L.T.S: Chúng tôi nhận
thấy phần nhận xét cuả ký giả Yoshigata Yushi
thấy có nhiều điểm xác đáng, do đó chúng tôi xin được đăng tải
để cùng nhận định.
Trong khi nhiều tờ báo lớn trên thế giới đến
Việt Nam trong hai tháng 3 và 4 vừa qua để tìm hiểu và viết về những thay đổi
tại Việt Nam sau 30 năm kết thúc chiến tranh, thì
ký giả Yoshigata Yushi của Nhật Bản, cũng đến Việt Nam nhưng
với tâm tư khác. Ông đến Việt Nam để tìm hiểu điều mà Hà Nội
hay nói là 'xoa dịu vết thương quá khư' trong lòng ngưới dân miền
Nam. Bài viết sau đây của ông đề cập về số phận chung của
những Thương Phế Binh Miền Nam.
"Hãy quên quá khứ, đoàn kết lại để xây dựng đất
nước" là câu nói thường được các nhà lãnh đạo đảng Cộng sản
Việt Nam nhắc lui nhắc tới kể từ khi quốc gia này áp dụng chính sách "đổi
mới" vào năm 1986 dưới thời ông Nguyễn Văn Linh. Ngày 30 tháng 4 vừa qua tại
Việt Nam, các lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam cũng lập lại câu này
trong những buổi lễ tổ chức mừng "Chiến thắng 30/4". Lời kêu gọi
này có gì sai , mà sao người dân Việt Nam không đáp ứng, phải để cho lãnh đạo
hô hào hoài suốt gần 19 năm trời.
Bất cứ chuyện gì được coi là đúng khi
lý thuyết phải phù hợp với thực tế. Lời kêu gọi phải đi đôi
với việc làm còn không thì tất cả đều vô nghĩa. Kêu gọi người ta hãy quên
quá khứ thì chính mình cũng phải hòa đồng, cởi mở, đối xử công bằng với
tất cả mọi người chứ không được kỳ thị.
Ở đây tôi muốn nói đến số phận chung của người
thương binh miền Nam hiện nay vẫn còn bị chính quyền kỳ thị cho dù chiến tranh
đã kết thúc đúng 30 năm. Họ đang là nạn nhân của một
xã hội bị phá sản mọi thứ tại Việt Nam và đang cần, rất cần sự giúp
đỡ của mọi người trong chúng ta.
Từ khi áp dụng chính sách "đổi mới", chính quyền Hà Nội
đã hé cửa cho một số hội đoàn thiện nguyện (NGO) nước ngoài vào Việt Nam
làm công tác từ thiện, giúp đỡ những người đang ở trong hoàn cảnh khó
khăn. Tôi đã được một người trong tổ chức NGO hướng dẫn
đến trung tâm trị liệu phục hồi cho người tàn tật ở Cần Thơ.
Tại đây tôi được gặp ông N. V. Công (73 tuổi, một thương phế binh của
Việt Nam Cộng Hòa) khập khểnh bước đi bằng đôi nạng gỗ đã quá cũ
mèm mà ông ta sử dụng từ năm 1973 đến bây giờ. Một người thương
phế binh khác là ông N. C. Hùng (53 tuổi) cụt cả hai chân mà chẳng có một phương tiện
nào khác để di chuyển ngoại trừ hai bàn tay. Muốn đi phải dùng hai bàn tay chống
để lết. Cả ông Công và ông Hùng chẳng được một cơ quan
nào của nhà nước giúp đỡ phải tự kiếm sống bằng những công việc
như đan thúng, đan giỏ...
Người nhân viên NGO này cho biết lý do tại sao tổ chức NGO
của ông ta lại quyết định chọn con đường giúp đỡ những người
thương binh miền Nam. Lý do Sài Gòn là nơi đầu tiên
họ được đặt chân đến để hiệp tác cho chương trình xóa đói
giảm nghèo mà chính quyèn Hà Nội kêu gọi. Sau khi đi tham quan nhiều nơi tại miền
Nam, phái đoàn của tổ chức NGO này ra Hà Nội để tiếp tục cuộc tham quan.
Tại Hà Nội và nhiều nơi khác ở miền Bắc, họ cũng được gặp
nhiều thương binh bộ đội miền Bắc có người thì ngồi xe
lăn. Có người thì đi bằng chân giả hay chống nạng. Người
thương binh đã mất đi một phần thân thể của mình cho đất nước
thì chính phủ ít ra phải lo cho họ có những thứ đó để giảm bớt trở ngại
trong cuộc sống hàng ngày là chuyện đương nhiên. Nhìn những thương binh miền
Bắc, chúng tôi không khỏi ngậm ngùi cho hoàn cảnh của những thương
binh miền Nam mà chúng tôi đã gặp tại Sài Gòn, hay những vùng Lục
Tỉnh... là họ đã bị bỏ rơi một cách tàn nhẫn. Đó là lý do chính để
tổ chức NGO chúng tôi quyết định công việc giúp đỡ thương phế binh miền
Nam. Người nhân viên NGO này còn cho biết thêm là họ được chính quyền Hà Nội
chấp thuận cho làm công việc giúp đỡ này nhưng với điều kiện là phải
đặt dưới sự quản lý của chính quyền địa phương. Chúng tôi
đã đến nhiều quốc gia làm việc thiện nguyện, nhưng chẳng có một quốc
gia nào đặt ra điều kiện kỳ quái như thế, nhưng họ đành phải chấp
nhận để mong sao giúp đỡ được những người cần được giúp
đỡ.
Nhóm NGO này còn kể tôi nghe rằng họ đã trao tặng các trung tâm trị liệu phục hồi cho người tàn tật nhiều xe lăn, chân giả, nạng gỗ và nhiều thứ khác.
Vì thấy mức độ tàn tật quá nặng của ông Hùng cần đặc biệt phải giúp đỡ nên tổ chức chúng tôi
tặng riêng cho ông Hùng một chiếc xe lăn. Tặng xong, họ yên chí là từ đây ông Hùng không còn quá nhọc nhằn như trước mỗi khi muốn di chuyển vì đã có phương tiện.
Tháng sau họ trở lại gặp ông Hùng thì vẫn thấy ông ta lết đi bằng hai tay.
Hỏi xe lăn đâu thì ông Hùng trả lời rằng đã bị nhà cầm quyền địa phương tịch thâu vì cơ quan cho xe không qua trung gian chính phủ, bắt phải đóng tiền phạt mới được nhận xe.
Mà ông Hùng lấy đâu ra tiền để đóng phạt. Cuối cùng họ lại phải bỏ tiền túi đóng phạt để nhận xe lăn cho ông Hùng.
Nghe xong câu chuyện về ông Hùng nói trên, tôi không thể hiểu nổi một chính quyền cứ ra rả nói về 'quên đi quá khứ' mà lại có những hành động vô nhân đạo đối với những người đã thua cuộc cách nay 30 năm.
Rõ ràng là về mặt ý thức, chiến tranh Việt Nam chưa chấm dứt. Bởi vì nếu bảo rằng đây là hành động sai phạm có tính cách cá biệt của những quan chức chính quyền địa phương thì cũng
đáng buồn cho Việt Nam vì tại đất nước này ngay đến người tàn tật, bần khốn tận cùng cũng không tránh khỏi nạn bóc lột.
Tôi rất chia sẻ vì sao sau 30 năm, người Việt Nam vẫn tiếp tục đấu tranh cho sự tự do, dân chủ và nhân quyền được tôn trọng tại Việt Nam.