Menu


TiểuĐoàn 35 BĐQ

Chiến thắng tại mặt trận Chợ Lớn Trong Đợt 2 Mậu Thân 1968

Bài Viết: Văn Lang

- Trình bày: Ngô nhật Tùng
Trích đặc san KBC do Tú Quỳnh sản xuất


        Vào năm 1993, tập đoàn Việt gian bán nước tại Hà Nội đã cho xuất bản một bộ sách có tựa là:  Miền Đông Nam Bộ Kháng Chiến 1945-1975".  Bộ sách này do Bộ Chính Trị, Ban Tư Tưởng cùng Quân Ủy Trung Ương Đảng chỉ đạo nội dung.  Do chính Đảng ủy Bộ Tư Lệnh Quân Khu 7 và Hội Đồng Khoa Học Quân Sự QK7 "Điều nghiên soạn thảo", rồi cung do chính nhà xuất bản của cái gọi là "Quân Đội Nhân Dân" (QĐND) tại Hànội đảm trách việc in ấn, phát hành.

       Trong bộ sách gồm hai tập này, lẽ dĩ nhiên báo chí đảng Mafia ở Hà nội vẫn cứ giữ một luận điệu khoác lác mãn tính.  Chúng lấp liếm quanh co, bóp méo hoàn toàn lich sử để cố che đậy tội ác tầy trời mà suốt 50 năm qua chúng đa gây ra cho dân tộc Việt Nam.  Cũng như chúng thổi phồng và cường điệu tối đa để đánh bóng vào biến cố 30-4-75, hầu dấu diếm sự yếu kém của QĐND trước Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sau nhưng lần bại trận, thảm bại trên khắp chiến trường miền Nam.

Biet Dong Quan tai Mat Tran Quang Tri        Điều không thể chối cai được mà từ tên Đại quốc tặc Hồ Chí Minh trước kia cho đến tên Đỗ Mười hiện nay và kẻ cả tên Việt cộng cuối cùng sau này, thì chúng đều biết rõ rằng nếu "người bạn đồng minh trùm sò" là Hoa Kỳ không rắp tâm bán đứng Việt Nam Cộng Hòa thông qua tên lái buôn chính trị H. Kissinger, thì chắc chắn không bao giờ có thể Cộng sản Hànội (CSHN) thôn tính được miền Nam bằng quân sự.  Nhưng cũng vị những chiến thắng lẫy lừng đó của Quân Dân VNCH nên sau ngày cưỡng đoạt 30-4-75, bọn khát máu CSHN đã hằn hộc dùng một chính sách cai trị tàn bạo để trả thù hèn hạ lên toàn miền Nam.

       Có ai đó nói rằng: "Đừng bao giờ tin một kẻ đã từng nói láo, dù kẻ ấy thề thốt là mình đang nói láo".  Ấy vậy mà trong bộ sách nói láo này lại có một chương mà chúng ta phải "tạm" tin là CSHN đa nói thật.  Từ trang 321, bọn tay sai hiếu chiến của Quốc tế Cộng sản đã cay đắng thú nhận là chúng đã bị thất trận nặng nề trong 3 đợt tấn công bất ngờ vào năm Mậu Thân 1968.  Từ đó chúng càng thêm suy yếu vào những năm sau, khi mà QLVNCH chủ động tấn công chúng vào năm 1970 (Cambốt), và quyết liệt phản công chúng vào năm 1972 tại Quảng Tri, Bình Định, Kontum, B´inh Long.

       Riêng năm 1968, bằng "3 mũi giáp công" là: "Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa - Tổng nổi dậy" tên đại quốc tặc là Hồ Chí Minh đã chỉ đạo QĐND đột kích 3 lần, nhưng cả 3 lần "vùng lên" của bọn khát máu đều bi Quân Dân VNCH đấm cho bể mặt... phải tuột xuống đến nổi tên đại quốc tặc phải ôm đắng cay mà đi tìm 2 sư phụ là Mác-Lê.  "QĐND"  phát động đợt 1 vào ngày 31-1-1968, đợt 2 vào ngày 5-5-1968 và đợt 3 vào ngày 17-8-1968 tại vùng ven đô, rốt cuộc chúng phải ôm đầu máu tháo chạy về rừng, để lại hàng ngàn lương dân vô tội bị chết oan uổng, cửa nhà tan nát bởi bản chất cuồng sát của tập đoàn phản dân hại nước CSHN.

       Tuy đã "thành đã khai báo" như vậy trên giấy trắng mực đen nhưng bọn CSHN van còn cố vớt vát sỉ diện "cốt đột Trường Sơn" khi chúng cho rằng: "... tuy nhiên chúng ta cũng đã đánh tan và làm thiệt hại nhiều đơn vị thiện chiến của địch (!?) trong chiến dịch này..."!  Miệng lưởi mồm mép của con... Vẹm nó như thế nào thì dư luận quốc tế cũng như quý chiến hưu và đồng bào đa quá hiểu rõ, cho nên chúng ta miễn "bắn" ở đây cho đở hao "đạn" mà chỉ vạch trần thêm một điêù nói láo nham nhở khác của CSHN là chúng cho rằng đã  đánh tan Tiểu Đoàn 35 Biệt Động Quân trong đợt 2 năm Mậu Thân.   (Sau ngày 30-4-75, chúng cho dựng một tấm "bia ghi công" tại Quận 8 Sài Gòn, bia này ghi láo là đã tiêu diệt toàn bộ TĐ35BĐQ, cũng như nhiều đơn vị BĐQ khác và phá hủy nhiều xe tăng, thiết giáp của Quân đội Hoa Kỳ!?  Ai qua cầu Chữ Y, quẹo phải vòng xuống Phạm Thế Hiển cách cầu khoảng 100 mét thì sẽ thấy tấm bia này đứng âm thầm cạnh một... đống rác.

       Quân và Dân VNCH nói chung, làm sao quên được nhưng chiến thắng của mình trước QĐND của CSHN nhứt là năm 1968, cũng như người dân Chợ Lớn nói riêng; làm sao mà họ có thể quên được chiến thắng oai hùng của TĐ35BĐQ do Thiếu tá Hồ Văn Hòa làm Tiểu Đoàn Trưởng.  Dù địch đã chuẩn bị ky lương từ trước, tấn công bất ngờ vào lúc bất ngờ nhất là dip Tết; khi mà toàn dân đang quây quần bên bàn thờ tổ tiên và các bên tham chiến đều đồng ý không động binh.  Địch điều động các đơn vị chính quy chủ lực từ cấp Tiểu đoàn, Trung đoàn đến Sư đoàn; được gián tiếp chỉ đạo bởi Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, trực tiếp điều động bởi Phạm Hùng và Đảng bộ miền Nam (Trung Ương Cục R); và cũng là lần đầu tiên CSHN xử dụng vu khí tối tân của quan thầy Nga-Tàu như: AK47, AK50, B40, B41, cối 82, 75 ly sơn pháo v.v..  Với những lợi thế áp đảo rõ rệt như vậy nhưng cuối cùng chúng phải rước lấy thảm bại vì tinh thần và khả năng chiến đấu của QLVNCH đa vượt quá sự đánh giá của chúng tại Hànội, mặc dù hầu hết các đơn vị QLVNCH trong năm 1968 chỉ được trang bi các loại vũ khí của...   Đệ nhị Thế chiến như: Carbine M1, M2, Garant M1, M2, Tiểu liên Thompson v.v...

       Trong đợt 2 năm Mậu Thân, Tiểu Đoàn 35 Liên Đoàn 3 BĐQ đã đảm trách một địa bàn giao tranh rộng lớn từ các Quận: 5, 6, 7, 8, 11 và Tiểu Đoàn được mệnh danh là đàn cọp đen của binh chủng Mũ Nâu phải chiến đấu với một nghiêm lệnh gay go của chính Thủ Tướng Trần Văn Hương là:     

           (A) Phải đánh bật VC ra khỏi địa bàn Chợ Lớn trong vòng 5 ngày. 

           (B) Không được xử dụng hỏa lực nặng để giảm thiệt hại về nhà cửa của lương dân. 

          (C) Phải tránh tệ trạng chiếm đoạt tài sản giá trị của đồng bào do các binh sĩ trong đơn vị gây ra.

       Mặc dù chiến thuật "tác chiến trong thành phố" là sở trường của binh chủng BĐQ, nhưng khi phải áp dụng chiến thuật này với những nghiêm lệnh đã nêu trên thì đó là một bài toán hóc búa cho toàn đơn vị.  Tuy nhiên những trở ngại ấy cuối cùng đều được giải tỏa nhờ vào các quyết định chính xác và hợp lý của người chỉ huy ngay tại mặt trận, đó là con manh hổ đầu đàn của TĐ35 BĐQ, người Tiểu Đoàn Trưởng trẻ nhất của QLVNCH khi về nhận TĐ35 BĐQ trước đó hai năm thì tuổi đời mới chỉ 25 mà thôi.  Tiểu Đoàn Cọp Đen 35 BĐQ là đơn vị duy nhất của binh chủng Mũ Nâu dùng khăn quàng cổ màu đen, một màu vừa mang ý nghĩa đem đến tóc tang cho Việt cộng, cũng vừa là để tưởng nhớ Đại úy Trinh, Trưởng phòng 2 Sư Đoàn 22 BB đao tử trận năm 1962, là người thành lập đơn vị Biệt kích mà Thiếu tá Hòa từng là Chỉ huy trưởng đơn vị này tại Tây Nguyên.

       Trong tầm nhìn chung thì chiến thắng của QLVNCH trong năm Mậu Thân là một trong nhưng chiến thắng lớn lao mà cả hai miền Nam Bắc lẫn Hoa Kỳ không thể phủ nhận được.  Thế nhưng đến hôm nay trong hàng ngũ của chúng ta vẫn còn một thiểu số đồng đội đã nhiìn chiến thắng này với sự suy luận thiển cận, dựa theo bài vở của bọn nhà báo ngoại quốc bất lương đa từng lộn trái sự thật của Quân Dân VNCH trước hiểm họa Cộng sản.  Lối nhận xét của đồng đội chúng ta như sau: "... Sở dĩ chúng ta thắng bọn VC năm 1968 là bởi vì bọn đầu sỏ ở Hànội muốn "mượn tay" của QLVNCH để thanh toán giúp chúng hàng chục ngàn tên du kích miền Nam đang là một trờ ngại lớn lao cho Quân Đội Nhân Dân..."!

       Chiến hữu nào không tin thì hay đọc phần lời tựa của ông Nguyễn Đạt Thịnh viết trong cuốn "Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975" của ông Phạm Huấn.  Từ trang 15 đến 16 và đến phần cuối, ông Nguyễn Đạt Thịnh viết ro như sau: "...  Nói trắng ra là quả chanh du kích đa bị vắt hết nước, đa đến lúc vô dụng.  Trận Mậu Thân chỉ là hành động của bọn lanh tụ chiến lược Bắc Việt ném đi cái vỏ chanh..."!?  Với lối suy luận như trên vô tình,  hai ông Nguyễn Đạt Thinh và Phạm Huấn đã hạ thấp vai trò và khả năng chiến đấu của QLVNCH, phản bội lại sự hy sinh cao cả của bao chiến sĩ và hàng ngàn đồng bào vô tội đao nằm xuống bởi súng đạn của Nga-Tàu.  Ông Nguyễn Đạt Thịnh cho rằng lực lượng du kích là một gánh nặng cho Hà Nội trong việc phải vận chuyển lương thực từ Bắc vào Nam để nuôi số du kích này!?

       Thực ra trong suốt cuộc chiến, thành phần du kích và chủ lực tỉnh đều hoàn toàn sống nhờ vào lượng thực phẩm ngay chính địa phương chúng lén lúc hoạt động, nhờ vào các cơ sở, bọn kinh tài và chính bà con giòng họ của chúng tiếp tế bằng nhiều cách. Riêng ông Phạm Huấn, người viết bài này xin trích dẫn nhưng nơi ông viết không chính xác trong các cuốn "Trận Hạ Lào 1971" và "Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975". Trong trận Hạ Lào, Tiểu Đoàn 21 BĐQ không hề bị VC đánh tan như ông đa viết ở các trang 107 và 146.

       Sau khi TĐ35 BĐQ bi tràn ngập thì đến ngày 25-2-71 toàn bộ TĐ21 BĐQ được 30 trực thăng vận chuyển về Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn 1 BĐQ tại căn cứ Phú Lộc ở Tà Bạt trong kế hoạch "ZULU 1".  Riêng Đại đội 1 TĐ 21 thì trực thăng "bốc và đổ" tạm xuống đồi 30 của Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù vì toán trực thăng cần phải quay lại căn cứ Ranger South để bốc phần còn lại của TĐ 21.  Tôi cùng ĐĐ 1 bị kẹt lại tại đồi 30, cùng chiến đấu với anh em Nhảy Dù cho đến ngày 28-2-71 mới được trực thăng bốc về Tà Bạt, và TĐ21 BĐQ không hề tan hàng như ông đã viết. (xem cuốn Tử Thủ Căn Cứ Hỏa Lực 30 của ông Trương Duy Hy).

       Riêng trong cuốn "Nhưng Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975", người viết xin minh xác rằng đơn vị cuối cùng của Quân Đoàn 1 rời khỏi Quảng Tri là Đại đội 14 Thám Kích Biệt Động.  Chúng tôi rời khỏi Hải Lăng Quảng Tri vào ngày 22-3-75 mặc dù ờ Quảng Trị Cộng quân chưa xuất hiện, ngày 25-3-75.  Chúng tôi vào thành phố Huế lúc 1 giờ sáng và cũng chẳng hề thấy tên VC nào ló dạng dù toàn thành phố không một bóng người.  Sau đó toán Đại đội 14 Thám Kích Biệt Động chuyển quân sang Tư Hiền, tại đây đơn vị đa chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và bị bắt cùng hàng ngàn chiến sĩ khác vào đêm 27-3-75 (xem Tháng 3 Gay Súng của Cao xuân Huy).

Biet Dong Quan Sat         Trong nhưng cuốn sách của ông Phạm Huấn, có thể  thiếu tài liệu, hoặc dựa vào tài liệu của ngoại quốc nên có rất nhiều điều thiếu chính xác, đưa đến nhưng tầm nhìn bất lợi cho QLVNCH.  Nếu thế hệ mai sau muốn tìm hiểu về cuộc chiến huynh đệ tương tàn này. Riêng đối với Nguyệt san KBC, thì người viết xin góp ý như sau: xin tòa soạn nên cẩn trọng xem lại từng bản thảo trước khi cho in ấn, đừng vì thấy cái tên mà tin tưởng ở nội dung bản thảo rồi cho in, đưa đến việc gần đây trên KBC số 14 có hai bài viết mang tính cách sỉ nhục người quá cố và lăng mạ đến quân binh chủng khác của QLVNCH.  Trong bài "Tưởng Niệm Lưu Kim Cương - Khi Đại Bàng Gay Cánh" của ông Phạm Huấn, bài viết này mới đọc thoáng qua thì cứ tưởng đó là bài ca tụng vị cố Chuẩn tướng đa vị quốc vong thân, nhưng nếu tinh ý hơn thì người đọc se thấy bài này là cả một sự sỉ nhục cho vong linh của cố Chuẩn tướng Lưu Kim Cương.  Cả bài viết không hề có một đoạn nào nói về nhưng công lao và thành tích chiến đấu của cố Chuẩn tướng Lưu Kim Cương tại chiến trận, mà chỉ toàn nói về các nơi ăn chơi như vu trường, phòng trà.

       Thế rồi cũng chỉ có "ca sĩ và vũ nữ" những người "làm đẹp thành phố về đêm"(!?) mới nhớ thương người đa chết!   Khi Hà Huyền Chi đọc bài thơ "Tên Mày Là Đá Quý" thì bị phản đối, duy nhất chỉ có vị nữ lưu mới hiểu nhưng sâu sắc của chữ nghĩa, còn các vị sĩ quan, tướng lãnh có mặt hôm đó đều là hạng dốt đặt hết hay sao hả ông Phạm Huấn?  Cũng trong KBC số 14, không hiểu nhà văn Phan Nhật Nam vì lẽ gì mà đã nguyền rủa và thóa mạ anh em chiến hưu thuộc Địa Phương Quân và Nghĩa Quân, khi ông hằn hộc viết là mình bị kẹt trong guồng máy "tầm thường hèn mọn", bị trói chân buộc tay, phải nhận lệnh từ các "sĩ quan đặc ước, cựu Binh sĩ, Hạ sĩ quan của Quân đội Thuộc địa" (xin quý vị đọc lại bài "Người Lính VN: Một Nhiệm Mầu")..  Xin ông Phan Nhật Nam nhớ lại rằng, trong cuộc chiến đấu chống lại CSHN, thi´ Quân Dân VNCH từ người Nhân Dân Tự Vệ cho đến Cảnh Sát, Quân Cảnh v. v... tất cả mọi ngành nghề trong QLVNCH, ai cũng có nỗi khổ nhọc riêng trên từng vị trí chiến đấu của mình, huống gì các anh em đồng đội Địa Phương Quân, Nghĩa Quân là nhưng người lính âm thầm và chịu đựng gian khổ rất nhiều,  nhưng chưa hề có ai viết bài để ca ngợi công lao của họ. (Dù cuối bài viết này ghi là tháng 10-72, nhưng KBC cung không nên đăng như vậy).

       Bây giờ chúng ta hay trở lại trận Mậu Thân năm 1968; khi mà chính Tập Đoàn Việt Gian Bán Nước hiện nay tại Hà nội đã thú nhận là chúng đã thua trận thảm bại trong cuốn "Miền Đông Nam Bộ Kháng Chiến 1945-1975", thì ngay trong hàng ngũ của chúng ta lại có người phủ nhận chiến thắng đó.  Người viết xin đoan quyết rằng trong 3 đợt tấn công của Cộng quân vào năm 1968, QLVNCH đao chiến đấu đến cùng khắp 4 Quân Khu và họ cũng chẳng thấy một tên du kích chân đất nào cả.  Không biết hai ông Phạm Huấn và Nguyễn Đạt Thịnh sẽ nghĩ sao nếu bài viết này  nêu ra một đơn vị điển hình của QLVNCH trong đợt 2 Mậu Thân đã đụng độ với các đơn vị chính quy, chủ lực miền của CSBV.  Đó là Tiểu Đoàn 35 Liên Đoàn 3 BĐQ do Thiếu tá Hồ Văn Hòa làm Tiểu Đoàn Trưởng, kiêm nhiệm chức Chỉ Huy toàn bộ Mặt Trận Chợ Lớn gồm nhiếu Quận nội đô; Tiểu Đoàn này đã đánh tan 2 Tiểu Đoàn chính quy của cái gọi là QĐND là TĐ267 và TĐ268 thuộc Trung Đoàn 2 Sư Đoàn 9 CSBV.

       (xem "Miền Đông Nam Bộ Kháng Chiến 1945-1975" từ trang 321 đến 340). Tiểu Đoàn 35 BĐQ - Bài 2