Menu

Phần 3

NHẬN ĐỊNH VỀ QLVNCH

Đỗ Thái Nhiên


QLVNCH là một trong những lực lượng chủ yếu tham chiến trong Chiến Tranh Việt Nam.  Với quân số chủ lực quân (Regular Forces), Địa Phương Quân (Regional Forces) và Nghĩa Quân (Popular Forces) tổng cộng ngót 1.200.000 người, QLVNCH đã chịu tổn thất gần 300.000 người tử trận sau hơn 20 năm chiến đấu từ khi đất nước bị chia đôi.  Dù trong điều kiện, hoàn cảnh, thành tích và phẩm chất nào chăng nữa, quân lực này cũng đã là một thực thể có vai trò quan trọng trong chiến tranh và tạo ra những hậu quả đáng kể về chính trị, quân sư trên thế giới và tác động mạnh đến xã hội, văn hóa giáo dục...ở Việt Nam.  Những yếu tố trên không thể bị bỏ quên trong bất cứ đề tài thảo luận, nghiên cứu nào về lịch sử Việt Nam cũng như lịch sử thế giới.

Tài liệu này không đi sâu vào những dữ kiện đã được nhiều sách báo đưa ra mà chỉ nhấn mạnh vào một số điểm đáng lưu ý trong tiến trình hình thành và chiến đấu của QLVNCH nhất là những gì không được nhiều người biết đến và quan tâm.

IX. NHỮNG ƯU THẾ CỦA QLVNCH

Về tổ chức, QLVNCH có một hệ thống liên kết rất chặt chẽ và khoa học từ trên xuống dưới và có trật tự chỉ huy.  QLVNCH lại được trang bị những loại vũ khí tối tân nhất nhì thế giới và một hệ thống tiếp vận đa dạng và hữu hiệu.
  1. QLVNCH có một hệ thống huấn luyện hiệu quả cao với các trường đào tạo sĩ quan, hạ sĩ quan, thiếu sinh quân và nhiều trung tâm huấn luyện binh sĩ và chuyên môn.  Tuy nhiên, công cuộc huấn luyện về kỹ thuật các ngành thành công hơn về những chiến thuật chống du kích đặc biệt cho chiến trường Việt Nam.
  2. Về kỹ thuật quân sự, Pháo binh QLVNCH có trình độ kỹ thuật tác xạ khá cao.  Nhiều đơn vị Mỹ đã chọn pháo binh VNCH yểm trợ thay vì pháo binh Mỹ trong các cuộc hành quân hỗn hợp.  Các ngành Quân Cụ, Công Binh và Truyền Tin có nhièu thành tích cao về mặt yểm trợ kỹ thuật.
  3. QLVNCH có truyền thống kỷ luật trong diễn tập.  Các cuộc phi diễn của Không Lực được coi là xuất sắc nhất Á Châu.  Trong nhiều cuộc diễn hành lớn, các đơn vị bộ binh đang chiến đấu diễn hành với kỹ luật hàng ngũ và đẹp không thua bất cứ đội quân nào trên thế giới.
  4. Các sĩ quan và hạ sĩ quan trong QLVNCH hầu hết có trình độ học vấn văn hóa cao. Nhờ thế mà các tội phạm do các binh sĩ vô kỷ luật gây ra bị hạn chế rất nhiều. Tuy nhiên đây cũng là một yếu điểm so với phe CSVN.  Quân đội CSVN tổ chức hàng ngũ sĩ quan cấp thấp gồm các phần tử ít học nhưng cực kỳ trung thành với đảng nên dễ tuân lệnh một cách máy móc và mù quáng, kiên trì chiến đấu và rất cứng rắn đối với thuộc cấp.

X. MẶT TRẬN TUYÊN TRUYỀN VẬN ĐỘNG

Cho đến nay, rất ít người đánh giá đúng sức mạnh và tác dụng của mặt trận chiến tranh tâm lý trong cuộc Chiến Tranh Việt Nam.  Trong cuộc chiến tranh này, người lính và người dân Việt Nam là mục tiêu chính, là chủ thể chính của mọi hành vi chiến tranh và chính trị. Ngoài những đặc điểm chung của con người, người Việt Nam còn có những đặc điểm tâm lý riêng khiến họ phản ứng khác biệt đối với cùng một tác động tâm lý.
  1. Nỗ Lực Chủ Động của CSVN.
    Nỗ lực tuyên truyền và vận động dư luận của lực lượng CSVN nhắm vào QLVNCH và Mỹ giữ vai trò tích cực và ưu tiên hàng đầu. Không bao giờ họ bỏ lỡ một cơ hội để khoe khoang về quân đội của họ và nói xấu kẻ cả vu cáo đối phương. HọÏ đã thành công trong nhiều mưu chước lừa dối dư luận.92f371 CSVN được cả khối Cộng Sản quốc tế yểm trợ mạnh mẽ về mặt tuyên truyền, báo chí không kém yểm trợ về quân sự. Số sách báo ngoại ngữ để tuyên truyền của Hà Nội phát hành tại các nước ngoài nhiều gấp hàng trăm lần của VNCH. Có thể nói chế độ CSVN đã "buộc dân nhịn ăn để đảng nói."
  2. Sự Thụ Động của VNCH và Hoa Kỳ.
     Trái lại, các cấp lãnh đạo chiến tranh ở Hoa Thịnh Đốn và Sài Gòn vốn không coi trọng tác động tâm lý nên thường mắc vào những sai lầm và thiếu sót nghiêm trọng trong mặt trận tuyên vận. Nhiều người coi các chiến thuật tuyên vận là những biện pháp phụ thuộc sau khi đã hành quân xong, có rảnh thì làm. Phương cách chủ yếu vẫn chỉ là những việc rải truyền đơn, phóng thanh, những chuyến khám bệnh phát thuốc, trình diễn văn nghệ, xây dựng các trạm y tế, trường học, phát quà bánh tặng vật... Quan nịệm chủ yếu đáng lẽ phải coi công tác CTTL là nhiệm vụ của mỗi người lính, thực hiện bằng nụ cười, cái bắt tay thân thiện... và vận dụng mọi cơ hội để tranh thủ "con tim và khối óc" của từng người dân, người lính, kẻ thù và dư luận.

  3. Khai Thác Thắng Lợi
    Phe VNCH và Mỹ không nói lên được những điều tốt về quân đội của mình trong khi Hoa Kỳ là nơi kỹ nghệ quảng cáo dẫn đầu thế giới. Thí dụ nổi bật là chỉ vì không quảng bá đầy đủ tin tức mà chiến thắùng vĩ đại nhất, Tết Mâu Thân 1968, bị dư luận cho là QLVNCH và Mỹ đại bại.92f371 Thắng lợi quan trọng nhất của QLVNCH và đồng minh năm 1968 lại là trên mặt trận TLC, hơn hẳn mặt trận quân sự.  Trước 1968, một số đông dân chúng Huế có lập trường phản chiến, chống chính phủ Sài Gòn. Sau Tết Mậu Thân 1968, đại đa số dân Huế nhất là thanh niên đã quay hẳn sang phía VNCH tạo ưu thế cho QLVNCH ở vùng Quân Khu I.  Thế mà Mỹ và VNCH đã không thể nói lên cho thế giới bên ngoài biết rõ sự kiện rất quan trọng này.  Một thí dụ nhỏ cho thấy các chiến lược gia Mỹ không uớc tính được yếu tố tinh thần của binh sĩ VNCH.
     Về mặt tinh thần quân sĩ, có những dấu hiệu cho thấy cấp lãnh đạo chiến tranh ở Hoa Kỳ không có dự liệu được những tác động từ kế hoạch Việt Nam Hóa, thí dụ như trang bị vũ khí cho QLVNCH.  Vào năm 1964 và 1965, quân CSVN đã được trang bị súng AK-47 có khả năng áp đảo vũ khí của QLVNCH như súng trường Garand M-1, Carbine và Thompson khiến nhiều binh sĩ VNCH mất tinh thần. Mãi đến năm 1969, Mỹ mới trang bị súng M-16A1 cho toàn thể QLVNCH.  Chậm chạp, so đo, tiếc của trong "Cách cho" làm giảm phần nào giá trị cao quý mà "của cho" mang lại.
  4. Nỗ Lực Từ Phía Hoa Kỳ.
     Quân Đội Mỹ đã có những nỗ lực chiến thuật đáng kể về mặt trận CTTL. MACV có nhiều tiểu đoàn Tâm Lý Chiến/Dân Sự Vụ yểm trợ các phi cơ phonùg thanh và rải truyền đơn, các toán Quân Y Dân Sự Vụ kết hợp với TLC/SV của Việt Nam.  Kết quả ở mứùc trung bình. Mãi đến sau khi VNCH sụp đổ, tác dụng chậm của những hoạt động này mới ngấm sâu trong tâm tư của nhiều người dân Miền Nam.  Phòng Thông Tin Mỹ có những cố gắng và kỹ thuật hữu hiệu trong mặt trận tuyên vận chung nhưng không được dành cho ưu tiên yểm trợ nên khả năng ấy bị giới hạn.
    Phía Mỹ cũng có nỗ lực giúp QLVNCH phản tuyên truyền chống lại chế độ CSVN như xâm nhập vùng biển Bắc Việt làm công tác tuyên truyền, lập đài phát thanh mạnh Tiếng Nói Tự Do hướng về dân chúng Miền Bắc (có kết quả tốt) và các đài phát thanh ?tuyên truyền xám? khác. Tuy nhiên đây chỉ là những nỗ lực kém ưu tiên với kỹ thuật tuyên truyền không đủ tinh vi.
    Đáng lẽ phía VNCH và Mỹ phải có nỗ lực thật lớn để dư luận thấùy rõ bản chất của chế độ CSVN tại Bắc Việt và nhất là mặt trái của guồng máy chiến tranh của quân lực CSVN. Các cấp lãnh đạo chiến tranh có lẽ đã không nghĩ rằng trong tuyên truyền cũng như trong quân sự, "tấn công là biện pháp phòng thủ hữu hiệu nhất."  
  5. Nỗ Lực Từ Phía Việt Nam
    Ngay từ ngày thành lập, chính quyền VNCH và QLVNCH đãõ có nhiều cố gắng cải tiến trận chiến tư tuởng. Từ một cơ quan Chiến Tranh Tâm Lý nhỏ bé trước năm 1954 đến một tổ chức rất lớn là Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị từ năm 1965, hoạt động tuyên vận sâu rộng hơn trước. Ngành này đt được kết quả tốt trong việc xây dựng tư tưởng cho quân sĩ, vận động dân chúng ủng hộ binh sĩ và cuộc chiến đâú bảo vệ Miền Nam Tự Do, giúp đỡ dân chúng về văn hóa giáo dục, xã hội, y tế...
    Đối với địch, quân đội tiếp tay tích cực với chương trình Chiêu Hồi của chính phủ VNCH, bảo vệ săn sóc tù binh. Kết quả là quân đội đã gây được phần nào lòng tin tuởng của quần chúng, so với thời kỳ trước năm 1954, dân chúng hợp tác với quân đội tích cực hơn nhiều. Số thanh niên tình nguyện nhập ngũ luôn luôn cao nhất là trong các thời điểm sôi động như Tết Mậu Thân 1968, Mùa Hè 1972...
    Con số binh sĩ CSVN hưởng ứng chính sách Chiêu Hồi lên rất cao từ năm 1966, tổng cộng trên 160.000 người. Một số đông đảo cựu binh sĩ CSVN nói trên tình nguyện nhập ngũ QLVNCH và chiến đấu rất can trường.

XI. MŨI DÙI CHỈ TRÍCH

       Các cố gắng bôi nhọ QLVNCH và đồng minh được bộ máy tuyên truyền của CSVN và thái độ ác ý của báo giới phản chiến được tập trung vào các đề tài sau đây.

  1. Tham Nhũng
           Tham nhũng là căn bệnh của mọi chính quyền, mọi quốc gia nhưng ở VNCH nó bị khai thác sâu rộng nhất với ác ý chống lại VNCH và QLVNCH.
           Nạn tham nhũng từ trước năm 1954 để lại nhưng dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm các vụ tham nhũng bị hạn chế phần nào.  Sau đó đến thời kỳ quân nhân cầm đầu chính quyền các cấp, nạn tham nhũng càng ngày càng trầm trọng.  Chiến tranh mở rộng từ năm 1965 lại càng tạo thêm thuận lợi cho các vụ nhận hối lộ mua bán chức vụ, trốn quân dịch, bớùt xén các loại ngân khoản, bán vật dụng của quân đội...  Nạn tham nhũng bị báo chí Mỹ và nước ngoài phóng đại quá đáng và không chính xác. Thí dụ nạn "lính ma" mà họ thường nói đến.  Lối ăn cắp công quỹ kiểu này không được ưa chuộng vì dễ bị khám phá vì có nhiều cách ăn cắp khác dễ làm và khó điều tra hơn.
           Một quan niệm được không ít các nhà lãnh đạo VNCH chấp nhận và cũng được một số nhân vật Mỹ trong vai trò yểm trợ tán đồng.  Đó là chấp nhận cho các sĩ quan viên chức tham nhũng có mức độ nếu họ làm việc hăng hái tích cực và hữu hiệu.  Kinh nghiệm cho thấy quan điểm này sai lầm nghiêm trọng.  Kẻ ăn cắp của công không bao giờ chịu dừng lại ở một giới hạn nào cả.
           So với nạn tham nhũng hiện diễn ra tại Việt Nam, thì tham nhũng ở VNCH nhất là trong QLVNCH chỉ là các con số bé nhỏ hơn ít nhất hàng chục lần.  Nhưng vào thời chiến trước một kẻ thù giỏi tuyên truyền bịa đặt và vu cáo và báo chí bên ngoài thiên vị, có định kiến thì mức độ tham nhũng ấy tuy nhỏ nhưng cũng đủ gây tai hại nghiêm trọng.

  2. Tội Ác Chiến Tranh.
           Phe Cộng Sản đã thành công khi vẽ ra trước mắt thế giới và đặc biệt là trước nhân dân của họ những hình ảnh ghê rợn về CSVN Chiến Tranh Việt Nam trong đó lính Mỹ và VNCH thường xuyên giết chóc, hãm hiếp, tra tấn hàng trăm người một lúc một cách tự do không bị trừng phạt.
           Dân chúng dưới quyền cai trị của CSVN chưa hề biết rõ sự thực dễ dàng tin theo những luận điệu vu cáo này vì họ đã từng chứng kiến quân đội Pháp hành động như thế trước năm 1954.  CSVN dựa vào những sự kiện có thật nhưng ít ỏi để làm cho dân chúng nghe tuyên truyền tuởng như đó là tội ác thường xuyên lính VNCH và Mỹ.  Vì vậy CSVN dễ gieo căm thù vào đầu óc quần chúng dưới tay họ.
           Bất cứ một quân đội nào cũng có thể có những vụ phạm tội như thế nhất là trong thời chiến.  Các đơn vị QLVNCH không thể ngăn chận hoàn toàn các tội phạm chiến tranh.  Đã có những vụ vi phạm như cướp bóc tài sản của dân chúng, những vụ tra tấn, giết người nhất là giết tù binh bừa bãi và những vụ hãm hiếp phụ nữ trong vùng hành quân.  Tất cả là do các hành vi cá nhân lẻ tẻ xảy ra tại những vùng xa xôi và khi các cá nhân này ở ngoài tầm kiểm soát của các đơn vị trưởng cấp thấp.  Tuy nhiên con số những vụ phạm pháp này rất thấp so với các cuộc chiến tranh khác trên thế giới.  Hầu hết các thủ phạm đều bị truy tố và kết án.
           Một thí dụ khác là công chúng Mỹ biết rất rõ vụ Mỹ Lai với 500 nạn nhân (theo sách báo của CSVN) mà biết rất ít về vụ CSVN tàn sát trên 5,000 người ở Huế tháng 2 năm 1968.  Hoặc như các vụ rất hiếm hoi binh sĩ Mỹ và VNCH phạm tội ác chiến tranh được đăng báo nhưng khi tòa quân sự tuyên án nặng nề thì ít khi được các báo chí loan tin.  Nhưng thực tế cho thấy chắc chắn là QLVNCH chưa hề gây ra những vụ tàn sát hàng trăm hàng ngàn nạn nhân như vậy.
           Đối với tù binh, QLVNCH đối xử với tù binh tương đối khá tử tế, được các bộ phận giám sát của Hồng Thập Tự Quốc Tế công nhận. Ngoài những vụ ngược đãi cá biệt, đời sống tù binh được bảo đảm đúng theo Công Ước Geneva 1949. Vào lúc tiền ăn một ngày của binh sĩ VNCH là 88 đồng thì tiền ăn của tù binh là 100 đồng (năm 1969).

  3. Để chứng tỏ rằng lính VNCH không chịu chiến đấu cho tự do của Miền Nam, một số báo chí ngoại quốc có ác ý chỉ khai thác những tin tức va øhình ảnh xấu về những hành động cá nhân ươn hèn chạy trốn, bỏ hàng ngũ khi giáp chiến, như bám càng trực thăng để thoát thân khỏi vùng giao tranh. Nhưng hầu như không mấy nhà báo này được - hoặc không muốn - sinh hoạt nhiều ngày tháng với các đơn vị VNCH để thấy rõ sức chịu đựng gian khổ, tinh thần hy sinh và các hành vi anh hùng của người lính VNCH.
           Một trong những lời chỉ trích vì tin tức không đầy đủ là về nạn đào ngũ trong QLVNCH. Quả thực vì đời sống quá vất vả gian nguy khiến con số binh sĩ đào ngũ lên khá cao. Theo một vài thống kê tổng số lính VNCH đào ngũ có thể lên tới 700.000 người trong 20 năm chiến tranh.
           Tuy nhiên, đại đa số lính đào ngũ này đều trở lại đơn vị cũ hoặc tình nguyện vào đơn vị khác sau một vài tháng lẩn trốn để gần gia đình hoặc nghỉ ngơi. Số binh sĩ thực sự đào ngũ không quay lại chỉ ở một con số rất thấp, có lẽ không cao hơn trong QĐ Mỹ nhiều lắm. Đặc biệt là số đào ngũ sang phục vụ hàng ngũ địch còn hiếm hoi hơn. Các nhà báo và các nhà nghiên ứu ít ai biết hoặc quan tâm đến các sự kiện này.

XII. TRẬN CUỐI CÙNG.

       Trong mọi cuộc chiến tranh, trận cuối cùng thường là trận quyết định.  Trận đánh cuối cùng của Chiến Tranh Việt Nam cho thấy kẻ thắng chỉ hơn kẻ thua ở mức độ kiên nhẫn và chịu đựng.  Vào khoảng thời gian từ 1974 đến tháng 3 năm 1975 khi CSVN mở đầu chiến dịch tổng tấn công, viện trợ đạn dược và quân dụng tác chiến thiếu trầm trọng, các máy truyền tin ở cấp đại đội và tiểu đoàn chỉ dùng đuợc 10 ngày mỗi tháng.  Các đơn vị QLVNCH mỗi ngày thêm mất tinh thần nhưng vẫn chiến đấu bền bỉ.  Sau khi Phước Long bị CSVN đánh chiếm bất chấp Hiệp Định Paris mà Hoa Kỳ không có phản ứng thì không còn cách gì duy trì được lòng tin của binh sĩ nữa.  Vậy mà đến phút chót, nhiều đơn vị vẫn còn chiến đấu tiếp tục.  Cùng lúc ấy, lực lượng CSVN cũng đã suy yếu trầm trọng.  Trong nỗ lực gần như cuối cùng, các đoàn quân CSVN tiến vào Sài Gòn ngày 30/4/1975 mỗi tiểu đoàn chỉ còn trên 100 binh sĩ.  Tại nhiều tỉnh, quận đồng bằng sông Cửu Long hai ngày sau khi Sài Gòn đầu hàng, lực lượng CSVN vẫn chưa có đủ cán bộ và du kích vào tiếp nhận các cơ sở quân sự và dân sự,  Có thể nói chắc rằng nếu quân lực CSVN bị Bắc Kinh và Moscow giảm viện trợ tương tự như Mỹ cắt giảm sự ủng hộ và quân viện cho QLVNCH thì chế độ CSVN cũng không thể làm gì khác hơn là chịu hòa hay thua.

XIII. HAI MƯƠI NĂM QLVNCH

       Một câu hỏi không thấy mấy nhà báo hay các nhà nghiên cứu đặt ra về QLVNCH là quân lực này đã ảnh hưởng như thế nào đến xã hội Việt Nam khi còn hiện hữu cũng như sau khi bại trận và giải thể .  QLVNCH là một bộ máy quân sự, nhưng đã đóng góp trực tiếp và gián tiếp khá nhiều cho đời sống của nhân dân Miền Nam Việt Nam.
  1. Về mặt văn hóa, các bộ phận ngành Chiến Tranh Chính Trị, Tâm Lý Chiến với sự đóng góp của nhiều tư nhân đã tiếp tay hữu hiệu vào việc phát triển văn hóa tư tưởng. Hội viên các hội Văn Nghệ Sĩ Quân Đội đã góp phần quan trọng vào lãnh vực này với nhiều tác phẩm văn chương, khảo cứu, hội họa, điêu khắc có giá trị lâu dài. Đặc biệt là về sinh hoạt âm nhạc các nhạc trưởng, nhạc sư, ca nhạc sĩ quân đội đã đóng góp một số lượng lớn các tác phẩm ca nhạc bất hủ nhất là các ca khúc thuần túy nghệ thuật ngoài các nhạc khúc phục vụ mục đích cổ võ tinh thần dân chúng và binh sĩ. Các ban nhạc và ca đoàn ngành CTCT đã đào tạo nhiều ca sĩ có tiếng cho Miền Nam.

  2. Về mặt giáo dục và khoa học kỹ thuật, con số đông đảo các giáo sư nguyên là sĩ quan QLVNCH biệt phái đã đem vào ngành giáo dục phần nào những phong cách tiến bộ và thích hợp khiến nền giáo dục có không khí phóng khoáng hơn.  Riêng về khoa học kỹ thuật, các quân binh chủng QLVNCH đã đào tạo nhiều chuyên viên ưu tú các ngành y dược, cơ khí, điện lực, viễn thông, kiến trúc, hàng không, hàng hải...  Trong hơn 20 năm tồn tại, QLVNCH đã cùng với các cơ sở nghiên cứu và giáo dục khoa học kỹ thuật phiên dịch sang tiếng Việt hầu hết các sách vở, tài liệu, các thuật ngữ khoa học kỹ thuật từ tiêng Anh, khiến công việc giáo dục huấn luyện khoa học kỹ thuật đạt được trình độ cao không thua kém các nước phát triển ở Tây Phương bao nhiêu.  Những thành tựu khoa học kỹ thuật của Miền Nam nói trên đến nay vẫn còn có tác dụng tốt cho nước Việt Nam mà chế độ CSVN đang thừa hưởng.
  3. Về mặt xã hội, chiến tranh đã khiến một số đông đảo thanh niên phục vụ quân đội trong đó có một phần khá lớn thanh niên trí thức.  Ở một mặt, số thanh niên trí thức vào quân đội qua các quân trường trừ bị (Officer Candidates School) và hiện dịch (military academies) đem lại cho quân đội một bộ mặt mới, tác phong mới, ý chí mớiỞ một mặt khác, những con người lính trẻ đã làm cho gia đình và bạn bè của ho chịu ảnh hưởng và gần gũi nhiều hơn với quân đội và chiến tranh. Tâm tình người lính và những người yêu thương của họ đã là đề tài cho nhiều tác phẩm văn, thơ, nhạc kịch có giá trị còn mãi trong dân gian.

XIV. THÊM MỘT LẦN GIAN KHỔ HY SINH

       Sau khi thắng, CSVN đã đối xử với cựu chiến binh QLVNCH một cách hèn hạ, tìm cách trả thù gián tiếp bằng tù đầy, ngăn cản con cái họ lên đại học, đầy đọa đến những nơi rừng thiêng nước độc.  Chính vì thế mà lòng căm phẫn của họ đối với CSVN cao hơn trong chiến tranh gấp nhiều lần.  Họ đã hy sinh nhiều trong chiến tranh, nhưng sau chiến tranh họ phải chịu hy sinh một lần nữa trong tù đầy cho chính nghĩa của QLVNCH.

       Ngày nay đa số sĩ quan QLVNCH cũ đã được định cư ở nước ngoài.  Họ có quyền hãnh diện đã đóng góp cho các nước này một khối chất xám của các thế hệ con cháu họ.  Được biết trong số hơn 2 triệu người Việt Nam tị nạn trong đó một số lớn là thuộc gia đình các cựu quân nhân VNCH đã có gần 400 ngàn là chuyên viên trẻ cao cấp.

XV. CHÍNH NGHĨA ĐƯỢC CHỨNG MINH.

      Nếu có ai hỏi QLVNCH đã làm gì cho tổ quốc của họ, câu trả lời sẽ là: "Họ đã làm được nhiều điều cho đất nước và dân tộc họ, tốt nhiều hơn xấu."   Họ đã hy sinh một số xương máu lớn lao để giữ cho một nửa đất nước được sống hơn 20 năm trong tự do dân chủ; dù còn hạn chế cùng với một số bất công xã hội, nhưng hơn hẳn Miền Bắc duới chế độ Cộng Sản hàng trăm lần.  Đó là một giá khá đắt nhưng vinh quang và anh hùng.
      Con số hơn 2 triệu người vượt biển băng rừng tị nạn Cộng Sản bất chấp rủi ro lớn lao đã làm khoảng 100.000 người chết trên đường đi có lẽ đã quá đủ để chứng minh cho chính nghĩa của VNCH và QLVNCH trong một cuộc chiến mà kẻ xấu và lời nói láo đã thắng, không những thắng một chế độ mà còn thắng cả lương tâm của nhân loại.