Menu

Phần 1

NHẬN ĐỊNH VỀ QLVNCH

Đỗ Thái Nhiên


QLVNCH là một trong những lực lượng chủ yếu tham chiến trong Chiến Tranh Việt Nam.  Với quân số chủ lực quân (Regular Forces), Địa Phương Quân (Regional Forces) và Nghĩa Quân (Popular Forces) tổng cộng ngót 1.200.000 người, QLVNCH đã chịu tổn thất gần 300.000 người tử trận sau hơn 20 năm chiến đấu từ khi đất nước bị chia đôi.  Dù trong điều kiện, hoàn cảnh, thành tích và phẩm chất nào chăng nữa, quân lực này cũng đã là một thực thể có vai trò quan trọng trong chiến tranh và tạo ra những hậu quả đáng kể về chính trị, quân sư trên thế giới và tác động mạnh đến xã hội, văn hóa giáo dục...ở Việt Nam.  Những yếu tố trên không thể bị bỏ quên trong bất cứ đề tài thảo luận, nghiên cứu nào về lịch sử Việt Nam cũng như lịch sử thế giới.

Tài liệu này không đi sâu vào những dữ kiện đã được nhiều sách báo đưa ra mà chỉ nhấn mạnh vào một số điểm đáng lưu ý trong tiến trình hình thành và chiến đấu của QLVNCH nhất là những gì không được nhiều người biết đến và quan tâm.

I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Muốn hiểu rõ về nguyên nhân và nguồn gốc sự hình thành QLVNCH không thể không xét đến bối cảnh lịch sử của Việt Nam từ thập niên 1920.

  1. Tranh Chấp Quốc-Cộng.
    Cuộc tranh chấp giữa các đảng phái quốc gia và đảng CSVN đã nhen nhúm ngay từ ngày có đảng CSVN hồi cuối thập niên 1920.  Nhưng trước năm 1945,những đụng cham này kể cả những vụ CSVN sát hại người các đảng phái quốc gia chỉ mang tính cacùh lẻ tẻ không có quy mô đáng kể.
    Cuối tháng Tám năm 1945, lực lượng CSVN núp sau danh nghĩa Mặt Trận Việt Minh với chiêu bài quốc gia dân tộc đơn phương cướp chính quyền và dành độc quyền lãnh đạo đạt nước trái với thỏa hiệp trước đó giữa MTVM và các đảng phái không Cộng Sản.  Ngay sau đó, phe CSVN thẳng tay tiêu diệt tất cả các tổ chức mà họ tin rằng sẽ là những phần tử đối lập đáng e ngại sau này.
    Trong thời gian 1945-1946, các lực lượng quân sự và quần chúng thuộc các đảng phái không-Cộng-Sản đều tham gia chiến đấu chống Pháp cùng với các lực lượng Việt Minh vì họ đều nghĩ rằng phe phái nào cũng có mục tiêu chung là chống Pháp dành độc lập, không cần phân biệt.
    Lời kêu gọi "Đại Đoàn Kết" của ông Hồ Chí Minh đưa ra không lâu trước khi phe CSVN bất ngờ tung ra chiến dịch quy mô tiêu diệt phe quốc gia gồm các cá nhân, tổ chức đảng và lực lượng quân sự.  Nhiều thanh niên yêu nước không-Công-Sản bị sát hại hàng lọat ngay trước khi nổ ra cuộc Kháng Chiến 19/12/1946.
    Năm 1947, chỉ có một số ít làng mạc chống Cộng được quân đội Pháp trang bị cho các dân quân vũ khí của Thế Chiến I để giúp họ giữ an ninh các vùng Pháp kiểm soát.  Quân đội Pháp thành lập một số các đơn vị bán quân sự không có quy chế quân nhân nhưng được trả lương gọi là thân binh (Partisan) người Việt Nam để đóng các đồn bót của quân đội Pháp.  Năm 1947 số người Việt chiến đấu bên cạnh lính Pháp tương đối khá ít ỏi.  Sau đó để gia tăng quân số,ù người Pháp tuyển một số người Việt vào các đơn vị chính quy dưới danh nghĩa Liên Hiệp Pháp (French Union).
    Từ đầu năm 1947 sang năm 1948 và 1949, đảng CSVN mở nhiều đợt thanh trừng qui mô hàng ngũ quân đội kháng chiến, loại bỏ những phần tư û bị nghi ngờ là đối lập với chế độ CSVN trong đó có nhiều người yêu nước đang phục vụ tích cực và hữu hiệu cho cuộc kháng chiến chống Pháp.  Kế đến là thường dân tham gia các đảng phái quốc gia và các phần tử khác bị VM cho là nguy hiểm.

  2. Sự Lớn Mạnh Của Lực Lượng Chống Cộng.  Trong khi nhiều người có khuynh hướng quốc gia vì lòng yêu nước theo Việt Minh chống Pháp được VM tạm dung thứ, thì nhiều người quốc gia yêu nước khác biết mình, bị VM liệt vào loại đáng nghi ngờ, trước sau cũng có thể bi thanh toán phải tìm đất sống ở vùng kiểm soát của quân đội Pháp.  Họ phải chọn vùng của kẻ thù ít nguy hiểm hơn làm chỗ nương náu. Thực Dân Pháp tuy tàn ác, nhưng họ còn có thể sống được trong các vùng này.  Chinh quyền quốc gia do Cựu Hoàng Bảo Đại lãnh đạo ra đời sau Hiệp Định Pháp Việt ngày 8 tháng 3 năm 1948 là chỗ dựa tạm cho những người này mặc dù đây chưa phải là một chính quyền thực sự đôïc lập, ngưới Pháp nắm hầu hết quyền lực cai trị.  Chính quyền Bảo Đại chỉ có rất ít uy tín trong dân chúng.
    Sang năm 1950-1951 khi đảng CSVN ra công khai dưới danh xưng đảng Lao Động (Worker's Party) và gia tăng thanh trừng, khủng bố thì những người không chấp nhận chế độ CSVN hoặc không được chế độ này chấp nhận ào ạt rời bỏ vùng kháng chiến trở về vùng do chính quyền Bảo Đại và quân đội Pháp kiểm soát.  Số người đông đảo này làm thay đổi hẳn bộ mặt của chính quyền Quốc Gia.  Môt phe quốc gia chống cộng gồm nhiều xu hướng và đảng phái không-Cộng-Sản ngày thêm vững mạnh.
    Năm 1953, ông Hồ Chí Minh tung ra phong trào Phát Động Quần Chúng thường được gọi là cuộc "đấu tố" hay "Cải Cách Ruộng Đất" đẫm máu nhằm lọai trừ giai cấp địa chủ và các phần tử bị coi là đối lập.  Nhiều người bị hành hạ và hành quyết bằng những cách giết người dã man nhất.  Một làn sóng những nạn nhân hay sẽ là nạn nhân của chế độ CSVN bỏ kháng chiến trở về vùng quốc gia đã là nhân tố củng cố thêm cho lực lượng chống CSVN.  Lực lượng phe chống CSVN đã có vị trí rõ rệt và vũng chắc hơn chút ít khi đất nước bi chia cắt do Hiệp Định Geneva 20/7/1954.

  3. Quân Đội Quốc Gia Việt Nam.
    Năm 1948, khi Pháp ký Hiệp Ước với Cựu Hoàng Bảo Đại và một chính quyền quốc gia Việt Nam do Bảo Đại lãnh đạo ra đời thì cũng là lúc môt quân lực thuộc chính quyền này bắt đầu được tổ chức với danh xưng Quân Đội Quốc Gia Việt Nam.  QĐQGVN thu hút được nhiều thanh niên yêu nước không sống được dưới sự đe dọa của phe Cộng đang tìm chỗ đứng và đất sống cho mình.
    Quân đội Pháp huấn luyện và trang bị cho QĐQGVN nhưng ở mức giới hạn, chắc hẳn là vì không mấy tin cậy vào quân lực này.  Vì lẽ phía Việt Nam không đủ sĩ quan nên nhiều đơn vị cấp tiểu đoàn vẫn do sĩ quan Pháp chỉ huy.  Đến năm 1954, hầu hết các đơn vị QĐQGVN đều nằm trong tay các sĩ quan Việt Nam được huấn luyện từ hai truờng sĩ quan hiện dịch và trừ bị.
    Với quân số trên 180.000 người gồm cả lực lượng phương, QĐQGVN gồm hơn 150 tiểu đoàn bộ binh, nhẩy dù, một số đơn vị pháo binh, thiết giáp nhẹ, công binh, một số phi cơ trinh sát nhe và những hải đĩnh nhỏ.  Với đơn vị cao nhất là Liên Đoàn Lưu Động (Mobile Group) tham chiến trên các chiến trường, QĐQG chưa phải là đe dọa đáng ngại cho các lực lượng Việt Minh.

  4.  Những Khó Khăn Của QĐQGVN.
    Nhìn toàn cảnh cuộc chiến Đông Dương 1946-1954, lực lượng quân sự phe quốc gia Việt Nam có nhiều thế bất lợi.
    • a) Bộ Tư Lệnh quân Viễn Chinh Pháp vẫn nắm giữ toàn quyền điều khiển chiến tranh và các kế hoạch hành quân. Bộ Tổng Tham Mưu QĐQG và các BTL Quân Khu chỉ có một số quyền hạn nhỏ hẹp.  Thực tế cho thấy người Pháp không thực tình muốn xậy dựng một quân đội Việt Nam thực sự độc lập và có khả năng chiến đấu mà chỉ muốn có bên cạnh họ một lực lượng phụ giúp họ trong việc giải quyết chiến tranh nhưng không muốn từ đó tạo ra mối đe dọa cho họ trong tương lai xa.

    • b. Các sĩ quan và binh sĩ QĐQG thảy đều không có cảm tình với người Pháp.  Họ chiến đấu bên cạnh người Pháp như một chọn lựa bất đắc dĩ.  Trong hai kẻ thù, họ phải đứng tạm bên cạnh kẻ thù ít nguy hiểm hơn với tin tưởng trào lưu thế giới sẽ giúp cho các nước bi trị được Mỹ và Anh nâng đỡ dành độc lập từ tay Pháp.  Một phái bộ quân sự Mỹ cạnh Bộ Tư Lệnh Pháp tại Việt Nam giữ vai trò rất khiêm nhường, trong khi viện trợ của Hoa Kỳ cho QĐQGVN đều phải đi qua tay quân đội Pháp lựa lọc và phân phối.
    • c) Quân Đội Pháp đã áp dụng chính sách quân sự coi khủng bố là biện pháp chính để chống chiến tranh du kích.  Các đơn vị Lê Dương, bộ binh gốc Phi Châu và Bắc Phi (kể cả một số lính người Việt trong các đơn vị Commando Pháp và Thân Binh) được dung túng cho tự do giết chóc, tra tấn, hãm hiếp thường dân mà không bị trừng phạt.  Nhà cửa làng mạc bị đốt phá, nhiều xóm thôn bị tàn sát hàng trăm người một lần vì những lý do rất nhỏ nhặt.  Quân đội Pháp đã gây ra hàng trăm vụ như vụ Mỹ Lai (16/3/1968) mà dư luận thế giới biết đến rất ít.  Nỗi uất ức căm thù lính Pháp của dân chúng lên rất cao khiến họ quay sang ủng hộ phe kháng chiến tạo thành sức mạnh chống Pháp cao độ.  Nhiều người tin rằng nếu lính Pháp hồi ấy chỉ cần đối xử ân cần, nhân đạo với dân chúng mà không cần phải ban phát ân huệ hay trợ giúp nào to lớn, họ đã có thể chiến thắng trước năm 1954.  Quân Đội Pháp hầu như không có một chương trình nào về dân sự vụ, cứu trợ và thông tin tuyên truyền nhằm tranh thủ sự ủng hộ của dân chúng như Mỹ và VNCH trong cuộc chiến tranh Việt Nam 1959-1975.

      Trong lúc ấy, các đơn vị QĐQG kể cả các đơn vị bán quân sự và dân quân phe quốc gia đối với dân chúng thân mật và hiền hòa, giúp đỡ, bảo vệ họ. Nhưng những cố gắng này không đủ để bù lại những tội ác chiến tranh mà các đơn vị thuộc lực lượng viễn chinh Pháp gây ra.  Quân lính Pháp là những hung thần, không bao giờ tôn trọng các viên chức chính quyền Bảo Đại chút nào, dù là cấp xã, huyện hay tỉnh như quân sĩ Mỹ trong Chiến Tranh Việt Nam.  Vì thế nhiều quan sát viên và báo chí quốc tế dễ lầm tưởng rằng QĐQG hoàn toàn là một tổ chức tay sai hay một đám lính đánh thuê của Pháp.  Cũng chính vì thế mà nhiều binh sĩ trong QĐQG không có quyết tâm chiến đấu cao, mang nặng mặc cảm "không yêu nước."  Quân đội không thể tuyển mộ đủ số quân sĩ cần có.

II. THÀNH LẬP QLVNCH.

Khi các lực lượng quân sự quốc gia tập trung về Nam Vĩ Tuyến 17 và dành lại toàn bộ chủ quyền chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự từ tay người Pháp, nhất là tư ngày ông Ngô Đình Diệm tuyên cáo thành lập nước VNCH, quân đội VNCH được thành hình từ các đơn vị QĐQGVN là chính.

Trong 3 năm đầu, QLVNCH được tổ chức lại với các đại đơn vị cấp sư đoàn, hệ thống quân sự lãnh thổ từ tỉnh lên đến quân khu.  Bộ TổngTham Mưu với các bộ phận trực thuộc mau chóng nhận lãnh trọng trách quốc phòng.  QLVNCH được trang bị vũ khí và quân dụng Mỹ, tổ chức và huấn luyện theo khuôn mẫu và binh thuyết Mỹ.  Trong giai đoạn này, QLVNCH gặp phải một số trở ngại quan trọng như:

  1. Thiếu sĩ quan chỉ huy cấp trung đội lên đến tiểu đoàn có khả năng.  Số sĩ quan trẻ có tinh thần yêu nước, có lý tưởng không đủ để lấp chỗ trống này.
  2. Một số không ít sĩ quan nguyên là lính trong quân đội Pháp thời Pháp Thuộc được lưu lại trong QLVNCH.  Những sĩ quan này do người Pháp đào tạo, nhiều người không dễ thích ứng với tổ chức và chính sách quân sư mới, thiếu căn bản tư tưởng và khả năng lãnh đạo một cuộc chiến mà nhiều nỗ lực ngoài phạm vi quân sự thuần túy lại là yếu tố thành bại: Lòng yêu nước và tư tuởng, ý thức hệ.
  3. Các bộ tư lệnh đại đơn vị chậm làm quen với nhịệm vụ chiến lược ở quy mô lớn và phức tạp.
  4. Quân Đội không được sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng và không kết hợp chặt chẽ với ngành hành chánh, an ninh dân sự.

III. TRƯỞNG THÀNH TRONG CHIẾN TRANH

  • 1955-1961. Từ năm 1959 khi CSVN khởi động chiến tranh ở Miền Nam, QLVNCH còn đang ở tình trạng củng cố tổ chức và huấn luyện. Đến lúc này QLVNCH chỉ được trang bị vũ khí và quân dụng Mỹ dùng trong Thế Chiến II.  Các toán cố vấn quân sự Mỹ làm việc cạnh các bộ chỉ huy từ cấp trung đoàn trở lên mà nhiệm vụ chính là liên lạc, yểm trợ tổ chức, huấn luyện, tiếp vận, kỹ thuật.

  • 1961-1965.  Năm 1961, lực lượng CSVN tại Miền Nam gia tăng hoạt động du kích, lấy khủng bố làm vũ khí chính, phá hoại các cơ sở hành chính, kinh tế, giao thông, xã hội và đột kích tiêu diệt các đơn vị quân sự nhỏ.  Ngay từ lúc bắt đầu chiến tranh, CSVN đã dành nhiều nỗ lực cho mặt trận tuyên truyền bịp bợm và vu cáo đối phương.  Tình hình chính trị và tâm lý quần chúng suy đồi cộng với chiến thuật khủng bố tàn bạo có hệ thống làm cho QLVNCH chịu nhiều thiệt hại đáng kể.  Lúc ấy Hoa Kỳ bắt đầu gia tăng viện trợ, nâng số nhân viên cố vấn quân sự, gửi các đơn vị không lực yểm trợ hỏa lực và vận chuyển vào giúp cho QLVNCH.  VNCH gia tăng quân số với nguồn nhân lực mới động viên và thành lập thêm các sư đoàn các đơn vị Lực Lượng ĐăÏc Biệt, Chiến Tranh Tâm Lý, Dân Sự Vụ...
    Trong các năm kế tiếp, nguời Mỹ này càng can dự nhiều vào tình hình Việt Nam. Những bất ổn chính trị giúp cho phe CSVN nắm ưu thế ở nông thôn. Năm 1963, chương trình Ấp Chiến Lược được áp dụng, tuy gây ra những bất mãn nhưng đã ngăn chận được CSVN tại các vùng quan trọng. Theo dự định, hệ thống các ấp chiến lược với dân quân và lực lượng địa phương quân sẽ kiểm soát và bảo vệ mọi vùng dân cư, để quân chính quy có thể lưu động 100% ngoài các vùng dân cư. Dự định này có 70% khả năng thành công nếu tình hình quân sự diễn tiến như giữa năm 1963. Nhưng cuộc đảo chính 1/11/63 đã thay đổi tất cả.
    Tình hình chính trị hỗn loạn ở Miền Nam Việt Nam sau năm 1963 đã khuyến khích CSVN đổ quân vào Miền Nam. Năm 1964, QLVNCH thất trận tại nhiêù nơi, trong đó có trận Bình Giả, Đức Cơ tuy có những chiến thắng ở Plei Me, đẩy lui cuộc tấn công dữ dội ở Đồng Xoài, khiến tinh thần binh sĩ và dân chúng sa sút mạnh. CSVN có khả năng cắt đôi Miền Nam và chiếm toàn bộ nước VNCH. Mỹ đã cứu vãn tình hình bằng cách tham chiến trực tiếp với sự tham dự của một số đại đơn vị Nam Hàn, Úc, Thái Lan và các đơn vị yểm trợ nhỏ của Tân Tây Lan và Phi Luật Tân.

  • 1965-1971. Từ 1965 đến 1969, QLVNCH chịu trách nhiệm bình định các vùng dân cư, yểm trợ xây dựng nông thôn.  Các hoạt động bên ngoài do quân lực Mỹ đảm nhiệm.  Tại những vùng xung yếu, các sư đoàn Mỹ và đồng minh được trao cho các khu vực hoạt động gọi là Khu Vực Trách Nhiệm Chiến Thuật (Tactical Area of Responsibility).  Tuy nhiên các đơn vị cấp trung đoàn và tiểu đoàn vẫn thường xuyên tham dự các cuộc hành quân chung quan trọng với các đơn vị Mỹ
    Biến cố Tết Mậu Thân 1968 là một bất ngờ đối với quân lực Mỹ cũng như VNCH.  Nhưng VNCH đã dành được chiến thắng ngay trong đợt đầu.  Sau đó suốt năm 1968, QLVNCH và Mỹ đã gây tổn thất nặng nề cho quân CSVN.  Nhưng chính quyền Mỹ đã thất bại lớn trên mặt trận tuyên truyền của Cộng Sản quốc tế và phong trào phản chiến ngay tại đất Mỹ khiến chiến tranh bước vào hướng rẽ bất lợi đáng tiếc thay vì một hướng rẽ vô cùng thuận lợi.  Từ năm 1969, Hoa Kỳ áp dụng chính sách Việt Nam Hóa chiến tranh, trang bị cho QLVCH nhiều vũ khí và quân dụng tối tân hiện đại.  Quân Mỹ và đồøng minh rút dần để QLVNCH lãnh tùoàn bộ trách nhiệm quốc phòng.

  • 1970-1975. Năm 1970,QLVNCH tràn qua Cam Bốt triệt hạ các căn cứ của CSVN.  Năm 1971, QLVNCH mở cuộc hành quân cấp quân đoàn sang Lào để chứng tỏ khả năng tác chiến của mình nhưng không thành công.  Đây là lần đầu tiên QLVNCH mở một cuộc hành quân lớn theo phương thức chiến tranh quy ườc.  Bộ Chỉ Huy chiến dịch của VNCH và bộ phận yểm trợ của Hoa Kỳ có những khiếm khuyết trong việc phối hợp và điều động mặc dù tinh thần chiến đấu vô cùng anh dũng của các binh sĩ ở đơn vị cấp nhỏ.
    Mùa Hè năm 1972, CSVN tung ra các cuộc tấn công mạnh mẽ vào 3 vùng trọng yếu: Kontum, Quang Tri và An Lộc. Lực lượng CSVN bị tổn thất nặng nhưng cố chiếm giữ vài ba vùng nhỏ hẹp có dân cư để chuẩn bị giải pháp chính trị.
    Sau Hiệp Đinh Paris 27/1/1973 đặt QLVNCH vào một tình thế mới.  Toàn bộ các đại. đơn vị bị căng dãn ra rất mỏng để giữ đất vì địch quân vẫn tiếp tục tấn công ở nhiều nơi.  Hai năm sau, CSVN bỏ trống hậu phuơng đê tập trung lực lượng đánh phá VNCH.  Trong lúc ấy, Hoa Kỳ giảm dần viện trợ và những cuộc tranh luận ở Mỹ cho thấy rõ Mỹ sẽ có thể bỏ rơi VNCH.
    Những trận đánh cuối cùng của CSVN đã nhắm đúng vào các nhược điểm của VNCH.  Đó là cắt ngang Miền Trung và Cao Nguyên, gây hoảng loạn tại Quân Khu 1 và lan đến Sài Gòn, mở đường cho quân CSVN chiếm đóng toàn thể nước VNCH.
    Sau cùng, QLVNCH đã bại trận trong lúc còn có sức chiến đấu sau hơn 20 năm từ lúc xây dựng trên một quân đội quốc gia còn thô sơ rời rạc qua giai đoạn vừa trường thành vừa chiến đấu.

IV. NGƯỜI LÍNH VNCH

  • a) Đời Sống Vật Chất
    Binh sĩ QLVNCH được trả lương thấp nhất so với quân đội của tất cả các nước đồng minh của Hoa Kỳ.  Vào cuối thập niên 1950, lúc lương (không tính tiền ăn) của Binh II Mỹ là US$ 75 thì lương Binh II VNCH là khoảng US$ 14 (tương đuơng VN$ 516 hay bằng 60% lương lao động thấp nhất).  Số lương tháng của một binh II không đủ để nuôi vợ, nếu có con thì càng thiếu thốn.  Do đó gia đình không thể sống xa họ mà bằng mọi cách sống gần hay trong doanh trại, nhiều khi theo đến tận nơi căn cứ hành quân.
    Đơn vị nào cũng có gánh nặng gia đình binh sĩ gây trở ngại lớn cho việc điều động binh sĩ.  Quân đội có nhiêù cố gắng giúp đỡ việc lập các cư xá cho gia đình binh sĩ với tiện nghi y tế, giáo dục, cửa hàng Quân Tiếp Vụ (Post Exchange)... có kết quả tốt.  Từ khi các tướng lãnh lên cầm quyền năm 1965, lương quân nhân được tăng.  Nhưng những lợi điểm này bị giới hạn nhiều khi chiến tranh gia tăng cường độ và kinh tế khó khăn khiến mức sống của binh sĩ thắp hơn nhiều so với người lao động tay chân ngoài quân đội hưởng lương thấp nhất.
  • b) Đời Sống Tinh Thần.
    Người lính VNCH không bị khép vào khuôn khổ chặt chẽ đến độ vô nhân đạo và bị nhồi sọ bằng tuyên truyền bịa đặt như quân đội khối Cộng.  Họ được hưởng một chế độ kỷ luật tuơng đối dân chủ, không bi cấp trên áp bức.  Họ đã chiến đấu gian khổ lâu dài hơn bất cứ quân đội nàokhác từ 1959 truớc khi Mỹ tham chiến và tới năm 1975, hai năm sau khi Mỹ rút lui.  Họ không được dư luận Mỹ và thế giới tự do đánh giá đúng mà còn gần như bị bỏ quên hoặc xúc phạm.
    Là quân nhân dưới một chế độ tự do, họ được tự do tiếp cận với các nguồn thông tin quốc tế và quốc nội, nhất là một trong mười người lính có máy thu thanh bỏ túi bên mình và được nghe mọi nguồn thông tin quốc tế cũng như trong nước.  Do đó họ dễ bị ảnh hưởng tinh thần nặng nề vì dư luận phản chiến và vì những tin tức bất lợi mà quân đội không thể che dấu họ.
    Một lời đồn đại vô lý, không có căn cứ nhưng loan truyển đúng lúc đúng chỗ có thể gây nhiều hoang mang tai hại.  Đó là một trong những cái giá chung mà VNCH phải trả để có tự do và dân chủ.

  • c) Tinh Thần Chiến Đấu.
    Tuy đời sống vật chất eo hẹp và công vụ gian khổ, luôn bị ảnh hưởng bởi nhưng dư luận ác ý, người lính Miền Nam vẫn có một tinh thần chiến đấu đáng kể.  QLVNCH không thiếu những gương anh hùng sáng chói không thua kém bất cứ quân đội nào trên thế giới kể cả những người vợ lính cùng tham gia chiến đấu với chồng con hoặc chỉ huy thay chồng điều chỉnh hỏa lực yểm trợ diệt địch cứu đồn trại.
    Trong hoàn cảnh nguy nan nhất họ vẫn chiến đấu can đảm như trong các trận tổng công kích 1968, 1972.  Ngay cả khi hoàn toàn tuyệt vọng vì Hoa Kỳ ngưng viện trợ quân dụng và vũ khí, nhiều đơn vị vẫn chiến đấu đến phút cuối.  Hơn 5.000 tân binh quân dịch chưa được huấn luyện ở Trung Tâm Tuyển Mộ và Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung sáng sớm ngày 30/4/1975 còn hăng hái chiến đấu hạ được 5 chiến xa CSVN ngay trước khi có lệnh đầu hàng.  Chỉ vì thiếu ngân sách tuyên truyền và vì khuynh hướng thiên vị của một số trong giới truyền thông, những gương hy sinh và anh hùng ấy đã không được truyền đi rộng rãi trên thế giới.

(Xem tiếp Phần 2)