Menu

CHÚNG TA

Bill Laurie


        L.T.S: Đây là quan điểm của một Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ về chiến tranh Việt Nam, phát biểu trong buổi 30 Năm Hội Ngộ Việt Mỹ, được tổ chức vào ngày 30-4-2005 tại Phoenix, Arizona. Chúng tôi nhận thấy có nhiều điểm xác đáng, do đó xin được đăng tải để cùng nhận định.

***

       Trong tiếng Việt, "chúng ta" có nghiã là "chúng tôi".  Tiếng nói duy nhất "chúng ta", nói với một loại người khác là "họ", để chỉ người nào đó, không thuộc thành phần với "chúng ta".  Ý nghiã tế nhị của đại danh từ biểu thị sự phân cách to lớn về sự hiểu biết giữa những ai đã từng vinh dự phục vụ ở miền Đông Nam Á - Dù là người châu Á - hoặc ngưòi sinh đẻ tại Hoa Kỳ, và những ai, sau nhiều năm, vẫn không nhận thức được những điều đã sảy ra - tại sao - thế nào, và sự hy sinh của những ai.

       Đi thẳng vào vấn đề, trong trường hợp này "chúng ta" liên hệ tới những ai bị một vấn đề thúc đẩy: chính nghĩa và sự công bằng cho tất cả dân tộc ở miền Đông Nam Á.  Họ là ngưòi Việt Nam. Lào, người Thượng, Khmer, hay Hmong.  Họ là tín đồ Phật Giáo hay Công giáo, hoặc đạo Hồi thuộc Chàm.  "Chúng ta" không bị lôi cuốn bởi những đề tài trừu tượng của triết lý chính trị, mà là lòng ham muốn giải phóng vùng Đông Nam Á thoát khỏi sự áp chế điên rồ không tưởng của Hà Nội, khỏi quan niệm phát xít và điên loạn tàn nhẫn, mà cốt lõi, chỉ khác biệt chút ít về bản chất với chủ nghĩa man rợ Hitler.

       Chúng ta, những người sinh trưởng tại Hoa Kỳ, đã tìm thấy một chính nghĩa, xứng đáng với sự ủng hộ của chúng ta; bởi vì, chúng ta đã gặp những dân tộc can đảm không thể tưởng được, thành thật, và vô cùng cao thuợng, mà chúng ta, bằng lương tri, đáng lẽ đã không thể phản bội bằng cách bỏ rơi họ. Công chúng Hoa Kỳ vẫn chưa "nhận thức". "Họ" xem trong TV, phim ảnh, và trong những sách vở của bậc đại học rằng đó là phi nghĩa, rằng chính phủ Saigon đồi bại, rằng những người Hoa Kỳ đã có thói quen đốt phá các làng mạc, và nghiện ngập nhiều. rằng Già Hồ là người yêu nước, và rằng tất cả dân chúng ủng hộ Việt cộng. "Họ" được người ta bảo rằng quân đội Việt Nam Cộng Hòa không chiến đấu, không bao giờ biết rằng trên 250.000 binh sĩ của Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà đã hy sinh. "Họ", công chúng Hoa Kỳ, không biết ai đã là "chúng ta", ai là "chúng ta", và quan trọng hơn hết, TẠI SAO chúng ta chọn con đường này.

       - "Chúng ta", những người sinh trưởng tại Hoa Kỳ, đã phát triển sự kính trọng và ngưỡng mộ lớn nhất, tới những người thuộc vùng Đông Nam Á mà chúng ta có vinh dự phục vụ.

       - "Chúng ta", những người sinh trưởng tại Việt Nam, đã sửng sốt thấy người Hoa Kỳ, xa nhà, đã lo lắng cho chúng ta, con cái chúng ta, và tương lai của Việt Nam.

       Không có những ngoại lệ chối bỏ về những điều này, hay những tỳ vết đầy rẫy và phạm tội đã chết cho "chiến lược" Hoa Kỳ được những người mù, ngây thơ, ngu xuẩn tại Washington, D.C. định đoạt.  Vâng, đã có đồi bại.  Vâng, đã có những người Hoa Kỳ và người Việt Nam lăng nhục tất cả chúng ta qua cách cư xử đáng chê trách.  Nhưng qua đó, tất cả chúng ta - CHÚNG TA - đã chiến đấu chống kẻ thù lớn hơn, chống những nhà không tưởng Hà Nội đáng khinh, đã bán danh dự và lợi dụng chính nghĩa chính đáng của Chủ nghĩa Quốc Gia Việt Nam, những ngưòi đã sẵn sàng hy sinh để giết hàng triệu, ngay cả Bộ Đội bị lừa dối của chính họ, cho điều không tưởng sai lầm điên loạn của họ.

       Không phải không thường xuyên, những cựu chiến binh sinh trưởng tại Hoa Kỳ, trong chiến tranh Việt Nam nhận sự bày tỏ những tình cảm hay nỗi phiền muộn từ những người không phải cựu chiến binh, về việc đã phục vụ tại Việt Nam.  "Ô, tôi rất tiếc. Điều này chắc hẳn rất xấu", họ nói.  "Họ" không hiểu. Vâng, nó đã rất xấu: chiến tranh thường như vậy.  Nhưng họ không và không thể hiểu thế nào và tại sao việc phục vụ Việt Nam đã xảy ra, và tồn tại giữa những điều quan trọng nhất trong đời sống của chúng ta, và tại sao chúng ta bị kinh nghiệm gây cảm hứng, cũng như làm phiền muộn.  Chúng ta có cảm hứng, và có niềm tin vào sự cao thượng và danh dự của nhân loại, bởi vì chúng ta đã thấy, đã gặp, đã phục vụ với, và chiến đấu bên cạnh dân tộc đã đặt nguyên tắc trên sự an toàn cá nhân.  Ai đã đặt đời sống của họ vào chỗ hiểm nguy một cách ngoan cường, và ai đã rất thường xuyên chết, tương phản với căn bệnh ung thư chính trị và quân phiệt phung phá quốc gia và dân chúng của họ.

       Chúng ta, những ngưòi sinh trưởng tại Hoa Kỳ, đã có thể về nhà, nếu chúng ta sống sót sau những đợt trao đổi quân, vì chúng ta đã biết rằng, dân chúng trong làng mạc của "chúng ta", đại đội của "chúng ta", sư đoàn của "chúng ta", dân chúng Việt Nam mà chúng ta kính trọng và ngưỡng mộ, sẽ tiếp tục chiến đấu.  Việt Nam đã trở thành "quê hương thứ hai" cuả chúng ta.  Những đồng đội Việt Nam của chúng ta đã "như anh em ruột".  Chỉ có chúng ta, ngưòi Việt Nam và người Hoa Kỳ, mới nghe đến Tướng Nguyễn khoa Nam, Đại tá Hồ ngọc Cẩn. Tướng Nguyễn viết Thanh, và vô số những "người lính" đã chiến đấu mãnh liệt và tốt.  Chỉ có chúng ta mới biết đến và nhớ Trung Tá William B. Nolde, cố vấn trưởng cấp tỉnh tại Bình Long, đã tử trận chỉ 11 giờ trưóc khi lệnh ngưng bắn đầy thất bại.  Người Hoa Kỳ cuối cùng phải chết trước khi trận chiến đáng lẽ chấm dứt.

       Thật ra, chúng ta cô đơn.  Chỉ chúng ta đối với những người mà những chữ như An Lộc, Hiệp Đức, Quảng Trị, Thạch Trụ, Mỏ Cày, và Thất Sơn không có nghĩa gì cả, và đối với chúng ta, chúng có rất nhiều ý nghĩa.  Điều này không được kể ra để kêu gọi lòng trắc ẩn mà là như một sự xác định lòng xác tín và cống hiến cho một Việt Nam, một Lào, một Kampuchia, tự do khỏi sự điên loạn độc tài và đồi bại không tưởng, khỏi sự chết chóc, khổ sở và đau đớn.  Nếu đó là giá của sự tham dự và phục vụ, thì để nó như vậy.  Chúng ta đã không phục vụ, chúng ta đã không đặt sinh mạng chúng ta vào sự nguy hiểm, chúng ta đã không bị thương, một số trong chúng ta cũng đã không chết, cho sự vinh danh của các sử gia, cho lời ca tụng của các ký giả, hay cho bất cứ dạng thức nào của sự thêu dệt.  Chúng ta cùng nhau phục vụ, như "Chiến hữu", cho một chân lý mà chúng ta đã biết là đáng giá, cho những nguyên tắc mà chúng ta biết đáng tôn kính.  Điều mà chúng ta có thể cô đơn thì không có hậu quả, vì như George Washington một lần đã nói,"Thà cô đơn, còn hơn ở giữa những ai có cá tính thấp."  Chúng ta không cần ưu tư về điều này, tuy nhiên bởi vì chúng ta đã là và còn lại giữa những người có cá tính cao, của lòng can đảm hợp với đạo đức, của cá tính và phẩm giá không thể buộc tội.  Nhiều người như chúng ta đã chết, và nhiều người của họ đã gặp cái chết sớm ở mặt trận Đông Nam Á, trong cái kết cục đang tới của những vũ khí Nga, trong những bàn tay của Hà Nội. 

       Đối với chúng ta, những người đang sống, chúng ta tỏ lòng tôn kính với người ngã xuống, và cho chính nghĩa mà họ đã cống hiến mạng sống.  Đối với chúng ta, những người đang sống, chúng ta tiếp tục cuộc chiến đấu cho một Việt Nam, Lào, Kampuchia tự do và dân chủ, vì sức mạnh của lòng xác tín và năng lực của nguyên tắc cuả chúng ta, bắt chúng ta làm.  Cũng đối với chúng ta, những người đang sống, chúng ta yêu mến mối quan hệ giữa chúng ta, vì CHÚNG TA là những người đã đứng, chúng ta là những người đã thách đố sự chết cho một chính nghĩa, mà đối với chúng ta quan trọng hơn mạng sống cuả chính chúng ta. Việt Nam và tất cả Đông Dương chắc sẽ tốt đẹp hơn khi chúng ta thắng thế.  Sẽ không có người vượt biển bằng thuyền, không có những Cánh Đồng Chết tại Kampuchia, không có Mưa Màu Vàng giết người Hmong tại Lào.  Không có sự hủy diệt văn hoá đối với người Thượng, Hoà Hảo, Hmong. Sẽ không có những khu rừng cao nguyên bị chia cắt rõ ràng.  Sẽ không có sự đàn áp đạo Cao Đài, đạo Phật, đạo Tin Lành.

       Vì "chúng ta" chia sẻ sự tương kính để chống lại sự man rợ của Hà Nội, nên chúng ta cũng chia sẻ sự phiền muộn rằng chúng ta đã không thắng thế, sự buồn rầu không thể đền bồi được đối với việc mất mát những bạn hữu và đồng đội.  Tuy nhiên, mùi vị của toàn thể kết quả càng cay đắng thì càng tốt hơn là đã không làm gì cả, và tốt hơn là mất sự kính trọng - nếu không bị khinh rẻ - cuả những ai đã hy sinh tất cả cho Việt nam đươc tốt đẹp hơn.  Không điều gì cần phải nói hơn nữa.  Chúng ta chỉ cần chia sẻ một ít nước mắt quê hương, và chúng ta sẽ biết tất cả những nhu cầu được biết, hiểu tất cả những nhu cầu được hiểu.  Điều này tốt hơn là không biết hoặc không hiểu gì cả ./.

Cọp Đen chuyển ngữ

       *Trich Tập san BĐQ số 14, xuất bản tháng 5 năm 2005.



CHUNG TA

Bill Laurie





      In Viet Namese, Chung Ta means "we." An exclusive "we" speaking to another "they," someone who is not part of the "we." The subtle pronoun semantics symbolizes the immense gap of understanding between those who served honorably in Southeast Asia, be they Asian- or American-born, and those who, after all these years, still do not comprehend what took place, why, how, and at whose expense. Cutting directly to the point, in this case "chung ta," or "we," refers to those who were motivated by one single issue: justice and fairness for all the people of Southeast Asia, be they Viet Namese, Laotian, Montagnard, Khmer, or Hmong, be they Buddhist or Catholic, or Moslem Cham. Chung ta-WE- were not driven by abstract issues of political philosophy but rather the desire to free Southeast Asia from the scourge of Hanoi's ideological madness, from what was, in essence, a fascist and insanely ruthless ideology that differed little in substance from Hitler's barbarism. We who were American-born found a cause worthy of our support because we encountered incredibly brave, honest and immensely decent people who we could not, in good conscience, betray by abandonment. The American public still does not "get it." "They" learn from television, movies and college classes that the cause was worthless, that the Saigon government was corrupt, that Americans routinely burned villages and were high on drugs, that Uncle Ho was a patriot and that all the people supported the VC. "They" are told that "ARVN wouldn't fight," never knowing that over 250,000 RVNAF/QLVNCH soldiers were killed in action. "They," the American public, don't know who "we" were and who "we" are and, most importantly, WHY we are this way.

      "We" who are native-born Americans developed the greatest respect and admiration for the Southeast Asians we were honored to serve with. "WE" who are Viet Nam-born were amazed to see Americans, far from home, who cared about us, our children, and the future of Viet Nam. There is no denying exceptions to this, or the abundant and criminal flaws in what passed for American "strategy" dictated by the naïve blind fools in Washington, D.C. Yes, there was corruption, yes there were Americans and Viet Namese who insulted all of us by their reprehensible conduct, but through it all we -WE - fought against the greater enemy, the pathetic Hanoi ideologues who prostituted and exploited the legitimate cause of Viet Namese nationalism, who were ready and willing to kill millions, even their own deluded Bo Doi, for their maniacal twisted ideology.

       Not infrequently American-born Viet Nam veterans receive expressions of sympathy or sorrow from non-veterans for having served in Viet Nam. "Oh, I'm sorry, it must have been very bad" they say. "They" don't understand. Yes, it was bad; war is always thus. But they do not and cannot understand how and why Viet Nam service was and remains among the most important things in our lives, and why we are inspired and well as saddened by the experience. We are inspired, and have more faith in mankind's decency and honor, because we saw, met, served with and fought along side people who placed principle above personal safety. Who defiantly placed their lives at risk, and who too-often died, in opposition to militaristic and political cancer that would devour their country and its soul. We American-born could go home if we survived our tours, yet we knew that the people in "our" village, "our" company, "our" province, "our" division, the Viet Namese people we respected and admired, would have to fight on. Viet Nam had become "que huong thu hai," our second homeland. Our Viet Namese comrades were "nhu anh em ruot, "like blood-kin. Only we Viet Namese and Americans know of Gen. Nguyen Khoa Nam, Col. Ho Ngoc Thao, Gen. Nguyen Viet Thanh, and countless "nguoi linh" who fought hard and well. Only we know of and remember LTC William B. Nolde, senior province advisor at Binh Long who was killed in action only eleven hours before the abortive 1973 cease fire, the last American to die before the war supposedly ended.

        In truth, we are alone. It is only we to whom such words as An Loc, Hiep Duc, Quang Tri, Thach Tru, Mo Cay and That Son mean anything at all, and to us they mean a great deal. This is not said in an appeal for sympathy but rather as an affirmation in our conviction and dedication to a Viet Nam, a Laos, a Cambodia, free of dictatorial madness and ideological corruption, free of death, misery and suffering. If such be the cost of our commitment and service then so be it. We did not serve, we did not place our lives at risk, we were not wounded, nor did some of us die, for the accolades of historians, for the praise of journalists, or for any other form of self-aggrandizement. We served together, as Chien huu, for a cause we knew to be worthy, for principles we knew to be honorable. That we may be alone is of no consequence, for as George Washington once said, "It is better to be alone than among those of low character." We need not worry about this however because we were and remain among people of high character, of moral courage, of unimpeachable character and dignity. Many of our kind are dead, and many of them met an early death on Southeast Asia's battlefield, on the receiving end of Soviet weapons in Hanoi's hands. It is for us, the living, to pay proper homage to he fallen and to the cause to which they gave their lives. It is for us, the living, to continue the battle for a free and democratic Viet Nam, Laos and Cambodia as the strength of our conviction and depth of our principles so compels us. It is also for us, the living, to cherish the bonds forged between us for it is WE who stood, it is we who risked death for a cause which was more important to us than our own lives. Viet Nam and all of Indochina would have been a better place had we prevailed. There would have been no boat people, no Cambodian Killing Fields, no Yellow Rain killing Hmong in Laos. No clear-cutting of highland forests. No cultural genocide of Nguoi Thuong, Hoa Hao, Hmong. No suppression of Cao Dai, of Buddhists, of Christian evangelicals.

       As WE share mutual respect for having opposed Hanoi's barbarism, so too we share the sorrow of not having prevailed, the irreparable sadness of having lost friends and comrades. However bitter the taste of this overall result, it is better than having done nothing, and losing the respect-if not gaining the contempt-of those who risked all for a better Viet Nam. Nothing more needs to be said. We need only share a bit of nuoc mat que huong and we will know all that needs to be known, understand all that needs to be understood. Better this than not to know or understand at all.