Thursday, May 03, 2007. Ngày 30 Tháng 4, là ngày người Việt trên toàn thế giới tưởng niệm sự thay đổi lớn lao trong đời sống như chúng ta thường hay so sánh trước và sau công nguyên. Ba mươi hai năm về trước cũng vào ngày này, lực lương quân đội Bắc Việt đã xâm chiếm toàn lãnh thổ Việt Nam, và miền Nam Việt Nam tự do đã ngưng
hiện hữu. Hồ Chí Minh thích nói rằng động lực thúc đẩy miền Bắc theo đuổi cuộc chiến là vì độc lập và tự do. Nếu định nghĩa độc lập với nghĩa là không còn sự can thiệp của bên ngoài thì vào thời điểm đó họ lập luận của họ phần nào có lý. Nhưng nếu chúng ta tranh luận về ý nghĩa đích thực của tự do, thì lý tưởng tự do cho hàng triệu người dân Việt Nam đã bị huỷ diệt vào ngày hôm ấy.
Một số người gọi cuộc xâm lăng miền Nam là “giải phóng,” nhưng đối với hàng triệu người Việt Nam khác đó là mất tất cả, bao gồm đất nước của họ. Một triệu người đã bị đưa vào những trại “cải tạo”. 240,000 người trong số họ đã bị giạm tại đây hơn bốn năm. Một số khác thì đã bị giam đến 18 năm. 56,000 trong số những tù nhân trong những trại cải tạo đã bỏ mình tại đó. Vào thời điểm này (sau 30-4-1975), ước chừng khoảng một triệu người đã xuống tàu ra biển để đi tìm tự do,
nhiều người chỉ có 50% cơ hội sống sót nhưng họ vẫn đi. Và rồi đa số những người ra đi đã đến được đất nước này. Hiện nay, tại Hoa Kỳ, có khoảng gần hai triệu người gốc Việt.
Tại thời điểm này, tôi không muốn chiến đấu lại cuộc chiến tranh Việt Nam. Tôi cũng không muốn chú trọng quá nhiều vào sự khác biệt giữa cuộc chiến Việt Nam và cuộc chiến hiện tại. Nhưng tôi đã gặp nhiều người ở hai phía (Dân Chủ và Cộng Hòa) nói về cuộc chiến Iraq như là một sự tương quan với cuộc chiến Việt Nam. Tôi muốn nhắn gửi đến những vị quan tâm về việc ta rút quân khỏi Việt Nam, là không có sự tương đồng với việc rút quân khỏi Iraq. Tôi cũng muốn nói cho những vị quan tâm về việc ta đã đưa quân đến Việt Nam, là không có sự tương đồng với việc ta đưa quân đến Iraq. Đây là hai lục địa khác nhau, hai hệ thống chính phủ khác nhau, với những vấn đề khác nhau liên hệ tới những mục đích của chúng ta.
Ở Việt Nam, chúng ta đã trợ giúp một chính phủ có sẵn và được tạo nên bởi hiệp định quốc tế. Chúng ta đã chiến đấu sát cánh với một quân đội mà chính họ đã có tới 245 ngàn chiến binh bỏ mạng trên chiến trường. Chúng ta đã chiến đấu trong một quãng thời gian dài với sự ủng hộ của nhân dân Mỹ, đây là một sự thật mà có đôi lúc chúng ta lại bỏ qua khi nhìn lại sự kết thúc cuộc chiến Việt Nam theo hướng thảm kịch.
Ngay cả 8 năm sau khi ta bắt đầu tham gia vào chiến trường Việt Nam, một cuộc thăm dò dư luận của Harris Poll vào năm 1972, với 74% đồng ý và 11% phản đối, là đừng để miền Nam Việt Nam rơi vào tay những người Cộng Sản. Ngày nay, chúng ta hiếm khi nghe những thống kê như trên, chúng ta hiếm khi nghe những quan điểm như trên. Hôm nay, tôi đứng đây, vẫn ủng hộ những mục đích của chúng ta tại Việt Nam, nhưng tôi cũng chính là người đầu tiên cảnh cáo sự sai lầm chiến lược của việc đưa quân sang Iraq.
Trong ngày tưởng niệm đặc biệt này của người Việt Nam trên toàn thế giới, trước tiên nhất tôi xin được, chào, với phong cách nhà binh, những cựu chiến binh của chúng ta, những người đã chiến đấu với danh dự nhưng sự hy sinh của họ thì lại ít khi được nhắc tới với một ý nghĩa tích cực.
Chúng ta đã chứng kiến 58 ngàn quân nhân Mỹ hy sinh trên những chiến trường Việt Nam, hơn 300 ngàn đã bị thương; Ba triệu người đã phục vụ trong quân ngũ. Tôi cũng muốn cảm ơn những
cựu chiến binh của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, những người đã chiến đấu cùng chiến tuyến với chúng ta nhưng lại thường bị lãng quên trong lịch sử. Nhiều người trong số họ đã chiến đấu rất anh dũng. Như tôi đã nêu,
245 ngàn người trong số họ đã hy sinh trên chiến trường. Sau cuộc chiến, nhiều người trong số những cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa đã trải qua những gian khổ mà người Mỹ chúng ta khó mà hiểu hết. Hãy tưởng tượng bị giam cầm trong một trại cải tạo trong 13 năm rưỡi nơi mà quí vị chỉ được phép gặp thân nhân mình chỉ 15 phút trong một năm. Hãy tưởng tượng quí vị, có nhiều trường hợp, chiến đấu 12 năm trên chiến trường nhưng tình trạng của quí vị lại không được Việt Nam và Hoa Kỳ xem là cựu chiến binh.
Tôi muốn cảm ơn những người Việt Nam đó, những người chiến binh bị lãng quên, những người đã chiến đấu cùng với chúng ta trên chiến trường. Tôi cũng muốn tỏ lòng tự hào và cảm kích những người Việt Nam đã đến đất nước này và cho chúng ta thấy sức mạnh của văn hóa họ.
Họ đã cho chúng ta thấy chuyện gì đã có thể xảy ra nếu như miền Nam Việt Nam vẫn còn tự do. Ngày nay, chúng ta có 2 triệu người Việt đang sinh sống trên đất nước này. Họ đã đạt được những thành quả lớn lao đáng kính phục.
.......
Kính thưa bà chủ tịch, tôi xin nhường quyền lại cho người khác.
Lâm Nguyên Vi - dịch
* Trích Báo Người Việt, Thứ Sáu, 4 tháng 5
năm 2007