Tưởng Niệm 30/4:Cuộc Rút Quân Khỏi Đà NẵngVB (không rõ tác giả)Tình hình Đà Nẵng trong những ngày cuối tháng 3/1975: Như đã trình bày, từ ngày 21/3 đến 23/3/1975, Cộng quân mở các cuộc tấn công vào một số vị trí phòng ngự của các đơn vị VNCH tại Thừa Thiên, trong đó có 1 số xã thuộc quận Phú Lộc, quận cực nam của tỉnh Thừa Thiên. Ngày 24/3/1975, đặc công Cộng quân đột nhập vào Tam Kỳ. Ngày 25/3/1975, các đơn vj VNCH tại phòng tuyến Thừa Thiên triệt thoái, rút về Đà Nẵng. Trong 2 ngày 26/3 và 27/3, Cộng quân mở các đợt pháo kích vào các vị trí của một số đơn vị thuộc Sư đoàn 3 Bộ binh. Tại Đà Nẵng, sáng ngày 28 tháng 3/1975, Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân đoàn 1 và Quân khu 1, mở cuộc họp khẩn với các đơn vị trưởng tại bộ Tư lệnh Quân đoàn. Nhiều biện pháp được đưa ra để vãn hồi trật tự và gấp rút tái tổ chức các đơn vị các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Tín rút về. Tất cả các quân nhân từ những nơi khác về Đà Nẵng trong những ngày trước cũng được tập trung để bổ sung cho các đơn vị trú phòng. Tại khu vực trách nhiệm của Sư đoàn 3 Bộ Binh, Trung đoàn 56BB được lệnh rút về tuyến vàng (Câu Lâu - Thu Bồn). Cộng quân tung chiến xa đuổi theo, 1 chiếc M 113 của Thiết đoàn 11 bị bắn cháy. Tại phòng tuyến Đại Lộc, Cộng quân đã chiếm bộ chỉ huy Chi khu quận và lập hệ thống công sự phòng thủ ở đây. Trung đoàn 57 BB được lệnh phải triệt phá các chốt chận của Cộng quân quanh quận lỵ. Một giờ trưa, Bộ Chỉ huy Tiểu khu Quảng Nam mất liên lạc với Bộ Tư lệnh Sư đoàn 3. Theo lời Đại tá Phạm Văn Chung, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Quảng Nam, thì trưa ngày 28/3/1975, ông đã đến Duyên đoàn 15 Hải quân dùng tàu nhỏ đi quan sát việc bố phòng quanh thị xã Hội An. Sau đó ông liên lạc về Bộ chỉ huy Tiểu khu thì không có ai trả lời. Cũng vào trưa ngày 28-3-1975, Cộng quân tung một tiểu đoàn thuộc B44 lập các chốt chận tại Thanh Quít Ngay sau đó, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 BB điều động một tiểu đoàn của Trung đoàn 2 BB giải tỏa khu vực này, hai tiểu đoàn còn lại và Bộ chỉ huy Trung đoàn 2BB phụ trách phòng ngự phòng tuyến Điện Bàn - Hội An. Đến chiều ngày 28/3/1975: ba tiểu đoàn của Liên đoàn 915 Địa phương quân do Trung tá Võ Vàng chỉ huy được điều động phòng thủ thị xã Hội An. Sau lưng của 3 trung đoàn thuộc Sư đoàn 3 BB, là các đồn Địa phương quân và Nghĩa quân thì đã bỏ ngỏ. Trưa ngày 28/3/1975, một sự kiện xảy ra tại trung tâm huấn luyện Hòa Cầm là binh sĩ các đơn vị Địa phương quân tỉnh Quảng Tín phá kho lương thực của trung tâm này. Khóa sinh theo học tại trung tâm đã bỏ đi, chỉ còn lại khoảng đại đội phụ trách phòng thủ của trung tâm. Khoảng 2 giờ chiều, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 nhận được mật điện của Phòng 2 bộ Tổng Tham Mưu báo tin là Cộng quân sẽ tấn công vào Đà Nẵng vào khuya ngày 28 rạng ngày 29/3/1975. Cùng với thông tin tình báo của Phòng 2, Bộ Tổng Tham Mưu cũng đưa ra thêm một lệnh nữa là Sư đoàn 1 Không quân phải đưa hết số trực thăng và phản lực của Sư đoàn vào căn cứ Không quân tại Phú Cát hoặc Phan Rang. Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn 1 Quân khu 1 Ngô Quang Trưởng cho lệnh báo động đỏ, tất cả các đơn vị đều được đưa ngay đến vị trí phòng thủ. Để ổn định tình hình trật tự trong thành phố, Trung tướng Ngô Quang Trưởng cử Chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm, Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh, làm quân trấn trưởng quân trấn Đà Nẵng. Các đại đội Quân Cảnh được điều động tuần tra quanh thị xã và kiểm soát quân nhân đi lẻ tẻ trên đường phố. Màn đêm vừa buông xuống thì Cộng quân bắt đầu pháo kích vào phi trường và căn cứ Hải quân. Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 và nhiều căn cứ quân sự khác cũng bị pháo kích. Cộng quân đã kéo pháo 130 ly từ đèo Mũi Trâu để bắn vào phi trường. Một thành phần pháo binh khác từ hướng thung lủng Phước Tường cũng pháo kích dồn dập vào khu vực Đà Nẵng. Hai khẩu đội đại bác 175 mm của Pháo binh Quân đoàn 1 liền phản pháo và được phi cơ quan sát điều chỉnh tọa độ nhưng kết quả không mấy khả quan. Cộng quân vẫn gia tăng nhịp độ pháo kích. Trung tướng Ngô Quang Trưởng báo cáo tình hình cho Đại tướng Cao Văn Viên và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Theo lời của Đại tướng Cao Văn Viên thì khi nhận được báo cáo của Trung tướngTrưởng, Tổng thống Nguyễn VănThiệu không có lệnh nào dứt khoát, không cho Trung tướng Trưởng biết là nên rút hay nên cố thủ. Tổng thống chỉ hỏi Trung Tướng Trưởng là nếu di tản thì có bao nhiêu người có thể đi được an toàn. Tổng thống Thiệu không hài lòng với những diễn biến đang xảy ra. Ông không muốn ra lệnh nữa để phải chịu thêm một nỗi đau thứ hai. * 10 giờ đêm 28/3/1975: Lực lượng VNCH tại Quân khu 1 được lệnh triệt thoái Đà Nẵng. 7 giờ 30 tối ngày 28/3/1998, Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn 1 Ngô Quang Trưởng và vài sĩ quan tham mưu Quân đoàn 1 đến Bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ Binh tại căn cứ Hòa Khánh. Ông bắt tay thật chặt từng sĩ quan tham mưu Sư đoàn 3BB dàn chào ông ở sân chờ bộ Tư lệnh. Một vị trưởng phòng kể lại là Trung tướng Trưởng đã nhìn thẳng vào mặt từng người như muốn nói với họ một điều gì đó. Không ai nghĩ rằng đó là cái bắt tay vĩnh biệt của vị tư lệnh Quân đoàn. Theo nhật ký hành quân của Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ Binh, thì trong nửa giờ họp riêng tại văn phòng tư lệnh Sư đoàn, Trung tướng Trưởng đã bàn với Tướng Hinh cả hai kế hoạch: phòng thủ và rút lui nếu áp lực Cộng quân quá mạnh. 8 giờ tối cùng ngày, Trung tướng Trưởng rời căn cứ Hòa Khánh và bay một vòng quan sát thành phố Đà Nẵng trong khi Cộng quân tiếp tục pháo kích vàothành phố. 9 giờ 30 tối, Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn 1 Ngô Quang Trưởng bay đến Bộ tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên Hải và triệu tập một cuộc họp với các tướng và tư lệnh các đại đơn vị ngay tại văn phòng của Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại (phó đề đốc: tương đương cấp chuẩn tướng). Tham dự cuộc họp có Trung tướng Lâm Quang Thi, Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 1, Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, Thiếu tướng Bùi Thế Lân và Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại. Trước khi bắt đầu cuộc họp, Tướng Trưởng gọi điện thoại xin quyết định của Đại tướng Viên và Tổng thống Thiệu. Các vị tướng ngồi chờ kết quả. Theo lời kể của Thiếu tướng Bùi Thế Lân thì chỉ sau vài phút nói chuyện với Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, đôi mắt Trung tướng Trưởng đỏ ngầu, khuôn mặt buồn bã. Rời điện thoại, Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn 1/ Quân khu 1 Ngô Quang Trưởng tiến về các vi tướng đang chờ lệnh của ông và giọng nghẹn ngào: Lệnh bỏ Đà Nẵng. Bấy giờ là 10 đêm ngày 28/3/1975.
|