Forum. Limited The Delegation (Max. is 3 people for ea. Program) Republic VN is FULL MEMBER of DELEGATION. Vì quá lâu, nên Lính Kèn không còn nhớ đầy đủ, nhưng Lính Kèn đã quạt thẳng phái đoàn TC vì: 1. Số người tham dự quá đông. Có lẽ họ đi đến 50 người và mặc áo mưa vàng đồng phục, mặc dầu trời không mưa. 2. Vi phạm luật định của ABU vì đã đưa Chánh Trị vào Hội Trường. 3. Kề cả TC và MTGPMN chưa phải là Member của ABU, trong khi VNCH là Hội Viên sáng lập của ABU. ABU cũng quy định là phải tôn trọng các Làn Sóng Nhỏ của các nước nhỏ bé, vì công xuất mạnh của Làn Sóng các nước láng giềng lân cận quá mạnh sẽ chi phối và thu hút các Làn Sóng Yếu… nhưng TC và VC cứ đánh Võ Tự Do và chúng tôi còn bị các Dân Biểu Nghị Sỹ xài xể… vì Làn sóng quá yếu nữa. B. Lâu ngày kể chuyện cũ vui chơi. Thừa dịp, Lính Kèn sẽ tiếp tục kể Chuyện Phát thanh của VNCH thời trước 75. Hồi tưởng lại 38 năm về trước, Ông Bà nào có dịp đi qua Đài Phát Thanh mới thấy buồn tủi vì: Mang danh “Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia” (1), nhưng diện mạo “chẳng giống ai” vì xập xệ, thua trại gia binh! Ông nào làm đảo chánh, cũng đều dẫn Lính đến đánh phá để chiếm đài Phát Thanh, ngõ hầu có “tiếng nói”, mặc dầu chưa biết nói cái gì, nói ra làm sao, điều gì cần nói trước, điều gì để nói sau? Nói với dân chúng đang đợi chờ để nghe, sau khi có “đảo chánh”, thế nhưng bài bản cũng chẳng chuẩn bị, soạn thảo cho có đường lối. Kế hoạch mà “nổ vung vít” trên Làn sóng Phát Thanh Quốc Gia chẳng thua gì mấy tên cán ngố đang gân cổ bịp, bắt “Phe Ta” uống Xuyên Tam Liên trong các Trại Tù cải tạo. Các “Tubíp” thứ thiệt của Quân Lực Ta cũng phải ngồi xếp hàng cho “cán bộ Hànội” nhổ thuốc tỏi vào mũi! Không biết giờ này các “quản giáo” đã tỉnh ngủ chưa hay vẫn cho là “đảng vinh quang, sáng suốt”? Một điều ngạc nhiên và nực cười nhất là đã có hàng chục lần đảo chánh, nhưng phe đảo chánh nào cũng hùng hục đánh chiếm Đài Phát Thanh Sàigòn (góc đường Nguyễn Bỉnh Khiêm/ Phan Đình Phùng), khiến Bà con cư ngụ chung quanh đều vất vả vì “ngựa trụ, rào kẽm gai” căng kín mít! Kỹ thuật phát thanh thời kỳ này (trước 75) vẫn cần đến các Trụ Anteine để chuyển làn sóng lên không trung, mà giữa Phòng Vi âm của Đài PT/Sg. được nối với nhau bằng hệ thống giây cáp xuống Phòng Phát Tuyến tại Quán Tre (cạnh TTHL Quang Trung). Nếu mạch điện giữa Sàigòn và Trung Tâm Phát Tuyến Quán Tre bị cắt thì các “Lãnh tụ đảo chánh” có “hò” cách mấy thì dân chúng cũng không nghe được, vì tiếng nói không đi qua trụ phát tuyến! Một cái khổ thứ nhì là trong Chính quyền (Hành Pháp và Lập Pháp), vị nào cũng thích được Đài Phát Thanh Quốc Gia loan tin cổ võ thành tích cho Phủ Bộ, cũng như thánh tích cá nhân của mấy Ngài. Mấy Ông Bà đi công tác thật sự thì Đài PT đều cử Phóng Viên đi theo để làm Tin, làm Phóng Sự tường trình. Tuy nhiên có nhiều trường hợp các Ngài đi lẻ, về Quê thăm… em bé, khi trở về Sàigòn mấy Ngài viết khoe khoang kể lể, gọi là “thăm dân cho biết sự tình” và gởi tới đài với Bì Thư đóng dấu Hỏa Tốc nữa. Nói thật là nếu một ngày có 48 giờ thì củng chưa chắc đã đủ giờ để loan những loại tin ấm ớ này. Tùy viên Báo Chí của các Bộ Phủ cử người theo dõi… nếu không thấy loan thì lạị “áp lực” dở quẻ gọi là “hành nhau cho bõ ghét”. Ông Dân Biểu “con muỗi” Nhữ Văn Úy, làm Chủ Tịch Ủy Ban Thông Tin Hạ Viện, sau khi nghe Báo cáo về Ngân sách Đài Phát Thanh năm nào cũng thiếu hụt… bèn vác xe đến Đài Phát Thanh để kiềm soát. Nhưng ông ta không chịu lên và bảo Cảnh Sát gác cửa lên báo… cho Lính Kèn biết để xuống đón lên.Lính Kèn cũng không xuống đón và nhờ CS nói lại là đang bận. Do đó, bất cứ ai muốn gặp thì lên, xin miễn đón. Sau cùng thì Ông DB đi lên với vẻ giận dữ còn cao hơn tầm thước của ông đến mấy lần! Tôi đã dẫn Nhữ Văn Úy đi thăm cơ sở. Khi đi ngang Nhà Kho, nghe tiếng Máy Lạnh chạy, DB Uý khoái trá và coi như đã bắt quả tang sự phung phí điện lực của Đài PT. Hắn ghi chép và thuyết trình về sự hoạt động với “thành tích cụ thể” trong Hạ Viện về Ủy Ban Thông Tin do hắn phụ trách. Sau khi nhận giấy tờ báo cáo của Hạ Viện, tôi làm báo cáo lên Bộ Thông Tin và gởi Copy Thông Báo qua Hạ Viện, để chứng minh những lý do ngân khoản Đài PT thiếu hụt: 1. Nhà Kho Chứa đồ điện tử, cần có máy lạnh điều hòa mới giữ cho băng khỏi chẩy, các đồ điện tử mới được bảo trì đúng cách, tránh hư hại. 2. Khi làm Ngân sách thì giá điện là 15$ một kilo watt. Mới giữa năm là giá điện đã tăng lện là 60$ một Kilôwatt (sai biệt 35$). 3. Khi làm Ngân sách thì Giá dollar là 80$ ăn một Mỹ kim. Sau một năm, giá Mỹ kim hiện giờ là 200$/ một Mỹ kim theo giá chánh thức. Đồ Điện tử mua ở Mỹ đều phải trả bằng Mỹ Kim và giá cả sai biệt… là 120$ cho một Mỹ kim. Làn sóng Phát thanh phát ra theo chu kỳ vòng tròn, mà hình thái đất nước ta chiều ngang lại hẹp, nên khi làn sóng phát ra thì phải cần đến anteine định hướng (directive anteina) mới không gây trở ngại cho Làn sóng Hải hành tại Hải Phận Quốc Tế. Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia cần có 4 Anteine định hướng cho 4 Đài chánh là Đà Nẵng, Nha Trang, Quy nhơn, Cần Thơ. Tuổi thọ của Anteine định hướng là ba tháng và giá 820 dollars một cây. Vật liệu trang bị hoàn toàn do Hoa Kỳ trang bị. Riêng Đài Phát Thanh Ban Mê Thuật là do Úc viện trợ, kỹ thuật rất tốt mà vấn đề bào trì cũng rất giản dị. Dù không muốn so sánh, nhưng người sử dụng cũng như thính giả đều biết giá trị phẩm chất Kỹ thuật của làn sóng. Việc thay một cái bóng đèn gắn trên đầu trụ anteine để khỏi gây nguy hiểm cho các Phi Công bay đêm cũng không dễ. Chiếc bóng đèn chỉ đáng giá 50$, nhưng phải tốn Vé Air VN đi về. Đài PT chỉì có 2 Chuyên Viên leo trụ. Xin hoãn dịch cho họ rất khó khăn vì Nha Động Viên “phán” là leo trụ có đáng gì mà xin hoãn dịch. Nhờ các “Thầy một tý nhé”, leo lên trụ Anteine cao mấy trăm thước và còn phải làm việc dưới mọi thời tiết, đâu có dễ dàng? Nếu nói là “quyền rơm vạ đá” để ám chỉ cho những người phụ trách công việc phát thanh có lẽ cũng không phải là “lộng ngôn”. Đài Phát Thanh làm việc 24/24 với 3 ca. Restroom chung cho cả Nam lẫn Nữ, và chỉ có MỘT cái. Nghệ Sỹ hát một bài, Lính Kèn phải đích thân Ký 4 chữ ký để thanh toán thù lao, không được đóng dấu và không ai được ký thay (Lệnh từ Bộ Thông Tin). Đi họp mấy giờ trở về văn phòng là ký giấy tờ hụt hơi! Cảm mạo, Xướng Ngôn Viên ho hắng, hắt xì… vô tình không tắt máy kịp là thính giả gọi vào la mắng! Có một lần, Chef lớn đã hỏi Lính Kèn là có duyệt mấy cái Spot trước khi cho phát thanh không? Lính Kèn trả lời là Không. Chef cười cười và bảo Lính Kèn về xem lại mấy cái spot về vụ Người Cầy có ruộng. Lính Kèn vác ra nghe lại thì thấy Lời Chef đang tán tụng về Chương Trình Người Cầy Có Ruộng. Khi Chef vừa dứt lời thì tìếng hát Thái Thanh cất lên: ”…nhắm mắt chỉ thấy một chân trời tím ngắt!” Hôm nay ngồi viết lại chuyện cũ để mong được Bà con chia xẻ, chứ không phải là than van, nhất là đối với mấy Ngài Dân Biểu, Nghị Sỹ hàng hai kiểu Ngô Công Đức, Kiều Mông Thu, Đinh Văn Đệ… Họ ngồi trong phòng Lạnh ở Sàigòn nhưng lại mơ tưởng chuyện ngoài bưng thì thật là phi lý và đau xót cho Quê Hương. Trong cuộc chiến, chúng ta đã học được kinh nghiệm chiến đấu ngoài chiến trường. Chúng ta đã phải trả giá bằng máu cho bài học này. Sống tại Thủ đô Saigon, chúng ta đã nhìn tận mắt rõ ràng những thủ đoạn điếm đàng, tráo trở của Kẻ thù, của những con buôn chánh trị, những tay sai của kẻ thù, của ngoại bang nhân danh Tôn giáo để đòi hỏi, xuống đường đấu tranh, thậm chí còn dùng cả Tượng Phật, Bàn Thờ… để cho tham vọng nhơ nhớp được thỏa mãn. Lợi dụng Tự do, nhân danh “đệ tứ quyền” các Ký gỉa báo chí xuống đường gọi là “Ký giả đi ăn mày”, mà một số Ký Gỉa đó hiện đang sống tại Little Saigon, Thủ đô Tỵ nạn Cộng sản. Cả trăm phương ngàn kế để phá thối chính quyền, để đâm sau lưng chiến sỹ! Đi tù “cải tạo”, bị CS hành hạ từ thể xác đến tinh thần, dùng mọi thủ đoạn để khủng bố gia đình, cướp đoạt tài sản. Làm lại cuộc đời ở tuổi 50 với đủ thứ khó khăn từ ngôn ngữ đến thể lực suy yếu, giảm sút. Có thể nói rằng chúng ta đã trải qua đủ loại kinh nghiệm của Kẻ thù, của Đồng minh… nhưng xem ra chúng ta đã vội quên dĩ vãng khắc nghiệt oan trái của bản thân, của đồng đội. Muốn làm lại, có lẽ chỉ còn một “võ duy nhất” là chúng ta hãy nắm lấy tay đồng đội chiến hữu anh em, để cùng nhau xây dựng tương lai dù muộn màng, thay vì nắm tay kẻ thù./. (1) Đài Phát Thanh được đổi danh xưng là Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia theo quyết định của Tổng Trưởng Hoàng đức Nhã. |