Biệt-Động-QuânCàn Quét Chiến Khu DCác đại đội Biệt-Động-Quân được thành lập năm 1960 trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1959, mặc dầu thiếu sự đồng-ý của người Hoa-Kỳ, quân đội Việt Nam bắt đầu xử dụng 65 đại đội "đặc biệt" bằng cách lấy ra một đại đội trong số bốnđại đội của một tiểu đoàn tác chiến. Đến tháng 6 1960, quân đội Việt Nam đã thuyết phục được người Hoa-Kỳ về sự hiệu qủa của cac đơn vị đó. Cơ quan MA AG (Military Assistance Advisory Group - Nhóm Cố vấn về Quân viện) đồng ý tài trợ và ủng hộ chương trình huấn luyện đặc biệt cho các tiểu đoàn Biệt-động-quân và thành lập trung tâm huấn luyện Biệt-động-quân tại Dục Mỹ trong tỉnh Khánh-Hòa. Nhiều toán huấn luyện lưu động của LLĐB được gửi đi từ căn cứ Fort Bragg, N.C. đến Việt Nam để trợ giúp về huấn luyện và tổ chức các đơn vị BĐQ cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Các đại đội BĐQ thành lập trong chương trình huấn luyện này sẽ được phân tán đi khắp các tỉnh, xử dụng như những đơn vị nhỏ, lưu động và tấn công vũ bão trực thuộc các vị tỉnh trưởng. Mặc dầu ngoài ý muốn, nhiều đai đội đó đã trở thành vệ binh cho một số Ông Lớn. Để sửa chữa lỗI lầm này, quân đội Việt Nam qua ý kiến của cơ quan MACV (Chỉ huy Quân viện tại Việt Nam) thay cho cơ quan MA AG vào tháng 2 năm 1962 thành lập tiểu đoàn 30 Đặc Biệt vào đầu năm 1962 gồm bốn đại đội BĐQ biệt lập. Tiểu đoàn 30 Đặc Biệt trực thuộc Quân Đoàn III về hành quân và sau đó đặt dưới quyền chỉ huy của tỉnh trưởng Phước Long, trung tá Đỗ văn Diễn . Tuy nhiên trước tiểu đoàn 30 đặc biệt, tiểu đoàn đầu tiên thí nghiệm hoàn toàn trang bị AR-15 cho trách nhiệm khó khăn, một kế hoạch của Tổng Thống về việc xử dụng 80 phần trăm các đơn vị BĐQ đã được thực hiện. Ngày 15 tháng 11, 1962 tổng thống Ngô đình Diệm ban hành sắc luật để thành lập biệt khu Phước Bình Thành, mục đích tập trung mọi nỗ lực trong vấn đề tiêu diệt căn cứ điạ của Việt Cộng trong Chiến khu Đ. Biệt khu PBT cách Saigon vào khoảng 70km về hướng đông bắc và rộng khoảng 80km vuông gồm ba tỉnh Phước Long, Bình Long và Phước Thành dưới quyền chỉ huy của trung tá Đỗ văn Diễn, một cấp chỉ huy trẻ 26 tuổi, can đảm nhiều nghị lực đã tốt nghiệp khóa Biệt động quân tại căn cứ Fort Benning, tiểu bang Georgia. Trung tá Diễn đã từng mang cấp bậc đại uý trong đơn vị phòng vệ tổng thống phủ và là một sĩ quan được tổng thống ưa chuộng. Theo kế hoạch này các đại đội Biệt động quân sẽ thay thế cho các đơn vị của các tỉnh. Khi hoàn tất, trung tá Diễn có tất cả 22 đại đội BĐQ (bao gồm tiểu đòan 30 đặc biệt). Vào dịp lễ Giáng Sinh năm 1962, trung đoàn 32 Bộ binh được tăng cường cho biệt khu PBT. Các đơn vị Biệt-Động-Quân thường hành quân với ba đại đội làm cho biệt khu PBT có sức mạnh tương đương với 10 tiểu đoàn bộ binh. Về pháo binh yểm trợ có một pháo đội 155mm, bẩy khẩu 105mm và hai trung đội súng cối 81mm. Chiến khu Đ đã được Việt Cộng và trước đó là Việt Minh xử dụng nhiều năm như một an toàn khu cho việc huấn luyện, tiếp tế, nơi dưỡng quân cho các đơn vị tác chiến. Sau này các đơn vị Hoa Kỳ mới biết rằng chiến khu Đ được che chở bởi cây cối rậm rạp, khó di chuyển, máy bay thám thính không phát hiện được. Việt cộng coi đó như một thành trì kiên cố ẩn sâu trong rừng gìa. Nơi huấn luyện và dưỡng quân nằm sâu bên trong, các đơn vị bảo vệ hoạt động bên ngoài xung quanh chu vi của chiến khu. Xuyên qua chiến khu Đ là một hệ thống trạm xá cách nhau khoảng 15-20 cây số, dùng làm trạm dừng chân cho các chuyến xâm nhập từ miền Bắc. Các đại đội Biệt động quân thường xử dụng chiến thuật xâm nhập sâu bằng bộ hành xuyên qua vòng đai an ninh bên ngoài tới bên trong mất khoảng từ 5 tới 15 ngày. Người lính BĐQ trang bị nhẹ, mang theo sáu ngày đồ ăn gồm có gạo cho vào ruột tượng đeo ở cổ và một chai nước mắm để trong túi ba lô. Thỉnh thoảng có thêm gạo, thịt gà tịch thu được của đîch. Một thời gian ngắn sau khi tổng thống Diệm thành lập biệt khu PBT, một nỗ lực cố vấn của Hoa Kỳ được tổ chức để gíup đỡ trong việc soạn thảo, huấn luyện và điều hành các đơn vị BĐQ tinh nhuệ trong nhiệm vụ làm vô hiệu hóa chiến khu Đ. Nhóm cố vấn mới gồm có một cố vấn trưởng và các phụ tá cho biệt khu PBT, cùng với một nhóm như thế cho mỗi tỉnh trong biệt khu. Nhóm cố vấn đóng tại bộ chỉ huy tỉnh Phước Long tại thị xã mà người Pháp và Việt Nam gọi là Phước Bình nhưng người Hoa Kỳ bắt đầu gọi là Sông Bé, tên của giòng sông chẩy ngang qua tỉnh lỵ. Chuyến xâm nhập thành công, lâu dài nhất vào chiến khu Đ do Biệt động quân của biệt khu PBT được thực hiện trong khoảng từ ngày 2 đến ngày 16 tháng hai năm 1963 dưới danh hiệu cuộc hành quân 'Gian Lao 1'. Kế hoạch hành quân dựa theo tin tình báo do đào binh địch cung cấp về chỗ đóng quân của bộ chỉ huy chiến khu Đ của địch. Cố gắng đầu tiên vượt qua vòng đai an ninh để đến vòng trong của chiến khu đưa đến thảm bại. Viên sĩ quan phụ tá cho trung tá Diễn ra lệnh cho các đơn vị BĐQ dừng chân vào khoảng 15:30 chiều để nấu cơm. Do sự lười biếng hoặc thiếu sáng suốt, viên sĩ quan này dùng nơi dừng chân làm điểm đóng quân đêm, thêm nữa là đoàn quân vẫn chưa di chuyển trước 8:00 sáng hôm sau. Các binh sĩ Biệt động quân vừa di chuyển ra khỏi khu vực đóng quân chừng 500 thước, trung đội đi đầu rơi vào ổ phục kích của Việt cộng. Kết qủa chín BĐQ tử thương, năm bị thương, tổn thất về phía địch không rõ. Thảm kịch này làm sáng tỏ bài học cũ. Để ngăn ngừa phục kích trong rừng, điều cần thiết là phải di chuyển sau khi dùng cơm chiều và tiếp tục đi thêm nửa giờ khi trời tối trước khi đóng quân đêm. Xuất quân trước khi trời sáng cũng là điều quan trọng. Trung tá Diễn thay viên phụ tá ngay tức khắc và đích thân chỉ huy. Ngày hôm sau Biệt động quân xuất phát tại một điểm cách đó năm cây số, rừng thật rậm rất khó di chuyển, mất bốn ngày so với lộ trình cũ chỉ mất hơn một ngày . Trong lần chạm địch đầu tiên, vào cuối ngày thứ tư của cuộc hành quân. Vào khoảng 17:30 khi toán khinh binh tới một binh trạm nhỏ của Việt cộng. Trung tá Diễn quyết định ngừng quân, chỉ để lại vài BĐQ theo dõi địch. Lúc bấy gìơ, địch quân vẫn chưa biết, còn trung tá Diễn không biết chính xác vị trí của mình hay đúng hơn vị trí của mục tiêu chính. Sau khi tham khảo ý kiến các cố vấn Hoa Kỳ đi theo đoàn quân, quyết định tấn công được chuẩn bị mặc dù chiến thắng nhỏ. Vào lúc 4:00 gìơ sáng, các binh sĩ Biệt động quân di chuyển đến vị trí tấn công. Đến 6:00 gìơ cuộc tấn công bắt đầu và đến 6:15 trận đánh chấm dứt. Để cho cộng quân không có thì giờ chuẩn bị, lệnh tiến quân về hướng mục tiêu chính được ban hành ngay tức khắc. Vào khoảng 10:00 gìơ sáng, sau khi di chuyển được ba, bốn cây số, toán khinh binh BĐQ bắt đầ ghi nhận tiếng súng địch, các đơn vị phía sau vội vàng lên tiếp ứng. Cuộc chạm súng kéo dài khỏang 30, 45 phút, thừa thắng Biệt động quân tràn vào một căn cứ rộng lớn, chứng tỏ đã vào được một cứ điểm quan trọng. BĐQ bắt được một thương binh và một hàng binh. Qua cuộc thẩm vấn tù binh, Biệt động quân đã khám phá ra chiến khu Đ của địch, những tên Việt cộng thoát chết đã kịp thời báo động khoảng hai tiếng đồng hồ trước khi bị tấn công. Chúng đã di chuyển những tài liệu quan trọng cùng vũ khí đến nơi khác, cuộc chạm súng để cầm chân các đơn vị BĐQ. Tên Việt cộng bị thương sau đó chết là trung sĩ trong trung đội bảo vệ. Tên hàng binh là một chính trị viên trong bộ chỉ huy chiến khu, tên này muốn ra hàng đã lâu nhưng không có dịp. Trung tá Diễn giữ hàng binh này trong vài tháng để lấy tin tức về các hoạt động của địch trong chiến khu Đ. Một trong những tài liệu tịch thu được có bản danh sách các đơn vị cộng sản cơ hữu trực thuộc chiến khu Đ. Tên chính trị viên cho biết thêm điạ điểm của các binh trạm khác. Vào lúc 14:00 gìơ chiều BĐQ bắt đầu tìm kiếm các binh trạm khác. Một tiếng đồng hồ sau phát giác một khu vực với nhiều công sự phòng thủ, pháo đài. Quân cộng sản cố tình tránh đụng độ, chờ dịp bất ngờ tấn công. Biệt động quân còn khám phá một số binh trạm nhỏ khác. Các đơn vị BĐQ di chuyển ra khỏi căn cứ điạ trước khi trời tối để tránh sự trả đũa của địch. Bộ chỉ huy chiến khu D bị chiếm đóng từ ngày 8 cho đến ngày 16 tháng hai. Trong căn cứ điạ này, Biệt động quân tìm thấy một bệnh xá cho 200 thương bệnh binh, một trung tâm huấn luyện, kho tiếp liệu và một căn cứ cho cấp tiểu đoàn. Đến ngày 15, lực lượng BĐQ đã thấm mệt nên rút về chiếm đóng khu vực Đồng Xoài mà không bị tổn thất. Đó là cuộc hành quân xâm nhập lâu dài nhất vào chiến khu Đ của quân đội Việt Nam, đó cũng là chiến thắng tâm lý cho binh chủng Biệt động quân. Cuộc hành quân chứng tỏ sự hiệu qủa của các đơn vị nhỏ BĐQ hoạt động trong vùng địch, di chuyển nhanh chóng trong rừng, tìm kiếm, tiêu hủy các căn cứ, an toàn khu của địch. Cuộc hành quân còn xác nhận khả năng chiến đấu can trường của binh chủng Biệt Động Quân. Viết theo tài liệu "The South Vietnamese Ranger companies would prove their mettle by one D" by Charles K. Nulsen.Fighting Forces, trang 10, 16,17, 66. Dallas - Texas, ngày 23 tháng 9, 1994 Vũ-đình-Hiếu |