Menu

Cái chết cuả Chuẩn Tướng Trần văn Hai, Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh, QLVNCH

Những giờ phút cuối cùng cuả
Tướng Trần văn Hai.



      Lời người viết: Trong khoảng thời gian 1975 – 1977, người viết ở chung D (tương đương cấp tiểu đội) với Trung Úy Huỳnh văn Hoa, sĩ quan tuỳ viên cuả Chuẩn Tướng Trần văn Hai., Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh, kiêm Chỉ Huy Trưởng căn cứ Đồng Tâm.  Trước đó, Chuẩn Tướng Trần văn Hai đã từng là Chỉ Huy Trưởng Binh chủng Biệt Động Quân, và cũng từng là Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia.  Trong thời gian đi cải tạo, anh Hoa đã kể cho người viết nghe những giờ phút cuối cuả Chuẩn Tướng Trần văn Hai.,  Ông đã chọn cho mình một cái chết anh hùng như một số tướng lãnh khác cuả QLVNCH: Thiếu Tướng Nguyễn khoa Nam, Thiếu Tướng Phạm văn Phú, Thiếu Tướng Lê nguyên Vỹ, Thiếu Tướntg Lê văn Hưng, v.. v.. “Tôi” trong bài này chính là Trung Úy Hoa.

       Căn cứ Đồng Tâm, một căn cứ quân sự quan trong, nằm ngay yết hầu từ cửa ngõ từ miền Tây về Saigon.  Mọi ngày nhộn nhịp xe cộ, kẻ ra người vào.  Hôm nay im lặng như tờ.  Lúc bấy giờ là 14 giờ 30 ngày 30/4/75.

       Sau khi theo vị Tư Lệnh họp mặt với các sĩ quan thuộc quyền ông lần cuối tại câu lạc bộ sĩ quan sư đoàn, tôi trở về phòng riêng trong dãy cư xá sĩ quan độc thân để sắp xếp đồ đạc cá nhân và chờ lịnh.  Mới cách đây trên hai tiếng đồng hồ thôi, sau khi nhận được lệnh đầu hàng cuả Tổng Thống Dương văn Minh và chờ phiá “bên kia” đến bàn giao, Chuẩn Tướng Tư Lệnh đã triệu tập tất cả các sĩ quan.  Ông đã ngỏ lời cá ơn, cùng chào từ giã các sĩ quan thuộc cấp cũ cuả mình, đồng thời ra lệnh cho tất cả mọi người trở về gia đình thu xếp cho vợ con, tránh đụng độ với quan địch, đổ máu vô ích.

       Đúng 15 giờ, điện thoại cuả Tư Lệnh gọi tôi lên văn phòng cuả ông.  Sau lễ gnhi chào kính như thường lệ, tôi đứng nghiêm chờ lệnh.  Khác với mọi ngày, Chuẩn Tứơng Tư Lệnh không ngước nhìn tôi.  Ông ngồi im như pho tượng gỗ.  Dường như ông đang suy nghĩ một điề gì.  Một lúc sau, ông ra dấu cho tôi ngồi xuống chiếc ghế tiếp khách, trước bàn làm việc cuả ông.  Khi tôi đã an toạ, ông mới bắt đấu lên tiếng một cách từ tốn:“Anh cảm ơn em đã ở bên anh trong giờ phút cuối cùng này. Vận nước đã đến hồi như vậy, không thể làm gì hơn được. Là quân nhân, chúng ta phải tuyệt đối chấp hành lệnh thượng cấp.”  Sau đó ông hỏi thăm gia đình tôi.  Cuối cùng, ông mới mở ngăn kéo bàn làm việc, lôi ra một gói đồ gói bằng giấy báo.  Ông đưa cho tôi và nói rằng: “Dây là gói quà cuả anh gửi cho bà xã, và bảo bà đừng lo gì cho anh cả.  Bây giờ em có thể về doanh trại thu xếp đồ đạc. Từ giờ đến tối, lúc nào cần tôi sẽ gọi.”  Sau này tôi được biết, trong gói quà ấy có 70,000 đồng, cũng như một số vật dụng cá nhân hàng ngày cuả Chuẩn Tướng Tư Lệnh).

       Đứng chào vị Tư Lệnh trở về doanh trại, lòng tôi bất ổn.  Tôi linh cảm sắp có điều gì ghê gớm xảy ra cho ông.  Chờ mãi đến 6 giờ chiều, không thấy điện thoại Tư Lệnh gọi, lòng tôi hết sức bồn chồn, đứng ngồi không yên.  Cuối cùng tôi quyết định chạy bộ lên văn phòng Tư Lệnh.

       Căn cứ Đồng Tâm rộng lớn chìm trong hoang vắng.  Càng đến gần văn phòng Tư Lệnh, tôi càng hồi hộp.  Và rồi tôi cũng đến nơi. Đ èn đuốc trong văn phòng vẫn sang như mọi ngày, nhưng một bầu không khí lạnh lẽo bao trùm.  Tôi rón rén bước lại cưả văn phòng, nghe ngóng động tĩnh.  Vẫn hoàn toàn yên lặng.  Sau cùng, tôi liều đẩy mạnh cánh cưả phòng làm việc cuả Tư Lệnh, bước vào.  Một khung cảnh hiện ra trước mắt làm tôi hết sức ngỡ ngàng.

       Chuẩn Tướng ngồi gục đầu, mê man trên bàn làm việc.  Một ly rượu lớn đã cạn còn ở trên bàn.  Tôi biết điều gì đã xảy ra.  Tôi cấp tốc liên lạc với Tiểu Đoàn quân y và bệnh xá sư đoàn.  Lúc ấy còn một vị Thiếu Tá Bác Sĩ ở bệnh xá.  Tôi liền trình bày nhanh qua điện thoại tình trạng cuả Chuẩn Tướng.  Một lúc sau, ông Thiếu Tá bác sĩ lái chiếc xe jeep cứu thương đến.  Chúng tôi đặt Chuẩn Tướng nằm trên băng ca và chở ông xuống bệnh xá Sư Đoàn ngay.  Sau một lúc tận lực cứu cấp, vị bác sĩ buồn rầu báo cho tôi biết, vì thuốc độc đã ngấm vào máu lâu,  Chuẩn Tướng không qua được cơn nguy kịch.

        Chúng tôi lặng lẽ lau mặt ông, đặt ông ngay ngắn trên băng ca, và đứng nghiêm chào vị Tư Lệnh đáng kính một lần cuối.  Sau khi lấy chăn đậy thi hài ông lại, tôi trở về doan trại thu xếp đồ đạc, và quyết định khuya nay sẽ về báo tin cho gia dình cuả ông biết.

        Khi về đến Saigon, tôi được biết gia đình Tư Lệnh gồm vợ, con va mẹ, đã chạy lánh nạn ở nhà thương Grall.  Sau khi biết tin, gia đình ông đã quyết định bằng mọi cách phải mang xác ông về Saigon.

       Sáng sớm hôm 1/5/1975 mẹ ông và tôi, một già, một trẻ, bao nguyên một chiếc xe lambretta loại ba bánh xuống căn cứ Đồng Tâm.  Chúng tôi đến nơi vào khoảng 10 giờ sang.  Khác với hôm qua, hôm nay căn cứ tràn ngập người ra vào.  Kẻ tìm chồng, kẻ tìm con, kẻ đi hôi cuả…v/v   Xe Honda chạy loạn xạ trong căn cứ.  Khi xe lam cuả chúng tôi chạy đến cổng, thì gặp một bộ đội CS điạ phương chặn lại.  Như sắp đặt trước, mẹ cuả Tư Lệnh xuống xe mếu máo: “Con ơi, má có thằng con bị bắt đi quân dịch.  Nghe nói đâu nó chết hôm qua.  Cho má vào nhận xác nó đi con.  Tội nghiệp má quá.  Hoà bình rồi ai cũng về nhà.  Riêng con má không về nữa…”  Nói xong không đợi tên bộ đội trả lời, bà dục tôi lên xe và hối tài xế xe lam chạy lẹ vào căn cứ.  Tên bộ đội trẻ cứ há hốc mòm ra nhìn, chẳng hiểu ra sao cả.  Tôi hướng dẫn tài xế xuống bệnh xá Sư Đoàn.  Sau đó cùng khiêng thi hài ra và đưa về Saigon.

       Về đến nhà thương Grall thì trời đã tối hẳn.  Người ta xì xầm báo cho nhau biết: “chiều nay, ở đây vưà cử hành đám tang tướng Phạm văn Phú”.  Phần tôi, lúc này quá mệt mỏi, không biết vợ con hiện giớ ở đâu.

       Sau khi tẩm liệm xác Tư Lệnh xong, tôi đứng yên lặng nhìn ông lần cuối, không dám chào theo nghi thức quân đội, vì sợ Tư Lệnh bị lộ tông tích, gia đình ông sẽ gặp nhiều phiền toái.  Cuối cùng tôi cũng phải từ giã vị Tư Lệnh đáng kính với hai hàng nước măt đầm đià về tím vợ con.  Tôi cũng xin nhắc lại một chi tiết đáng lưu ý.  Trước ngày 30 tháng 4, 1975 một tuàn lễ, TT Nguyễn văn Thiệu có phái một chiếc trực thăng xuống căn cứ Đồng Tâm đón chuẩn tướng Tư Lệnh về Saigon.  Nhưng ông đã từ chối.  Ông chỉ cho vợ con về Saigon.  Và sau cùng, ông đã chọn một cái chết anh hùng, như tôi đã kể cho anh nghe.

Trịnh văn Ngân.