Menu

33 năm của người lính

Xem lại CSVN đã làm gì cho dân tộc

(Không rõ xuất xứ)


       33 năm đã trôi qua, đếm từ cái mốc thời gian 30 tháng 4 năm 75 đến 30 tháng 4 năm nay 2008.  33 lần Tháng Tư, lại Tháng Tư, lại 30 Tháng Tư!.

       33 lần xoáy mũi dao nhọn vào vết thương vẫn còn ứa máu của những người lính miền Nam trước năm 1975 may mắn sống còn sau cuộc chiến.

       33 năm tiếc, nhớ, thương bạn bè chiến hữu bỏ mình trong cuộc chiến, trong trại tù Cộng Sản hoặc ra đi vì tuổi đời chồng chất.

       33 năm những người lính còn ở lại quê nhà oằn oại chịu đựng ngon roi thù của kẻ chiến thắng.

       33 năm những người thương binh vẫn từng ngày ngậm ngùi nhìn thân thể với những vết sẹo, những thương tật chiến trận để lại.

       33 năm còng lưng gánh nặng những đau buồn, tủi nhục, khắc khoải của người lính thua trận mà không phải vì mình bất tài, hèn yếu.

       33 năm đã trôi qua, những người lính vẫn mắc nợ những người lính, nợ nghiệp lính, nợ quê hương tổ quốc nhưng cuối nẻo đường trần không bao giờ trả được!

       Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
       Kỷ độ long tuyền đới nguyệt ma!!

       33 năm đã trôi qua nhưng vết hằn cuộc chiến vẫn còn đó!

       33 năm trăn trở, tiếc nuối một quãng đời dang dở, nửa đường đứt gánh ... đời lính!

       * Cái nghịch lý của hòa bình 30 tháng 4.

       33 năm đã trôi qua, người Việt lưu vong nhìn lại quê hương Việt Nam, không ai không khỏi ngậm ngùi chua sót. Chiến tranh là tàn phá, là tai ương, là tử vong điều không thể tránh được và người dân cả hai miền Nam Bắc đều trông đợi hòa bình, nhưng cái mốc hòa bình 30 tháng tư năm 1975 đầy nghịch lý, người dân miền Nam đã trốn chạy hòa bình!

       Những người tị nạn đầu tiên sợ hãi, hốt hoảng ra đi, những cặp vợ chồng lếch thếch, tay bồng, tay bế, tay dắt con cái, tay xách, tay mang những tài sản cá nhân gom góp vội vàng, gỏn gọn chỉ là cái bao, cái túi, họ chạy đi mà không biết mình sẽ đi đâu, đến đâu.  Chồng mất vợ, vợ lạc chồng, con cái thất tán, giữa sự sống và chết họ chen lấn xô đẩy, dành giật lấy một chỗ đứng, chỗ ngồi trên máy bay, trên những con tầu rời bỏ quê hương.  Chấm dứt chiến tranh, hòa bình, nhưng hàng triệu người đã trốn chạy ra biển, họ vượt biển bằng những chiếc thuyền mong manh phó mặc cho số mệnh, họ cầm bằng cái chết để trốn chạy cộng sản, đó là cái nghịch lý của hòa bình 30 tháng tư, 33 năm về trước.

       33 năm nghiền ngẫm cái nghịch lý của ngày chấm dứt cuộc chiến 30 tháng tư.  Cái nghịch lý của luật trời: Người hiền lương thua kẻ gian ác?  Cái nghịch lý của định mệnh: Những người tù lương thiện ở trong các nhà tù mà người cai tù là những tội phạm.

       * 33 năm CS tàn phá đất nước.

       Sau cuộc chiến, Cộng Sản Việt Nam thay vì xây dựng, đoàn kết, hướng về một chân trời mới đầy hứa hẹn cho dân tộc, họ lại đạp đổ, phá nát, tàn phá, bần cùng đất nước nhiều hơn trong chiến tranh.  Họ quỷ quái mưu mô hơn bất cứ một dân tộc nào trên thế giới, họ cướp bóc tài sản trắng trợn, họ giết phe bại trận một cách tinh xảo che mắt được thế gian, nhân loại, họ giết từ từ, giết chầm chậm, giết người mà không thấy máu, giết thể xác, giết phần hồn, giết cả triệu quân dân cán chính miền Nam, giết bằng đầy ải, tù đày, giết gián tiếp cả những người thân thuộc, gia đình, cha mẹ, vợ con.

       33 năm những oan hồn của người tù cải tạo, của thuyền nhân trên biển vẫn còn vất vưởng nơi trại tù, nơi rừng sâu núi thẳm, trên biển khơi mênh mông.

       33 năm văn minh xã hội chủ nghĩa thụt lùi, đạo đức suy đồi, đầy dẫy những tệ đoan, tham nhũng, ăn chơi, đĩ điếm đồi trụy trong cuộc sống hiện nay ở trong nước.

       33 năm hàng vạn những người con gái Việt phải đi làm vợ làm đầy tớ xứ người, lũ lượt khắp nơi người dân Việt phải đi làm lao công, tôi mọi, làm nô lệ xứ người, những xứ mà trước năm 75, thua kém, chậm tiến lạc hậu hơn miền Nam VN.

       33 năm, người dân Việt trong nước lẫn hải ngoại vẫn phải nặng trĩu hoài vọng tự do, dân chủ, phú cường, niềm hoài vọng xa tầm tay với khi vẫn còn tập đoàn thống trị CS, cai trị bằng công an, nhà tù.  33 năm người Việt lưu vong vẫn còn phải trầm tư hướng vọng về quê hương với tủi hận, xót xa, thương phận nước long đong đầy ắp oan khiên.

       33 năm kết thúc một cuộc chiến, đất nước không còn chia đôi bằng tên gọi, chính quyền, trên bản đồ, nhưng thực tế, dân Việt vỡ ra thành nhiều mảnh phiêu dạt khắp nơi trên thế giới. Không còn tiếng súng nhưng thù xưa vẫn còn, chiến tranh không còn bằng súng đạn nhưng chiến tranh vẫn tiếp diễn, không chỉ ở trong nước mà cả ở khắp nơi hải ngoại có người Việt sinh sống.  Chiến tranh vẫn còn giữa người Việt quốc gia và Cộng Sản, giữa người dân trong nước đang đòi tự do dân chủ với tập đoàn cai trị, với đảng cộng sản.  Chiến tranh chỉ thật sự chấm dứt khi đảng Cộng Sản bị khai tử và Việt Nam thực sự có tự do dân chủ, có chính quyền dân cử, chính quyền từ dân mà ra.

       .......