Phần 2
NHẬN ĐỊNH VỀ QLVNCH
Đỗ Thái Nhiên
QLVNCH là một trong những lực lượng chủ yếu tham chiến trong Chiến Tranh Việt
Nam. Với quân số chủ lực quân (Regular Forces), Địa Phương Quân (Regional
Forces) và Nghĩa Quân (Popular Forces) tổng cộng ngót 1.200.000 người, QLVNCH đã
chịu tổn thất gần 300.000 người tử trận sau hơn 20 năm chiến đấu từ khi đất nước
bị chia đôi. Dù trong điều kiện, hoàn cảnh, thành tích và phẩm chất nào
chăng nữa,
quân lực này cũng đã là một thực thể có vai trò quan trọng
trong chiến tranh và tạo ra những hậu quả đáng kể về chính trị, quân sư trên thế
giới và tác động mạnh đến xã hội, văn hóa giáo dục...ở Việt Nam.
Những yếu tố trên không thể bị bỏ quên trong bất cứ đề tài thảo luận, nghiên cứu
nào về lịch sử Việt Nam cũng như lịch sử thế giới.
Tài liệu này không đi sâu vào những dữ kiện đã được nhiều sách báo đưa ra mà chỉ
nhấn mạnh vào một số điểm đáng lưu ý trong tiến trình hình
thành và chiến đấu của QLVNCH nhất là những gì không được nhiều người
biết đến và quan tâm.
V. CÁC CHIẾN TÍCH
Trong 20 năm chiến đấu, các đơn vị QLVNCH lập được nhiều chiến tích quan trọng.
Nổi bật nhất là chiến thắng Tết Mậu Thân 1968. Mặc dù bị đánh bất ngờ bởi
một lực lượng địch đông đảo hơn gấp trên năm lần, tất cả các đơn vị QLVNCH đều
chiến đấu kiên trì và tiêu diệt một số địch quân quan trọng mà không một đơn vị
lớn nhỏ nào bị thất thủ hay bị tan rã.
Cuộc chiến đấu phòng thủ An Lộc tháng 5 năm 1965
là một trận điển hình.
Dưới hỏa lực pháo có khi đến 8.000 trái đạn địch mỗi ngày, lực lượng QLVNCH
phòng thủ An Lộc vẫn giữ vững thị xã, phản công tiêu diệt nhiều chiến xa và đại
pháo của địch.
Tuy nhiên QLVNCH còn hàng trăm trận thắng khác ở cấp trung đoàn trở xuống nhưng
ít được hoặc không hề được nhắc nhở đến. Ngoài ra, các đơn vị này cũng
tham dự cùng lực lượng Mỹ trong các cuộc hành quân lớn từ Cedar Fall, Johnson
City, Plei Me đến A Shau, Khe Sanh nhưng không mấy khi được báo chí Mỹ nhắc đến.
VI. HOÀN CẢNH
- Hoàn cảnh Khách Quan
- Vai Trò của Hoa Kỳ. QLVNCH là một quân
đội của một nước độc lập, có chủ quyền. Nhưng từ khi chiến tranh mở rộng
phạm vi và cường độ, Hoa Kỳ đã dành quyền lãnh đạo chiến tranh. Điều đó dễ
hiểu vì Hoa Kỳ cung cấp gần 100% chiến phí cho QLVNCH tất họ phải dành quyền
quyết định. Hoàn cảnh này không khác gì hai cường quốc Cộng Sản đối với
CSVN, chỉ khác nhau về cách thức trình diễn bề ngoài.
Tuy thế Hoa Kỳ cũng vẫn tôn trọng chủ quyền của QLVNCH ở mức độ khá cao, thí dụ
như việc phía VNCH không chấp nhận đề nghị của Mỹ lập Bộ Tư Lệnh hỗn hợp.
Tuy nhiên quan niệm chiến lược và chiến thuật của QLVNCH khác hẳn với phía Mỹ ở
nhiều mặt. Ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước khác, nhiều người Mỹ vẫn mang
tính tự tôn "American know-how" thích làm theo ý mình. Do đó việc phối hợp
giữa hai bên kém chặt chẽ.
Vì lệ thuộc vào vũ khí và chiến phí, khi Mỹ rút viện trợ thì QLVNCH phải thất
trận. Không một quân đội nào kể cả quân cac nước Cộng Sản nhỏ như CSVN có
thể đứng vững khi bị ngưng viện trợ quân sự.
Một vấn đề quan trọng về liên hệ giữa QLVNCH với quân lực Mỹ là những cố vấn
quân sự cạnh các đơn vị VNCH. Trên thực tế, họ chỉ có các nhiệm vu liên
lạc, yểm trợ huấn luyện, hỏa lực và tiếp vận, kỹ thuật. Các cố vấn quân sự
Mỹ không có quyền hạn gì trong các quyết định về quản trị nhân sự, chọn lựa tối
hậu về kế hoạch hành quân. Các sĩ quan cố vấn Mỹ đã tạo được cảm tình từ
phía Việt Nam. Công việc làm và tư cách của họ hoàn toàn khác hẳn người
vai trò của nguời Pháp đối với QĐQGVN trước năm 1954. Tiếc rằng hình ảnh
đẹp ấy đã không được giới truyền thông chuyển đến quần chúng Mỹ.
Cũng liên quan to lớn đến hình ảnh của Mỹ ở Việt Nam là vai trò của CIA.
Từ khi CIA gia tăng hoạt động ở Việt Nam thì từ ngữ "CIA" là một chuỗi huyền
thoại hay cũng như dở đã gắn sâu vào ký ức của nhiều người Việt Nam và dĩ nhiên
đến tinh thần binh sĩ VNCH. Nói đến CIA là nói đến những mưu mô gian trá
và tàn nhẫn của người Mỹ, đánh đổ những tin tưởng vào các chính sách hào phóng,
trọng công lý và tự do dân chủ của Hoa Kỳ.
- Trong lúc QLVNCH đang chiến đấu, thì hoàn cảnh
thế giới diễn tiến bất lợi cho chính quyền Mỹ. Phong trào chống Mỹ trên thế giới
đồng loạt với phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ mượn Chiến Tranh Việt Nam, chế độ
VNCH và QLVNCH làm đề tài cho những luận điệu xuyên tạc, thiên vị vu cáo nhằm
công kích chính quyền Hoa Kỳ, biến QLVNCH thành con tốt thí cho những mưu đồ
chính trị phe phái ở Mỹ.<
- Không nên quên rằng QLVNCH và lực lượng đồng
minh ở Việt Nam không phải chỉ chống lại lực lượng CSVN mà phải đối phó với cả
khối Cộng Sản quốc tế mà chủ yếu là Liên Xô và Trung Cộng. Hai nước này
tích cực ủng hộ cuộc chiến tranh chiếm Miền Nam của CSVN dồi dào và bền bỉ cho
đến khi Mỹ chịu thua trước.
- Hoàn Cảnh Đất Nước.
- Lãnh Đạo. Một yếu tố nội tại của đất nước Việt Nam gây ảnh hưởng nghiêm
trọng cho QLVNCH và cuộïc chiến đấu bảo vệ Miền Nam là Khủng Hoảng Lãnh Đạo.
Chiến dịch thủ tiêu có hệ thống và có chọn lựa các nhân sĩ yêu nước
không-cộng-sản và những thanh niên có tài đức sẽ trở thành các lãnh tụ đối lập
đáng kể sau này do đảng CSVN thực hiện đã có tác dụng rõ rệt trong Chiến Tranh
Việt Nam. Lớp tuổi già dặn chỉ còn một ít nhân vật có uy tín và tài đức để
lãnh đạo ở cấp quốc gia, không có nhiều để chọn lựa . Những người trong
lớp tuổi trẻ hơn có thể đảm trách các trách vụ cấp cao trong chính quyền và quân
đội càng ít hơn.
- Riêng trong QLVNCH, số sĩ quan cao cấp giữ các chức vụ chiến lược có đạo
đức, uy tín, khả năng, lòng yêu nước và ý chí tranh đấu không nhiều. Đa số
có thể có uy tín, trong sạch nhưng rất ít người có lòng yêu nước đủ cuồng nhiệt
để làm cho quân đội mạnh hơn, đủ ý chí để lãnh đạo cuộc chiến tranh cam go chống
lại cả khối Cộïng Sản. Giới lãnh đạo ngành hành chánh còn ở vào tình trạng
khó khăn hơn. Một số chống cộng chỉ đơn giản vì cho rằng CSVN là một tổ
chức phiến động, đã gây nguy hại cho bản thân và quyền lợi cá nhân họ mà thiếu
hẳn lập trường tư tưởng vững chắc.
- Lớp người trẻ có nhiều tài năng sẽ có thể là những nhà lãnh đạo xuất sắc
trong tương lai không trưởng thành kịp với tốc độ biến chuyển của tình thế nên
chưa thể đưa họ vào các chức vụ lãnh đạo cấp cao.
- Trong hoàn cảnh như thế, các chế độ phải cử nhiều quân nhân sang nắm giữ
các chức vụ hành chánh. Từ năm 1955, một số ít sĩ quan QLVNCH được chỉ
định làm quận trưởng, tỉnh trưởng vì tình hình an ninh đặc biệt của các địa
phương cần có sĩ quan cầm đầ1u để chỉ huy các đơn vị quân sự dễ dàng. Sang giai
đoạn 1961 và nhất là sau năm 1965 trở đi tất cả số tỉnh quận VNCH đều do các sĩ
quan QLVNCH cẩm quyền. Tình hình này giống như ở hầu hết các nước đang
phát triển. Trong chế độ quân nhân cầm quyền từ trên xuống dưới, VNCH đã đạt
được những thành quả tốt nhưng nhất thời về an ninh trật tự, về phong cách làm
việc. Tuy nhiên trong môït giới hạn nào đó, các quân nhân cầm quyền dễ tạo
khe hở cho nạn tham nhũng lợi dụng. Do đó có thể đi đến một nhận định căn
bản là tình trạng khủng hoảng nhân sự lãnh đạo của nước VNCH cũng như của QLVNCH
là một nguyên nhân chính tạo ra thất bại sau cùng ngày 30/4/1975.
- Hạn Chế Về Tiềm Năng Chiến Tranh. Chính
nghĩa của của Miền Nam là bảo vệ tự do, dân chủ cho VNCH nên không thể có những
chính sách mạnh bạo, cứng rắn đối với dân chúng như chính sách của CSVN đối với
dân chúng của họ để yểm trợ quân đội. Thí dụ như VNCH không thể hy sinh
mạng sống và hạnh phúc của một số đông đảo dân chúng để huy động hàng triệu dân
công và số lượng thực phẩm lớn lao phục vụ quân đội như phe CSVN đã làm.
- Hạn Chế về Kỷ Luật Chỉ Huy. QLVNCH cũng không
thể áp đặt một hệ thống kiểâm soát và kỷ luật tàn bạo và giáo điều của một chủ
nghĩa để buộc binh sĩ phải tuân lệnh triệt để như quân đội CSVN vì quan điểm của
quần chúng về dân chủ rất mạnh đòi hỏi con em họ được tôn trọng trong quân đội
VNCH. Người lính VNCH cũng hiểu biết rõ về dân chủ và quyền hạn của họ nên
không thể áp đặt lên đầu họ những biện pháp quá khe khắt.
- Nhiệm Vụ Nặng Nề. QLVNCH phải đối phó với một
cuộc chiến tranh gồm nhiều mặt trận ngoài mặt trận quân sự như tuyên vận, kinh
tế, xã hội, văn hóa... từ ấp xã trở lên trong điêù kiện nửa du kích, nửa trận
địa. Cả 3 thứ quân (chủ lực, địa phương quân, nghĩa quân) phải chiến đấu trên
một chiến trường rộng lớn và đa dạng: phải vừa tìm và diệt địch và chống lại các
cuộc tấn công của địch mà còn phải bảo vệ dân chúng, cơ sở kinh tế, kỹ thuật,
giáo dục, văn hóa, y tế, xã hội, các trục giao thông... Hiếm thấy một quân đội
nào trên thế giới phải gánh vác những nhiêïm vụ rộng lớn và nặng nề như thế.
- Những Lực Lượng Hỗ Trợ QLVNCH.
Trong chiến tranh, QLVNCH phối hợp chặt chẽ với nhiều lực lương bán quân
sự và tình báo khác. Nếu không có sự phối hợp này thì QLVNCH không thể
thành công trong phần nhiều các nhiệm vụ. Hai trong số đó là:
a) Cảnh Sát Quốc Gia. Chiến dịch Phượng Hoàng
của Cảnh Sát VNCH với sự yểm trợ của CIA Hoa Kỳ đã thành công tốt đẹp, không
phải bằng những cuộc tàn sát dã man như một số người có ác ý vu cáo. Chiến dịch
này đã phá vỡ đại đa số các cơ sở hạ tầng (infrastructure) của đảng CSVN tại
Miền Nam vào năm 1971-1972, tạo một hậu phương tuơng đối yên ổn phía sau các
chiến tuyến, hoạt động phá hoại quấy rối của du kích đượ c coi là không đáng kể.
Nhưng QLVNCH không khai thác được tối đa thuận lợi này trên các chiến trường năm
1972.
b) Xây Dựng Nông Thôn. Một chương trình quan
trọng của chính phủ VNCH là Xây Dựng Nông Thôn mà tiền thân của nó là các chương
trình Ấp Chiến Lược (1962-63) và Bình Định (1964-65). Các đoàn XDNT có võ
trang hoạt động khá hữu hiệu với sự yểm trợ của QLVNCH. Ngược lại các đoàn
XDNT cũng góp phần giúp QLVNCH về mặt tình báo, tuyên vận. Đại đa số các
ấp xã được coi là yên ổn vào năm 1972, đặt nền móng chính trị tạm ổn định đối
với ít nhất là 60% dân số cho đến khi tình hình quân sự suy đồi sau Hiệp Định
Paris 1973.
VII. THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
-
Lực Lượng CSVN. Lực lượng CSVN từ du kích
đến chính quy cấp địa phương và cấp quốc gia đều được đặt dưới quyền sinh sát
của Đảng CSVN. Đảng dùng chính sách ngu dân để nhồi so binh sĩï về tư
tưởng một cách tinh vi và áp dụng những hình thức kỷ luật áp chế tư tưởng để
buộc binh sĩ phải hành động máy móc. Quân sĩ CSVN được ăn no gấp rưỡi
nông dân nhưng sức khỏe và tính mạng họ bị coi thường. Tản thương và cứu thương
không được hưởng ưu tiên. Quân trang, đồ dùng hầu như rất ít ỏi để bảo
đảm tính lưu động cao. Đời sống gia đình của binh sĩ gần như không có.
Do đó quân đội CSVN có khả năng tác chiến với lưu động tính cao.
Kẻ địch của VNCH áp dụng một thứ vũ khí lợi hại hơn bất cứ thứ bom đạn nào để
kiểm soát và vận động quần chúng: đó là khủng bố kết hợp với tuyên truyền (xem
phần nói về CTTL). Về biện pháp khủng bố, quân chính quy VNCH không có khả
năng ngăn chận vì đó là công việc an ninh lãnh thổ do các viên chức xã ấp, quận
huyện chịu trách nhiệm. Nhưng chỉ với một khẩu súng, một tên cán bộ an
ninh có thể khống chế chặt chẽ một ấp 500 dân trong vùng chúng kiểm soát ban
đêm, buộc họ nộp lương thực, đóng thuế, đi dân công, đi biểu tình...
Lực lượng CSVN có sức mạnh lớn nhất là nguồn nhân lực. Ở Miền Bắc, đảng ủy
xã và hệ thống hộ khẩu và lương thực khe khắt đến từng 10 gram gạo là sức mạnh
cưỡng bách hàng triệu thanh niên vào Nam chiến đấu, xây dựng các tuyến đường
tiếp vận kỳ diệu bằng sinh mạng hàng trăm ngàn thanh thiếu niên, điều mà không
chính phủ ở Miền Nam dám làm dù có thể làm được.
Chế độ CSVN không tiếc sinh mạng quân lính của họ để đạt những mục tiêu dù lớn
hay nhỏ. Họ thường chấp nhận tổn thất sinh mạng trên 5 lần, có khi đến 10
lần so với phe địch để chiếm cứ mục tiêu. Khó có thể chỉ dùng hỏa lực quy
ước mà hy vọng làm tiêu hao nguồn nhân lực của phe CSVN được dùng không thương
tiếc và không giới hạn như thế.
- Truyền Thông Thù Nghịch. QLVNCH phải đối
phó với một lực lượng thù địch ở ngay bên canïh mình mà không thể phản công
được. Đó là một số người trong giới truyền thông có định kiến thù nghịch
với Mỹ VNCH. Họ chỉ thấy và loan tin về sự xấu của phía bên này và luôn
luôn ca tụng mọi điều mặc dù họ không thấy và không hề biết nhiều về phía bên
kia. Lực lượng thù địch này là lực lượng chính đánh bại QLVNCH mà không bị
ngăn chận. Trong nhiều trận đánh, CSVN tổn thất cực kỳ nặng nề, QLVNCH
chiến thắng lớn mà tin tức trung thực không được quần chúng biết đến.
Nhưng sự thực đã bị bưng bít và dối trá đã được thổi phồng khiến nhân dân Mỹ
thất vọng quay sang chủ bại và khuyếùn khích phong trào phản chiến dâng lên cao
độ. Một trong những lý do gây ra tình trạng thông tin không đầy đủ và
thiên vị này là vì đa số các phóng viên không biết tiếng Việt Nam nên chỉ đến
với quân đội Mỹ và loan tin về lính Mỹ và người Mỹ chỉ đón xem các phóng sự về
lính Mỹ mà thôi. Họ cũng ít biết về nguồn gốc lịch sử cuộc tranh chấp
quốc-cộng nên dễ bị đầu độc và lừa dối.
VIII. NHỮNG KHIẾM KHUYẾT.
- Sai Lầm Trong Chính Sách Chiến Tranh. Hoa
Kỳ và VNCH phạm phải sai lầm chiến lược ở hai mặt trận quan trọng nhất. Phần này
bàn về mặt quân sự. Phần về mặt trận tuyên truyền và vận động dư luận sẽ
được nói đến tại mục Trong khi phe CSVN coi chính trị là phuơng tiện chính
chỉ đạo cho các kế hoạch của quận đội, phe VNCH và Hoa Kỳ lại coi phương tiện
quân sự là chủ yếu và dành cho các mặt trận khác ưu tiên rất thấp. Các bộ
phận lãnh đạo chiến tranh giải quyết chiến trường bằng hỏa lực pháo binh và
không quân là chính. Đôi khi việc sử dụng hỏa lực pháo binh và không quân
thiếu cân nhắc đã gây những thiệt hại lớn có thể tránh được cho thường dân, tạo
ra bất mãn khó hàn gắn.
>
Sức mạnh hỏa lực chỉ hữu hiệu tối đa ở các chiến trường quy ước. Ở Việt
Nam, kẻ địch của VNCH và Mỹ không hề quan tâm đến số thương vong lớn lao của
binh sĩ, miễn là đạt được mục tiêu đã định. Họ cũng không quan tâm đến sự
gian khổ của quân sĩ, chỉ trang bị cho binh sĩ thật ít ỏi, nhẹ nhàng để di
chuyển mau lẹ. Khả năng phân tán rộng và nhanh khi bị phản công đã làm cho
sức mạnh hỏa lực của VNCH và Hoa Kỳ giảm nhiều hiệïu lực.
- Phân Nhiệm các Lực Lượng.
Các đơn vị chủ lực QLVNCH được tổ chức nhằm mục đích chiến tranh quy
ước, và không thể xé nát để đối phó với chiến tranh du kích. Trận chiến
sau cùng bao giờ cũng là các cuộc điều động trân địa chiến. Nhiệm vụ chống
du kich đang lẽ là do Địa Phương Quân và Nghĩa Quân đảm nhiệm đã không thực hiện
được đầy đủ. Các cấp hữu trách về quân sự có khuynh hướng chính quy hóa
các đơn vị ĐPQ. Nhu cầu chống du kích khủng bố đòi hỏi đơn vị an ninh diện
địa (territorial security) phải phân tán mỏng và lưu động cao nên nếu làm như
vậy cấp chỉ huy từ đại đội trở xuống sẽ rất vất vả. Các binh sĩ thường ưa
đi hành quân với số đông đồng đội vì họ có cảm giác an toàn hơn.
- Sử Dụng Binh Lực. Một sai lầm khác là
dùng quân phí phạm. Vào lúc chiến tranh chưa lan rộng, có khi tiểu đội du
kích xuất hiện ở xa, cả một đại đội hoặc một tiểu đoàn đã được dùng để truy lùng
dù biết rằng vô hiêu. Binh sĩ hành quân liên miên, được nghỉ ngơi và bồi
dưỡng ít. Vào thời kỳ chiến tranh lên cao, vì lo lắng giữ lãnh thổ nên
quân lực được trải ra quá mỏng. Do đó khả năng lưu động kém nên mức độ an
ninh lãnh thổ thấp, các đơn vị dễ lâm vào thế bị động. Trong những năm sau
cùng, lực lượng tổng trừ bị cũng bị cầm chân khá nhiều vào nhiệm vụ diện địa.
- Chống Du Kích. Ngay từ những ngày đầu
cuộc chiến nhất là từ 1959, nhiều cấp chỉ huy QLVNCH vẫn ưa dùng các chiến thuật
hành quân trận địa mà quân đội Pháp và nhiều nước có chiến tranh thông thường áp
dụng. Để đối phó với các hoạt động du kích các cấp chỉ huy quân sự chỉ
phản ứng thụ động bằng các chiến thuật xưa cũ. Nhiều đơn vị và địa phương
có sáng kiến phản du kích rất hữu hiệu nhưng chỉ được áp dung cục bộ, không đuợc
đồng nhất hóa một cách có hệ thống. Tuy gặp khó khăn trong giai đoạn đầu
của chiến tranh khi phải đối phó với du kích chiến, các đơn vị từ cấp sư đoàn
trở xuống của QLVNCH tỏ ra hữu hiệu khi phải giao tranh với kẻ địch trong trận
địa chiến. Các cuộc tấn công và phòng thủ chống lại lực lượng địch đông
đảo gấp 4 đến 5 lần (như mùa hè năm 1972 tại Quân Khu I).
- Các đơn vị VNCH đã áp dụng các chiến thuật quy ước với
thành quả khá cao. Mức độ phối hợp pháo binh, thiết giáp và bộ binh
khá chặt chẽ trong khi địch tỏ ra lúng túng trong việc điều động các đơn vị hỗn
hợp thiết giáp với bộ binh như tại mặt trận Đông Hà và An Lộc năm 1972.
- Tình Báo. Hệ thống tình báo của QLVNCH
cũng như của VNCH không có sức mạnh tích cực. Tuy có nhiều thành công
chiến thuật nhưng yếu về mang lưới chiến lược, không có dấu hiệu xâm nhập được
nhiều vào các bộ phận quân sự trọng yếu của địch. Ngành phản tình báo cũng
tỏ ra hữu hiệu nhưng không đủ để phá tan được các ổ nội tuyến cấp cao. CSVN đã
gài được nhiều nội tuyến và gián điệp trong hàng ngũ QLVNCH.
- Hoạt Động Đặc Biệt: Tình Báo Vùng Hậu Tuyến
Địch, Các trại LLDB Biên Phòng và các đơn vị Dân Sự Chiến Đấu đã đóng một vai
trò đáng kể trong việc huấn luyện cho các toán Thanh Niên Chiến Đấu (sau là
Nghĩa Quân) ở các ấp xã vùng ven biên nhưng chỉ thành công có giới hạn trong
việc phát giác và ngăn chận địch xâm nhập vì vùng biên giới với Lào và Cam Bốt
quá rộng lớn. Tuy nhiên các cuộc hành quân xâm nhập hậu tuyến địch của các toán
viễn thám và các toán biệt cách thuộc Nha Kỹ Thuật cũng như các toán hỗn hợp
Việt-Mỹ Study and Observation Group đã đạt nhiều thắng lợi mà dư luận báo chí ít
biết tới. Riêng các toán xâm nhập Bắc Việt trong kế hoạch..... tỏ ra vô cùng
xuất sắc và anh dũng trên đất địch. Nhưng kế hoạch này chỉ thành công giới
hạn vì mục tiêu, phương thức và kỹ thuật do kế hoạch đặt ra không thích hợp mặc
dù các chiến sĩ tham dự là những phần tử chọn lọc, ưu tú và can đảm nhất của
quân đội. Một số hàng trăm chiến sĩ can trường này bị bỏ rơi, coi như đã
chết trong khi họ bị giam trong các trại tù ở Bắc Việt hơn 20 năm trời mà vẫn
giữ vững tinh thần cho đến khi chính phủ Mỹ không thể tránh né phải nhận cho họ
sang định cư.
- Quản Trị Quân Lực QLVNCH không có một hệ thống bổ
nhiệm và sử dụng nhân sự hữu hiệu. Hàng ngũ hạ sĩ quan không được
quan tâm để củng cố thành cột sống (vertebra) của quân đội như trong Anh Pháp
Mỹ. Việc bổ dụng sĩ quan nhiều chỗ không hợp lý và không có quy luật vững
chắc. Việc luân chuyển để đa năng hóa cán bộ không đuợc thực hiện đứng
đắn.
Hệ thống thăng thưởng không hợp lý. Huy chương bị mất giá trị vì đuợc cấp
bừa bãi. Điều này khiến cho cấp bậc được dùng để tưởng thưởng công trạng
thay cho huy chương. Lẫn lộn tai hại giữa công trạng và khả năng gây ra
hậu quả đáng tiếc cho uy tín của cấp bậc và khiến cho cuộc ganh đua để tiến thân
của cán bộ trong quân đội không còn giữ y nguyên tính chất của một sân chơi công
bình nữa.
QLVNCH áp dụng nhiều quy tắc quản trị quân lực của Hoa Kỳ nhưng không chịu mô
phỏng theo khung tổ chức và điều hành guồng máy quân pháp của Mỹ như tổ chức các
toà quân sự "judge advocate" từ cấp tiểu đoàn (summary court-matial) trở lên.
Trái lại các cấp lãnh đạo vẫn duy trì hệ thống phạt theo quyết định đơn phương
của cấp chỉ huy từ "cấm trại" đến "phạt giam" (8 đến 60 ngày tù). Trên mức
này mới ra tòa án quân sự. Hệ thống này là của Quân Đội Pháp để lại, tỏ ra
không còn thích hợp với QLVNCH.
(Xem tiếp Phần 3)
|