Trận Chiến Dựng Lại Cờ Vàng Phạm Bá Hoa tổng hợp
Trận chiến "Dựng Lại Cờ Vàng" là một trong những trận chiến quan trọng hiện nay của chúng ta tại hải ngoại, góp phần phát huy sức mạnh của Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn cộng sản, đồng thờì góp phần hỗ trợ công cuộc dân chủ hoá trên quê hương Việt Nam đang trên đà thuận lợi. I. Quốc Kỳ Việt Nam trên Hy Mã Lạp Sơn.Ngày 17 tháng 5 năm 2004, quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ chúng ta được cắm trên đỉnh núi Everest của dãy Hy Mã Lạp Sơn. Đây là đỉnh núi cao nhất thế giới, cũng là nơi mà nhiều người trên thế giới mong muốn thực hiện cuộc hành trình gian khổ để được chinh phục đỉnh núi nổi tiếng này. Qua địa chỉ San Jose, bắc California, xin tóm lược bài viết trong tờ Thời Báo số 117 ngày 25/6/2004 phát hành tại Portland, Oregon, như sau: Kỹ sư Huỳnh Lương Vinh quen biết với ông Craig Van Hoy, 46 tuổi. Ông có vợ người Lào tên Malysone. Có thể do mối liên hệ với quê hương bên vợ mà ông Craig dễ thông cảm với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương, cùng trong hoàn cảnh bị chế độ cộng sản độc tài cai trị. Nhận ra tình cảm đó, ông Huỳnh Lương Vinh tâm sự với ông Craig về những thành công ngoạn mục của Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn tại Hoa Kỳ, về cuộc vận động các địa phương chánh thức công nhận quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ. Kỹ sư Vinh mong muốn ông Craig, với tư cách Trưởng Đoàn chinh phục đỉnh núi Everest, mang theo quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ và cắm trên đỉnh núi. Ông Craig vui vẻ chấp nhận và ông nói thêm rằng: Ông cắm quốc kỳ này trên đỉnh Everest, không chỉ dành riêng cho ông Huỳnh Lương Vinh và Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn trên thế giới, mà là ông dành danh dự này cho hơn 80 triệu dân trên đất nước Việt Nam nữa. Xin nói thêm là trong đoàn leo núi này, ngoài ông Craig Van Hoy, còn có 1 người Đài Loan và 4 người Hoa Kỳ. Và ông Craig Van Hoy đã thực hiện đúng lời ông đã hứa với kỹ sư Huỳnh Lương Vinh. II.Quốc kỳ Việt Nam tại Iraq.Từ địa chỉ e-mail của bạn Tuyến Nguyễn ngày 1 tháng 10 năm 2004, cho biết là đơn của Trung sĩ Quân Cảnh Bùi Thanh Thảo, công dân Mỹ gốc Việt, trong quân chủng Lục Quân Hoa Kỳ đang chiến đấu tại Iraq, xin được cắm quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ tại đơn vị của Anh, đã được cấp trên của Anh chấp thuận. Và anh Bùi Thanh Thảo đã cắm quốc kỳ Việt Nam chúng ta cùng với quốc kỳ Hoa Kỳ vào ngày 6 tháng 9/2004 ngay trước đơn vị mà anh đang phục vụ tại thủ đô Iraq. Trong ảnh kèm theo e-mail cho thấy, anh Thảo đứng giữa 2 quốc kỳ Việt Nam-Hoa Kỳ. Trong thư anh Thảo gởi cho tòa soạn báo Người Việt ở California, có đoạn anh viết: Dù là một quân nhân đã phục vụ hơn 7 năm trong quân đội Hoa Kỳ, nhưng tôi vẫn không quên mình là người Việt Nam. Một đoạn khác: Nhân danh cá nhân tôi và các người lính Mỹ gốc Việt đang tham dự vào công cuộc chiến đấu chống khủng bố trên thế giới, tôi sẽ không bao giờ quên truyền thống Việt Nam của tôi. Và tôi sẽ theo bước của các thế hệ ông cha, tôi tiếp tục chiến đấu cho lý tưởng tự do và dân chủ. Anh Thảo cho biết là đoạn này anh viết trong đơn gởi cấp trên của anh để xin phép treo quốc kỳ Việt Nam. III. Những tượng đài kỷ niệm và kỳ đài.- Tại những tượng đài kỷ niệm đều có kỳ đài, và trên kỳ đài là quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ chúng ta chánh thức tung bay trong gió với quốc kỳ của quốc gia sở tại. - Ghi nhớ đến tượng đài, tuy có muộn màng nhưng rất cần tuyên dương Liên Hội Người Việt tại thành phố San Jose, tiểu bang California. Giữa những năm 80, một công viên văn hoá Việt Nam được xây dựng tại thành phố này, và trong dự án có kỳ đài có quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ sẽ phất phới trên đó. Hội Đồng Quản Trị Công Viên thành phố San Jose hỏi ý kiến Bộ Ngoại Giao về việc Cộng Đồng Việt Nam treo quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa trước kia trên kỳ đài trong công viên. Trong một văn thư đề ngày 22 tháng 9 năm 1986 của Bộ Ngoại Giao, theo đó thì "Bộ Ngoại Giao không thấy trở ngại nào, về việc quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa cũ treo trên kỳ đài của đài tưởng niệm những chiến sĩ Việt Nam và Hoa Kỳ, đã dũng cảm hi sinh cho dân chủ tự do trong cuộc chiến tại Việt Nam". - Lại thêm một tuyên dương muộn màng khác khi ghi nhận hình ảnh tượng đài đầu tiên tại xứ sở con Kangooro. Ngày 31/8/1991, tượng đài hai chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa ở Australia được Đề Đốc Peter Sinclair, Thủ Hiến tiểu bang New South Wales, Australia, khánh thành trong buỗi lễ trọng thể trong công viên Cabra-Vale, thành phố Fairfield (Sydney). - Cũng cần tuyên dương Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn tại Ottawa, thủ đô Canada, đã long trọng khánh thành Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1995, với sự tham dự của nhiều nhân vật của thành phố. Hai bên bức tượng đồng Người Mẹ Bế Con Thơ đang chạy trốn cng sản, là quốc kỳ Canada và quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ tung bay trong gió. Viên đại sứ cộng sản Việt Nam tại Canada, đã phản đối mạnh mẽ về tượng đài này, nhưng chúng ta đã thắng một cách vẻ vang, và việc này đã dẫn đến sự lạnh nhạt trong bang giao giữa Canada với cộng sản Việt Nam trong một thời gian. - Tại thành phố Houston tiểu bang Texas chúng tôi, Bác Sĩ Trần Văn Tính và ông Lý Công Vinh, Chủ Tịch và Phó Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Houston, từ năm 1994 đến năm 2000, với sự hỗ trợ tích cực của ông bà Trần Minh Tâm, chủ nhiệm chủ bút Tuần San Đẹp, cựu Đại Tá Trương Như Phùng, Chủ Tịch Ủy Ban Bảo Vệ Chính Nghĩa Quốc Gia, và bà Nguyễn Thị Hoan, Thủ Quỹ của Cộng Đồng, đã vận động bà con thực hiện được 8 kỳ đài tại các khu phố thương mại sầm uất của bà con trong thành phố Houston và ven ngoại ô. Tại mỗi kỳ đài có 3 lá cờ ngang nhau: quốc kỳ Hoa Kỳ, quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ, và cờ tiểu bang Texas. Khá đặc biệt là kỳ đài thứ 9 do ông Võ Văn Minh, chủ nhân shop sửa xe tự thực hiện trên phần đất của ông ở vùng tây nam Houston. Tất cả tuy chưa phải là qui mô như tên gọi, nhưng điều quan trọng là quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ của chúng ta, cùng với quốc kỳ liên bang Hoa Kỳ và cờ tiểu bang Texas tung bay trên các vùng Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, và Tây Nam của thành phố. - Lại một lần nữa xin tuyên dương Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn chúng ta tại Australia nói chung và miền tây Australia nói riêng, đã thực hiện và khánh thành Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt - Úc đã hi sinh vì dân chủ tự do vào ngày 7 tháng 12 năm 2002 tại thành phố Perth (miền Tây Australia). Tại đó, quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa chúng ta đã chánh thức phất phới trên kỳ đài, dù rằng đại sứ cộng sản Việt Nam tại Australia đã phản đối mạnh mẽ, nhưng họ đã thất bại như đã thất bại với tượng đài năm 1991. - Cho đến nay, sự kiện long trọng hơn hết là ngày 27 tháng 4 năm 2003, một tượng đài tưởng niệm Chiến Sĩ Việt Nam - Hoa Kỳ, đã được long trọng khánh thành tại công viên tòa thị sảnh thành phố Westminster, tiểu bang California, nơi được xem là "thủ đô" của Cộng Đồng tị nạn chúng ta. Trong buỗi lễ này, rất đông nhân vật chánh quyền địa phương, chánh quyền tiểu bang và liên bang Hoa Kỳ, nhiều quan khách mà trước kia có quân đội tham chiến bên cạnh quân đội Việt Nam Cộng Hòa, và hằng chục ngàn đồng hương Việt Nam tại địa phương, từ nhiều tiểu bang khác, cùng với đồng hương từ nhiều quốc gia xa xôi đến tham dự. Cũng nơi đây, tháng 2 năm 2003, Hội Đồng Thành Phố đã thông qua Nghị Quyết công nhận quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ của chúng ta, được chánh thức ngang hàng với quốc kỳ Hoa Kỳ trong các lễ hội công cộng. Và đây là thành phố mở đầu cho trận chiến dựng lại cờ vàng của Cộng Đồng Tị Nạn chúng ta. - Ngày 25 tháng 4 năm 2004, một kỳ đài với 2 cột cờ cao 36 feet được khánh thành trong buổi lễ trang trọng tại khuôn viên đài phát thanh Sài Gòn SRBC ở thành phố Seattle, tiểu bang Washington. Rất đông đồng hương tham dự. IV. Những địa phương không đón cộng sản Việt Nam.- Ngày 29 tháng 5 năm 2004, Nghị viên thành phố Westminster và thành phố Garden Grove, tiểu bang California, đã thông qua hai Nghị Quyết với nội dung tương tự nhau là "không đón tiếp các viên chức hay các phái đoàn cộng sản Việt Nam đến thăm chánh thức thành phố này". Thành phố Westminster được xem là "thủ đô" của Cộng Đồng Tị Nạn chúng ta, và Garden Grove là thành phố láng giềng thân thiết của Westminster. - Hai Nghị Quyết này càng tạo thêm niềm tin trong Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn cộng sản trên khắp thế giới và ngay cả dư luận trên quê hương Việt Nam. Ngược lại, lãnh đạo cộng sản Việt Nam càng thêm tối tăm mặt mũi. V. Những địa phương đã công nhận quốc kỳ Việt Nam chúng ta.- Chỉ với những chiến thắng trong 22 tháng qua, những phái đoàn cộng sản Việt Nam đến thành phố nào trên đất Mỹ mà có Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn, thì họ thấy cả rừng cờ nền vàng ba sọc đỏ của chúng ta, chớ chẳng có bóng dáng lá cờ máu nào của họ. Cho nên họ sợ, thậm chí là rất sợ. Thêm nữa, Cộng Đồng chúng ta khắp nơi liên tục vận động với các cơ quan thẩm quyền địa phương, chúng ta tin tưởng đến ngày nào đó không xa, quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ của chúng ta ngang hàng với quốc kỳ Hoa Kỳ, sẽ rực rỡ tung bay trên bầu trời của các tiểu bang trong những lễ hội, mà nơi đó có Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn. - Khởi đi ngày 19 tháng 2 năm 2003 từ thành phố Westminster, tiểu bang California, vòng qua các tiểu bang theo thứ tự mẫu tự là Colorado, Florida, Georgia, Hawaii, Indiana, Kansas, Louisiana, Massachussetts, Michigan, Minesota, Mississippi, Missouri, Nebraska, New Mexico, New York, New Jersey, North Carolina, Oklahoma, Oregan, Pennsylvania, Texas, Utah, Virginia, và tiểu bang Washington (25 tiểu bang). Đến ngày 3 tháng 3 năm 2005, quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ của chúng ta đã được các đơn vị hành chánh địa phương chánh thức công nhận theo thứ tự thời gian, như sau:
Sơ kết 92 địa phương đã công nhận quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ, gồm: 10 tiểu bang, 6 quận hạt, 76 thành phố. Và 90 địa phương này thuộc 25 tiểu bang sau đây: Arizona, California 15, tiểu bang Colorado, tiểu bang Florida và 3 thành phố, tiểu bang Georgia và 5 thành phố, Indiana 2, tiểu bang Hawaii và 1 thành phố, Kansas 1, tiểu bang Louisiana, Massachussetts 8, Michigan 2, Minesota 3, Mississippi 1, Missouri 2, Nebraska 1, New Mexico 1, New York 1, tiểu bang New Jersey và 1 thành phố, North Carolina 1, tiểu bang Oklahoma và 1 thành phố, Oregon 2, Pennsylvania 2, tiểu bang Texas và 10 thành phố, Utah 2, tiểu bang Virginia với 1 quận hạt và 1 thành phố, và tiểu bang Washington 15. Thưa quí vị, theo cô Nina Ngọc Nhung ở Honolulu thì dự thảo nghị quyết công nhân cờ vàng đã "nằm chết" ở Thượng Viện tiểu bang. Cô xác nhận chỉ có Nghị Quyết của thành phố Honolulu ngày 24/3/04 thôi. Cũng theo Cô Nhung thì dân số tiểu bang khoảng 1.200.000 thì hơn 1.000.000 dân thuộc thành phố Honolulu. Chính Cô trong ban tổ chức lễ rước quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ của chúng ta do thành phố Honolulu công nhận. Tôi đã tiếp chuyện qua điện thoại với Cô Nina và đã xem dĩa DVD lễ rước đó do cô gởi tặng. Tôi đang kiểm chứng một lần nữa và sẽ xác nhận khi có tin thêm. VI. Những tổ chức công nhận quốc kỳ Việt Nam chúng ta.
những tổ chức không thuộc đơn vị hành chánh địa phương công nhận
quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ chúng ta, nhưng dù sao thì quốc kỳ
Việt Nam chúng ta cũng được chánh thức ngang hàng với quốc kỳ Hoa Kỳ trong
một khoảng không gian nhất định tại đó:
VII.Tóm lại.- Nhìn lại lịch sử thế giới, hầu như hiếm có trường hợp một quốc gia không tồn tại mà quốc kỳ của quốc gia đó vẫn tồn tại trong những trường hợp khác nhau trên thế giới như quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ của chúng ta. - Và những chiến thắng của Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn cộng sản trong "Trận Chiến Dựng Lại Cờ Vàng" đã lan rộng đến 25 tiểu bang tại Hoa Kỳ, trong số này có 9 đơn vị hành chánh cấp tiểu bang. Đây là trận chiến chính trị có tầm ảnh hưởng quan trọng đặc biệt, góp phần làm cho lãnh đạo cộng sản Việt Nam thêm tối tăm mặt mũi, mà điển hình là Nguyễn Đình Bin, Thứ Trưởng Ngoại Giao cộng sản Việt Nam, một đoạn trong bài phát biểu ngày 13/6/2003 tại trụ sở Ngân Hàng Thế Giới, với nhóm người Việt hải ngoại do họ chọn mời, như sau: "Hiện nay có hai vấn đề nổi cộm và xúc phạm không thể chấp nhận được, và đã cản trở sự phát triển quan hệ với Hoa Kỳ. Đó là dự luật Nhân Quyền và sự kiện một số thành phố hay thị trấn của Hoa Kỳ đã đưa ra nghị quyết công nhận cho treo cờ 3 sọc của chế độ thân Mỹ từ 28 năm qua vẫn còn tồn tại. Vấn đề này rất là phức tạp, nhưng mà những điều này đã gợi lại quá khứ, gợi lại đau thương". Cộng với tình trạng đầu tư ngoại quốc ngày càng sút giảm, viện trợ ngoại quốc cũng trong tình trạng như vậy, thế giới nhất là Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu liên tục lên án nhân quyền tồi tệ. Ngày 15 tháng 9 năm 2004, ông Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố là Hoa Kỳ liệt kê nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam vào danh sách "cần theo dõi đặc biệt về nhân quyền" có thể dẫn đến sự trừng phạt cần thiết, nếu đến ngày 15/3/2005 này mà lãnh đạo cộng sản Việt Nam chưa chứng tỏ cho Hoa Kỳ và thế giới thấy sự tiến bộ về nhân quyền. - Trong khi đó, Cộng Đồng tị nạn hải ngoại ngày càng vững mạnh về các mặt tại các quê hương thứ hai, nhất là có khối lượng trí thức trên dưới 400.000 tuổi trẻ tốt nghiệp từ những nền giáo dục khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới. Điển hình là thống kê năm 2000, dân số toàn liên bang Hoa Kỳ là 281 triệu (tháng 7/2004 là hơn 291 triệu), trong số 281 triệu thì cộng đồng Việt Nam có 1.122.528 người, hay là 0.4%. Nếu bình quân một gia đình Việt Nam chúng ta có 5 người thì ta có 224.000 gia đình, nếu chúng ta chấp nhận bình quân mỗi gia đình có một người tốt nghiệp đại học thì ta có ngay con số 224.000 trí thức, cộng với các cộng đồng ở Châu Âu, Canada, và Châu Úc, chúng ta dễ dàng có 300.000 trí thức. Nếu chúng ta chấp nhận là cứ 2 gia đình Việt Nam có 3 người tốt nghiệp bậc đại học trở lên, thì riêng tại Hoa Kỳ con số trí thức là 336.000 người, và rất có thể chúng ta có 500.000 trí thức trên toàn thế giới. Đó là con số trong tầm tay chúng ta mà lãnh đạo cộng sản Việt Nam rất thèm muốn khống chế và cai trị chúng ta như đang cai trị 82 triệu dân trong nước. Cộng với sự thèm muốn nắm khối tài chánh trong Cộng Đồng tị nạn cộng sản mà hằng năm gởi về giúp thân nhân ngày càng gia tăng: Năm 1991 chỉ mới 35 triệu mỹ kim. Năm 1995 lên 285 triệu. Năm 2000 lên 1.700 triệu. Và năm 2004 lên xấp xỉ 3 tỷ mỹ kim. Với khối tài chánh này, lãnh đạo cộng sản Việt Nam hy vọng có khả năng bù đắp vào lỗ hổng sụt giảm từ các tổ chức cũng như các doanh gia ngoại quốc khi nắm quyền cai trị Cộng Đồng chúng ta. Vì vậy mà họ chánh thức mở cuộc tổng tấn công vào Cộng Đồng chúng ta tị nạn tại hải ngoại bằng Nghị Quyết 36 của họ. Vậy, với đà chiến thắng này, mong rằng Cộng Đồng chúng ta khắp nơi liên tục vận động với chánh quyền địa phương, để nhanh chóng mở rộng diện tích mà quốc kỳ chúng ta chánh thức tung bay trên bầu trời liên bang Hoa Kỳ. Và những chiến thắng trong trận chiến này, trong một mức độ nào đó, đã thể hiện nhản quan của những nhà chính trị trong những cơ quan lập pháp và hành pháp Hoa Kỳ cấp địa phương, vì những bài học kinh nghiệm trong sinh hoạt chính trường cho thấy sự kiện chính trị nào cũng mang theo nét nhìn riêng của nó. - Xin được góp lời vinh danh quí vị và quí bạn trẻ, đã vận động thành công với các cơ quan chánh quyền địa phương cho "Trận chiến dựng lại cờ vàng" của Cộng Đồng chúng ta tị nạn cộng sản tại hải ngoại. Và xin cám ơn quí vị quí bạn đã góp phần tạo nên bản tổng hợp này. - Rất mong quí vị quí bạn, nếu biết tin tức thành phố, quận hạt, tiểu bang, hay tổ chức nào đã công nhận quốc kỳ chúng ta, vui lòng thông báo trên diễn đàn, hoặc e-mail (bằng cách click) PHẬM BÁ HOA (hay đánh máy) hoabapham@hotmail.com, Tổng Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức Hải Ngoại sẽ trích dẫn nhật tu và phổ biến lại trên các diễn đàn, đồng thời phổ biến trong hệ thống Tổng Hội Cựu SVSQ/TB Thủ Đức hải ngoại. Trân trọng cám ơn.
Houston, Texas, 7 tháng 6 năm 2005. |