Menu

The Flag of The Republic of Viet Nam

Phần 2

Trận Chiến Dựng Lại Cờ Vàng

Phạm Bá Hoa tổng hợp

(Xin click vào từng tiêu đề để xem nội dung)


       “Trận Chiến Dựng Lại Cờ Vàng” là một trong hai trận chiến quan trọng (trận chiến kia là Trận Chiến Nhân Quyền), góp phần phát huy sức mạnh của Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn cộng sản, đồng thời góp phần hỗ trợ công cuộc dân chủ hóa chính trị trên quê hương Việt Nam, đang trên đà thuận lợi.

      V. Những địa phương đã công nhận quốc kỳ Việt Nam

       Với những chiến thắng trong 40 tháng qua, những phái đoàn cộng sản Việt Nam -đặc biệt là phái đoàn Thủ Tướng cộng sản Phan Văn khải- đến thành phố nào trên đất Mỹ mà có Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn, thì họ thấy cả rừng cờ nền vàng ba sọc đỏ của chúng ta, chớ chẳng có bóng dáng lá cờ máu nào của họ.  Cho nên họ sợ, thậm chí là rất sợ.  Thêm nữa, Cộng Đồng chúng ta khắp nơi liên tục vận động với các cơ quan chánh quyền địa phương, chúng ta tin tưởng đến ngày nào đó không xa, quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ của chúng ta ngang hàng với quốc kỳ Hoa Kỳ, sẽ rực rỡ tung bay trên bầu trời của các tiểu bang trong những lễ hội của Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn.

       Khởi đi ngày 19 tháng 2 năm 2003 từ thành phố Westminster, tiểu bang California, vòng qua các tiểu bang theo thứ tự mẫu tự sau đây: Colorado, Connecticut, Florida, Georgia, Hawaii, Indiana, Kansas, Louisiana, Massachussetts, Michigan, Minnesota, Mississippi, Missouri, Nebraska, New Mexico, New York, New Jersey, North Carolina, Oklahoma, Ohio, Oregon, Pennsylvania, South Carolina, Texas, Utah, Virginia, và tiểu bang Washington (28 tiểu bang).

       Đến ngày 5 tháng 8 năm 2006, quốc kỳ Việt Nam chúng ta đã được các đơn vị hành chánh địa phương chánh thức công nhận theo thứ tự thời gian, như sau:

  1. Ngày 19/2/2003, thành phố Westminster, tiểu bang California. Nghị Quyết 3750.
  2. Ngày 11/3/03, thành phố Garden Grove, tiểu bang California. Nghị Quyết 8486-03.
  3. Ngày 14/4/03, thành phố Falls Church, tiểu bang Virginia. Nghị Quyết TR-03-07.
  4. Ngày 5/5/03, thành phố Milpitas, tiểu bang California. Nghị Quyết 7300.
  5. Ngày 3/6/03, quận hạt Santa Clara, tiểu bang California. Quận Hạt này bao gồm 15 thành phố, kể cả thành phố San Jose, với dân số toàn Quận là 1.700.000 người.
  6. Ngày 4/6/03, thành phố Hooland, tiểu bang Michigan.
  7. Ngày 18/6/03, thành phố Houston, tiểu bang Texas. Nghị Quyết 17-2003.
  8. Ngày 24/6/03, thành phố Saint Paul, tiểu bang Minesota. Nghị Quyết 03-502.
  9. Ngày 7/7/03, thành phố Pomona, tiểu bang California. Nghị Quyết 2003-140.
  10. Cùng ngày 7/7/03, quận hạt Fairfax, tiểu bang Virginia.
  11. Ngày 15/7/03, tiểu bang Louisiana. Luật số 839. Đây là tiểu bang đầu tiên.
  12. Ngày 30/7/03, thành phố Sacramento, thủ phủ tiểu bang California.
  13. Ngày 30/7/03, thành phố Boston, tiểu bang Massachussetts. Nghị Quyết 03-1104.
  14. Ngày 8/9/03, thành phố Springfield, tiểu bang Massachussetts.
  15. Ngày 12/9/03, thành phố Oklahoma, thủ phủ tiểu bang Oklahoma.
  16. Ngày 16/9/03, thành phố El Monte, tiểu bang California. Nghị Quyết 8384.
  17. Ngày 16/9/03, thành phố Garland, ngoại ô thành phố Dallas, tiểu bang Texas.
  18. Ngày 16/9/03, thành phố Tumwater, tiểu bang Washington. Nghị Quyết R2003-013.
  19. Cũng cùng ngày 16/9/03, thành phố Malden, tiểu bang Massachussetts.
  20. Ngày 17/9/03, thành phố Rowley, tiểu bang Massachussetts.
  21. Ngày 30/9/03, thành phố Grand Rapids tiểu bang Michigan.
  22. Ngày 9/10/03, thành phố Lacey, tiểu bang Washington
  23. Ngày 8/10/03, thành phố Quincy, tiểu bang Massachussetts.
  24. Ngày 20/10/03, thành phố Doraville, tiểu bang Georgia.
  25. Ngày 21/10/03, thành phố Olympia, tiểu bang Washington.
  26. Cùng ngày 28/10/03, thành phố Lowell, tiểu bang Massachussetts.
  27. Ngày 3/11/03, thành phố Norcross, tiểu bang Georgia.
  28. Cùng ngày 3/11/03, thành phố Clarkston, cũng tiểu bang Georgia.
  29. Cùng ngày 3/11/03, thành phố Dekalb, tiểu bang Georgia.
  30. Cũng ngày 3/11/03, thành phố Gwinnett, tiểu bang Georgia.
  31. Ngày 4/11/03, thành phố Lawrence, tiểu bang Massachussetts.
  32. Ngày 11/11/03, thành phố Arlington, tiểu bang Texas. Nghị Quyết 03-E-555.
  33. Cùng ngày 11/11/03, thành phố Port Arthur, tiểu bang Texas.
  34. Ngày 12/11/03, thành phố Rainer, tiểu bang Washington. Nghị Quyết 461.
  35. Ngày 18/11/03, thành phố Marina, tiểu bang California. Nghị Quyết 2003.
  36. Ngày 1/12/03, thành phố Puyallup, tiểu bang Washington. Nghị Quyết 1834.
  37. Ngày 6/12/03, thành phố Worcester, tiểu bang Massachussetts.
  38. Ngày 8/12/03, thành phố Lakewood, tiểu bang Washington. Nghị Quyết 2003-29.
  39. Ngày 16/12/03, thành phố Fort Worth, tiểu bang Texas. Nghị Quyết 3017.
  40. Ngày 13/1/2004, thành phố Lincoln, tiểu bang Nebraska.
  41. Cùng ngày 13/1/04, thành phố Dupont, tiểu bang Washington. Nghị Quyết 04-279.
  42. Cùng ngày 13/1/04, thành phố Wichita, tiểu bang Kansas.
  43. Ngày 14/1/04, thành phố San Diego, tiểu bang California. Nghị Quyết R-2004-670.
  44. Ngày 27/1/04, quận hạt Pierce, tiểu bang Washington.
  45. Ngày 29/1/04, thành phố Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania.
  46. Ngày 3/2/04, thành phố Grand Prairie, tiểu bang Texas. Nghị Quyết 3975.
  47. Ngày 10/2/04, thành phố South El Monte, tiểu bang California.
  48. Ngày 17/2/04, thành phố Stockton, tiểu bang California.
  49. Trong cùng ngày 21/2/04, ba văn kiện Resolution của Hạ Viện, Resolution của Thượng Viện, và Proclamation của Thống Đốc tiểu bang New Jersey, công nhận và vinh danh quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ chúng ta. Đây là tiểu bang thứ hai.
  50. Ngày 20/2/04, thành phố Hartfort, tiểu bang Connecticut. Nghị Quyết ngày 20/2/04.
  51. Ngày 24/2/04, thành phố Centralia, tiểu bang Washington.
  52. Cùng ngày 24/2/04, thành phố University Place, tiểu bang Washington.
  53. Ngày 28/2/04, thành phố Jersey City, tiểu bang New Jersey.
  54. Ngày 15/3/04, thành phố West Hartfort, tiểu bang Connecticut. NQ ngày 15/3/04.
  55. Cùng ngày 15/3/04, thành phố Salina, tiểu bang Kansas.
  56. Ngày 16/3/04, thành phố Biloxi, tiểu bang Mississippi.
  57. Cùng ngày 16/3/04, thành phố Orlando, tiểu bang Florida.
  58. Cũng cùng ngày 16/3/04, thành phố Fort Wayne, tiểu bang Indiana
  59. Ngày 24/3/04, thành phố Honolulu, thủ phủ tiểu bang Hawaii. Nghị Quyết 04-72.
  60. Ngày 1/4/04, thành phố Tampa, tiểu bang Florida.
  61. Ngày 12/4/04, thành phố Syracure, tiểu bang New York.
  62. Ngày 15/4/04, tiểu bang Virginia. Đây là tiểu bang thứ ba. Luật 1457 ER.
  63. Ngày 16/4/04, thành phố Minneapolis, tiểu bang Minnesota. Nghị Quyết 2004R-155.
  64. Ngày 20/4/04, thành phố Kent, tiểu bang Washingon. Nghị Quyết 1667.
  65. Cùng ngày 20/4/04, thành phố Tacoma, tiểu bang Washington. Nghị Quyết 36154.
  66. Ngày 24/4/04, quận hạt Thurston, tiểu bang Washington.
  67. Ngày 30/4/04, thành phố Saint Louis, tiểu bang Missouri. Nghị Quyết 16.
  68. Cùng ngày 30/4/04, quận hạt Camden, tiểu bang New Jersey.
  69. Ngày 4/5/04, thành phố West Valley, tiểu bang Utah. Nghị Quyết 04.
  70. Ngày 11/5/04, thành phố Bonney Lake, tiểu bang Washington.
  71. Ngày 3/6/04, thành phố Seaside, tiểu bang California.
  72. Ngày 7/6/04, thành phố Vancouver, tiểu bang Washington.
  73. Ngày 12/6/04, tiểu bang Colorado. Đây là tiểu bang thứ tư.
  74. Ngày 15/6/04, thành phố Coral Springs, tiểu bang Florida.
  75. Cùng ngày 15/6/04, thành phố Carrollton, tiểu bang Texas.
  76. Ngày 19/6/04, tiểu bang Georgia. Đây là tiểu bang thứ năm. Nghị Quyết 1866.
  77. Ngày 28/6/04, thành phố Beaverton, tiểu bang Oregon.
  78. Ngày 19/7/04, thành phố St. Cloud, tiểu bang Minnesota. Nghị Quyết 2004-7-180.
  79. Ngày 20/7/04, thành phố Portland, thủ phủ tiểu bang Oregon.
  80. Cùng ngày 20/7/04, thành phố Eagle Mountain, tiểu bang Utah.
  81. Ngày 10/8/04, quận hạt Marin, tiểu bang California. Quận Marin có 10 thành phố.
  82. Ngày 24/8/04, thành phố Sugar Land, tiểu bang Texas.
  83. Ngày 7/9/04, thành phố Missouri, tiểu bang Texas.
  84. Ngày 4/10/04, thành phố Indianapolis, tiểu bang Indiana. Nghị Quyết 70.
  85. Ngày 29/10/04, tiểu bang Florida. Đây là tiểu bang thứ sáu.
  86. Ngày 11/11/04, thành phố Austin, thủ phủ tiểu bang Texas.
  87. Cùng ngày 11/11/2004, tiểu bang Texas. Đây là tiểu bang thứ bảy.
  88. Ngày 22/11/04, thành phố Charlotte, tiểu bang North Carolina.
  89. Ngày 13/12/04, thành phố Albuquerque, tiểu bang New Mexico. NQ R-04-156.
  90. Ngày 6/2/2005, thành phố Reading, tiểu bang Pennsylvania.
  91. Ngày 1/3/05, tiểu bang Oklahoma. Đây là tiểu bang thứ tám.
  92. Ngày 3/3/05, thành phố Kansas, tiểu bang Kansas. Nghị Quyết 050233.
  93. Ngày 11/5/05, tiểu bang Minnesota. Đây là tiểu bang thứ chín. Nghị Quyết SR0097 Thượng Viện ký ngày 10/5/05, và Nghị Quyết HR0017 Hạ Viện ký ngày 11/5/05.
  94. Ngày 17/5/05, thành phố San Jose, tiểu bang California.
  95. Ngày 18/5/05, thành phố San Antonio, tiểu bang Texas.
  96. Ngày 10/6/05, thành phố Greenville, tiểu bang South Carolina.
  97. Ngày 14/6/05, thành phố Columbus, tiểu bang Ohio.
  98. Ngày 30/7/05, tiểu bang Ohio. Đây là tiểu bang thứ mười. (Nguồn tin từ e-mail của ông Đặng Văn Phương, và người tổng hợp đã nhận được hai bản Nghị Quyết).
  99. Ngày 5/10/05, thành phố Greer, tiểu bang South Carolina. Trước đó, tuy chưa chánh thức, nhưng quốc kỳ Việt Nam chúng ta đã phép treo vĩnh viễn trên kỳ đài trong công viên Victor Memorial Veterans Park của thành phố Greer từ ngày 23/8/05.
  100. Ngày 28/01/2006, thành phố Allentown, tiểu bang Pennsylvania.
  101. Ngày 26/4/06, thành phố Pennsauken, tiểu bang New Jersey. Nghị Quyết 126-06.
  102. Ngày 3/6/06, quận hạt San Diego, tiểu bang California.
  103. Và hôm nay, 5/8/2006, tiểu bang California. Đây là tiểu bang thứ 11. Thống Đốc Arnolt Schwarzenegger đã ký Executive Order (Sắc Lệnh) S-14-06 tại khu Little Saigon, Nam California lúc 10 giờ 30 sáng.
Cờ Việt Nam Cộng Hoà tại Hội Chợ Tết cuá Tổng Hội Sinh 
Viên VN tại Little Saigon

       Sơ kết 103 địa phương đã công nhận quốc kỳ Việt Nam chúng ta, gồm: 11 tiểu bang, 7 quận hạt, 85 thành phố.   Và 103 địa phương này thuộc 28 tiểu bang theo thứ tự mẫu tự sau đây: Tiểu bang California và 3 quận hạt (QH) với 12 thành phố (TP). Tiểu bang Colorado. Connecticut có TP. Tiểu bang Florida và 3 TP. Tiểu bang Georgia và 5 TP. Hawai I co 1 TP. Indiana có 2 TP. Kansas có 3 TP. Tiểu bang Louisiana. Massachussetts có 8 TP. Michigan có 2 TP. Tiểu bang Minnesota và 3 TP. Mississippi có 1 TP. Missouri có 1 TP. Nebraska có 1 TP. New Mexico có 1 TP. New York có 1 TP. Tiểu bang New Jersey với 1 QH và 2 TP. North Carolina có 1 TP. Tiểu bang Oklahoma và 1 TP. Tiểu bang Ohio và 1 TP. Oregon có 2 TP. Pennsylvania có 3 TP. South Carolina có 2 TP. Tiểu bang Texas và 11 TP. Utah có 2 TP. Tiểu bang Virginia với 1 QH và 1 TP. Sau cùng là Washington State với 2 quận hạt và 13 thành phố.

      VI.Những sự kiện khác

       1. Địa phương không sẳn lòng đón cộng sản.
       Ngày 29 tháng 5 năm 2004, Nghị viên thành phố Westminster và thành phố Garden Grove, tiểu bang California, đã thông qua hai Nghị Quyết với nội dung tương tự nhau là “không đón tiếp các viên chức hay các phái đoàn cộng sản Việt Nam đến thăm chánh thức thành phố này”.  Thành phố Westminster được xem là ‘thủ đô’ của Cộng Đồng Tị Nạn chúng ta, và Garden Grove là thành phố láng giềng thân thiết của Westminster.

       Hai Nghị Quyết này càng tạo thêm niềm tin trong Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn cộng sản trên khắp thế giới và ngay cả dư luận trên quê hương Việt Nam. Ngược lại, lãnh đạo cộng sản Việt Nam càng thêm tối tăm mặt mũi.
      

       2. Những tổ chức công nhận quốc kỳ Việt Nam.
       Những tổ chức không thuộc đơn vị hành chánh địa phương công nhận quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ chúng ta, nhưng dù sao thì quốc kỳ Việt Nam chúng ta cũng được chánh thức ngang hàng với quốc kỳ Hoa Kỳ trong một khoảng không gian nhất định tại đó:

  1. Ngày 7/4/03, đảng Cộng Hòa thuộc Khu Vực 48.
  2. Ngày 17/5/03, đảng Cộng Hòa tiểu bang Washington.
  3. Ngày 9/6/03, đảng Cộng Hòa quận hạt Pierce, tiểu bang Washington.
  4. Ngày 10/12/03, Trường Đại Học SPSCC, tiểu bang Washington.
  5. Ngày 28/3/05, khu học chánh Birdville, Fort Worth, Texas, nhận quốc kỳ Việt Nam chúng ta do Nhóm Vận Động trao tặng.  Khu học chánh hứa sẽ treo quốc kỳ chúng ta tại tất cả các trường từ lớp 1 đến lớp 12 trực thuộc khu học chánh Birdville.

       3. Vận động hạ cờ cộng sản (theo ý kiến của Ủy Ban Chống Cờ cộng sản và Chống Tuyên Vận cộng sản Việt Nam, tiểu bang Washington).

       a. Bưu Chính Hoa Kỳ. Trong tập cẩm nang đa ngôn ngữ của Bưu Chính Hoa Kỳ “A World of Services to Meet Your Needs” phát hành hồi tháng 8 năm 2001, nhằm quảng cáo những dịch vụ của cơ quan này trên thế giới, có trang tiếng Việt với lá cờ máu của cộng sản Việt Nam.  Một cuộc phối hợp rộng khắp do nhiều tổ chức trong Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tại Hoa Kỳ, đã liên tục vận động với Bưu Điện Hoa Kỳ.  Kết quả là Bưu Điện Hoa Kỳ đồng ý thu hồi toàn bộ tập cẩm nang đó.

       b. Trường trung học Showalter ở Tukwila. Ủy Ban Chống Tuyên Vận Cộng Sản tiểu bang Washington, đã vận động thành công với Ban Giám Đốc trường “Showalter Middle School” tại thành phố Tukwila, thay thế lá cờ máu cộng sản Việt Nam bằng quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ ngày 19 tháng 12 năm 2001.

       c. Ngân hàng ở Seattle. Vẫn Ủy Ban Chống Tuyên Vận Cộng Sản nói trên, đã vận động thành công với ngân hàng “First Immigrant’s Funding” tại thành phố Seattle, thay thế cờ cộng sản bằng quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ ngày 30 tháng 4 năm 2002.

       d. Trường đại học ở Olympia. Uỷ Ban Chống Cờ Cộng Sản tại Olympia, đã phối hợp nhiều tổ chức bạn của tiểu bang Washington, và nhiều tổ chức Cộng Đồng từ nhiều tiểu bang tại Hoa Kỳ cũng như từ nhiều quốc gia khác, đã vận động thành công với Ban QuảnTrị trường đại học SPSCC, lá cờ máu của cộng sản đã bị hạ xuống ngày 3 tháng 3 năm 2006.  Ngoài ra, Ủy Ban Chống Cờ Cộng Sản cũng vận động thành công cho dự án xây dựng Vietnamese Garden với kỳ đài Việt - Mỹ tại trường đại học này.  Hiện Ủy Ban đang thảo luận kế hoạch vận động gây quỹ 125.000 mỹ kim để thực hiện dự án.

        e. Tại Malden, Massachussetts.
       Từ địa chỉ e-mail hviet21@ma.ultranet.com ngày 13/4/2006.  Khi được biết tại công ty bán xe Prestige Auto ở Malden, gần Boston, tiểu bang Massachussetts có treo cờ của cộng sản Việt Nam, một phái đoàn do ông Chiêm Bảo Nghi, Giám Đốc Thường trực văn phòng Cộng Đồng Massachussetts cùng với đại diện của nhiều Hội Đoàn và tổ chức đấu tranh, đến gặp Ban Giám Đốc công ty, giải thích sự khác biệt giữa hai lá cờ. Ông Giám Đốc vội vàng hạ cờ cộng sản xuống và thay vào bằng lá cờ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ.  Ông vui vẻ cho biết: “Khi ông thấy có nhiều khách hàng Việt Nam mua xe nên ông đem treo cờ Việt Nam lên cứ tưởng là sẽ có thêm nhiều khách hàng Việt Nam, nhưng ông rất ngạc nhiên là từ khi treo cờ đó thì không một khách hàng Việt Nam nào đến mua xe nữa.  Với lời giải thích của phái đoàn đã giúp ông hiểu nguyên nhân dẫn đến sự vắng mặt khách hàng Việt Nam.”

       f. Trường đại học Texas tại Arlington. (UTA)
       Biểu tượng của sinh viên Việt Nam trong trường đại học Texas tại Arlington (Dallas Forworth) là quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ, được treo trong Nedderman Hall từ 20 năm qua.  Năm nay (2006), với sự vận động của một số du học sinh từ Việt Nam mà người đứng đầu (về mặt nổi) là du sinh họ Nguyễn tên Dung.  Quốc kỳ Việt Nam nền vàng bị hạ xuống và lá cờ máu của cộng sản kéo lên ngày 11 tháng 4 năm 2006.  Và cuộc đấu tranh quyết liệt về phía sinh viên Việt Nam với sự hỗ trợ mạnh mẽ của Cộng Đồng tị nạn bắt đầu ngày 12 tháng 4, và liên tục sau đó vì sự cứng rắn kỳ lạ của Tiến sĩ James Spaniolo, Viện Trưởng.  Và cao điểm của trận chiến hạ cờ máu này là cuộc biểu dương lực lượng của khoảng 5.000 người ngày 30 tháng 4 năm 2006.  Về phía Việt Nam, ngoài số sinh viên Việt Nam hải ngoại của trường UTA, còn có đông đảo đồng hương trong Cộng Đồng Việt Nam Dallas Forworth, Washington DC, California, Denver (Colorado), Houston, San Antonio, Austin tham dự.  Và đặc biệt là sự góp mặt của Phong Trào Hưng Ca với Nguyệt Ánh và Việt Dũng.  Về phía Hoa Kỳ có các Nghị Viên Lana Woff, Katherine Wilmon, và Robert Rivera của thành phố Arlington, Nghị Viên Clyde Pitch thành phố Forworth.  Ngoài ra còn có ông Bill Laurie, cựu chiến binh từ Phoenix (tiểu bang Arizona) đến. Về truyền thông có các đài truyền hình số 4, số 5, số 8 Hoa Kỳ, và đài 2072 SBTN Việt Nam, các báo Dallas Morning News, The Star Telegram, và UTA Shorthorn. Phóng viên của Sở Cảnh Sát cũng đến thu hình làm tài liệu.

       Cao điểm của trận chiến hạ cờ máu đã dẫn đến sự can thiệp hoặc áp lực từ Thống Đốc Texas Rick Perry, Thượng Nghị Sĩ Cornyn, Jay Guerrero, bà Kate McArthur, và ông Scott Smith.  Đặc biệt là Dân Biểu Toby Goodman, và các Dân Biểu khác đã áp lực với Tiến sĩ Spaniolo rằng: “Nếu không hạ lá cờ Việt Nam cộng sản xuống, sẽ có Nghị Quyết của Tiểu Bang ngưng ngay ngân khoản trợ cấp cho UTA xây dựng thêm cơ sở cho khu vực ngành Kỹ Sư".  Mặt khác, một số vị thương gia Mỹ gốc Việt gởi thư cho một số Nghị Sĩ tiểu bang, yêu cầu tiền thuế đóng cho tiểu bang không được sử dụng trợ cấp cho trường UTA nếu trường này tiếp tục treo cờ cộng sản gây phương hại tinh thần con em họ đang theo học tại đây.  Sau cùng, Tiến sĩ James Spaniolo, Viện Trưởng UTA, ngày 10 tháng 5 năm 2006 quyết định hạ tất cả 123 quốc kỳ của các quốc gia xuống, và từ nay chỉ treo quốc kỳ Hoa Kỳ, cờ tiểu bang Texas, và cờ của trường UTA, trong khi chờ đợi một Hội Đồng tìm một quyết định hợp lý về vấn đề treo cờ.  Vậy là trận chiến hạ cờ máu kết thúc với thắng lợi về phía sinh viên Việt Nam hải ngoại và Cộng đồng Việt Nam tị nạn tại Dallas Forworth.

       Sinh viên Việt Nam hải ngoại tại UTA nhận thức rằng, thắng lợi này chưa hoàn toàn vì ông Viện Trưởng Spaniolo dường như có thâm ý khi hạ tất cả 123 cờ thay vì chỉ hạ lá cờ máu của cộng sản Việt Nam, để gây hiềm khích giữa sinh viên Việt Nam hải ngoại với du sinh từ các quốc gia khác.  Các cháu sinh viên hải ngoại tại UTA đang chuẩn bị đối phó những bất trắc có thể xảy ra khi năm học 2006-2007 bắt đầu.  Mong rằng, mọi nỗ lực của các cháu sinh viên lúc nào cũng được sự ủng hộ đúng lúc đúng mức của bậc cha ông, nhất là quí vị quí bạn trong tổ chức Cộng Đồng tại địa phương cùng với sự hỗ trợ mạnh mẽ của quí đồng hương, để chiến thắng đó được tròn vẹn.

      VII. Kết Luận

       Nhìn lại lịch sử thế giới, hầu như hiếm có trường hợp một quốc gia không tồn tại mà quốc kỳ của quốc gia đó vẫn tồn tại trong những trường hợp khác nhau trên thế giới như quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ của chúng ta.  Và những chiến thắng của Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn cộng sản trong “Trận Chiến Dựng Lại Cờ Vàng<” đã lan rộng đến 28 tiểu bang tại Hoa Kỳ, trong số này có 10 đơn vị hành chánh cấp tiểu bang.  Đây là trận chiến chính trị có tầm ảnh hưởng quan trọng đặc biệt, góp phần làm cho lãnh đạo cộng sản Việt Nam thêm tối tăm mặt mũi, mà điển hình là Nguyễn Đình Bin, Thứ Trưởng Ngoại Giao cộng sản Việt Nam, một đoạn trong bài phát biểu ngày 13/6/2003 tại trụ sở Ngân Hàng Thế Giới, với nhóm người Việt hải ngoại do họ chọn mời, như sau: “Hiện nay có hai vấn đề nổi cộm và xúc phạm không thể chấp nhận được, và đã cản trở sự phát triển quan hệ với Hoa Kỳ.  Đó là dự luật Nhân Quyền và sự kiện một số thành phố hay thị trấn của Hoa Kỳ đã đưa ra nghị quyết công nhận cho treo cờ 3 sọc của chế độ thân Mỹ từ 28 năm qua vẫn còn tồn tại.  Vấn đề này rất là phức tạp, nhưng mà những điều này đã gợi lại quá khứ, gợi lại đau thương…”.

       Trong khi đó, Cộng Đồng tị nạn hải ngoại ngày càng vững mạnh về các mặt tại các quê hương thứ hai, nhất là có khối lượng trí thức trên dưới 400.000 tuổi trẻ tốt nghiệp từ những nền giáo dục khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới.  Điển hình là thống kê năm 2000, dân số toàn liên bang Hoa Kỳ là 281 triệu (tháng 7/2004 là hơn 291 triệu).   Trong số 281 triệu thì cộng đồng Việt Nam có 1.122.528 người, hay là 0.4%, sống trong 293.621 đơn vị gia cư từ 3 người trở lên.   Nếu bình quân mỗi gia đình có một người tốt nghiệp đại học thì ta có ngay con số 293.621 trí thức.   Cộng với các cộng đồng ở Châu Âu, Canada, và Châu Úc, chúng ta có thể có từ 350.000 đến 400.000 trí thức.   Đó là con số trong tầm tay chúng ta, mà lãnh đạo cộng sản Việt Nam rất thèm muốn khống chế và cai trị chúng ta như đang cai trị 83 triệu dân trong nước.

       Lại thêm khối tài chánh trong Cộng Đồng chúng ta cũng làm cho lãnh đạo cộng sản Việt Nam thèm muốn nữa.   Vì theo tài liệu thống kê năm 2000, Cộng Đồng chúng ta tại Hoa Kỳ có đến 54% làm chủ nhà trong số 293.692 đơn vị gia cư từ 3 người trở lên, làm chủ 97.784 cơ sở kinh doanh thương mãi và dịch vụ, với doanh thu hằng năm là 6.768.000.000 mỹ kim.   Nếu gộp chung lợi tức của các thành phần trong Cộng Đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ vào khoảng 26 tỷ mỹ kim trong năm 2000.  Từ đó, phỏng đoán tổng lợi tức của Cộng Đồng Việt Nam tị nạn trên thế giới trong năm 2005, vào khoảng 35 tỷ mỹ kim (vì chưa có tài liệu của những năm sau năm 2000).  Trong khi tổng sản phẩm nội địa (GDP = Gross Domestic Product) năm 2004 của 83 triệu dân trong nước chỉ đạt 42 tỷ mỹ kim.  Như vậy, tổng sản phẩm của Cộng Đồng Việt Nam tị nạn hải ngoại (khoảng 3 triệu người) phỏng đoán bằng 80% tổng sản phẩm nội địa của toàn cõi Việt Nam.  Sự phỏng đoán này gồm cả phần căn cứ vào số tiền mà hằng năm đồng hương trong Cộng Đồng gởi về giúp thân nhân ngày càng gia tăng: Năm 1991 chỉ mới 35 triệu mỹ kim.  Năm 1995 lên 285 triệu.  Năm 2000 lên 1 tỷ 700 triệu. Năm 2004 xấp xỉ 3 tỷ mỹ kim. Và năm 2005 chỉ tính đến cuối tháng 11, đã lên đến 3 tỷ 800 triệu mỹ kim.  Với khối tài chánh này, lãnh đạo cộng sản Việt Nam hy vọng có khả năng bù đắp vào sự sút giảm từ các tổ chức cũng như các doanh gia ngoại quốc nếu họ nắm được quyền cai trị chúng ta.  Vì vậy mà họ chánh thức mở cuộc tổng tấn công vào Cộng Đồng Việt Nam tị nạn tại hải ngoại bằng Nghị Quyết 36 của họ.

       Vậy, với đà chiến thắng này, mong rằng Cộng Đồng chúng ta khắp nơi liên tục vận động với chánh quyền địa phương, để nhanh chóng mở rộng diện tích mà quốc kỳ chúng ta chánh thức tung bay trên bầu trời liên bang Hoa Kỳ.  Và những chiến thắng trong trận chiến này, trong một mức độ nào đó, đã thể hiện nhãn quan của những nhà chính trị trong những cơ quan lập pháp và hành pháp Hoa Kỳ cấp địa phương, vì những bài học kinh nghiệm trong sinh hoạt chính trường cho thấy sự kiện chính trị nào cũng mang theo nét nhìn riêng của nó.

       Xin được góp lời vinh danh quí vị và quí bạn trẻ, đã vận động thành công với các cơ quan chánh quyền địa phương cho “Trận Chiến Dựng Lại Cờ Vàng” của Cộng Đồng chúng ta.  Và trân trọng cám ơn quí vị quí bạn đã góp phần tạo nên bảng tổng hợp này.

       Rất mong quí vị quí bạn, nếu biết tin tức thành phố, quận hạt, tiểu bang, hay tổ chức nào đã công nhận quốc kỳ chúng ta, hoặc các địa phương thực hiện các bia tưỏng niệm, kỳ đài, hoặc những thực hiện nào liên quan đến quốc kỳ Việt Nam chúng ta, vui lòng thông báo trên các diễn đàn, hoặc e-mail (bằng cách click) PHẬM BÁ HOA hay đánh máy<<hoabapham@hotmail.com>>, Tổng Hội Cựu SVSQTB Thủ Đức Hải Ngoại sẽ trích dẫn nhật tu và phổ biến lại trên các diễn đàn, và trong hệ thống Tổng Hội./.

       Trân trọng cám ơn.

Houston, Texas, 5 tháng 8 năm 2006.

Tượng Đài Westminster, Orange County, Califorbnia

 

 

 

Lễ khánh thành CÔNG VIÊN TỰ DO, trong đó có TƯỢNG ĐÀI CHIẾN BINH HOA KỲ, VIỆT NAM CỘNG HOÀ hiên ngang đứng trước 2 cột cao trương cờ Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa (nền vàng 3 sọc đỏ) tung bay, và lư hương vĩ đại với ngọn lửa thiêng bập bùng cháy quanh năm suốt ngày đêm, đã được tổ chức trọng thể vào lúc 11 giờ ngày 27 tháng 4, năm 2003.